Nghĩa của dịch chảy ra từ âm đạo qua thời gian xuất hiện

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn công ty cổ phần chăn nuôi ánh dương, huyện hòa an, tỉnh cao bằng (Trang 37 - 48)

Thời gian xuất hiện dịch Ý nghĩa

1 - 4 ngày sau khi đẻ Bình thường

>5 ngày sau khi đẻ Viêm

Khi phối Bình thường

>5 ngày sau khi phối Bình thường 14 - 21 ngày sau khi phối giống Viêm

Trong khi mang thai Viêm

* Triệu chứng

Theo Nguyễn Văn Thanh (2010) [20], khi lợn nái bị viêm tử cung: thân nhiệt, tần số hấp đều tăng. Lợn bị sốt theo quy luật: sáng sốt nhẹ 39 - 39,5⁰C, chiều sốt cao 40 - 41 ⁰C. Con vật ăn kém, sản lượng sữa giảm, có khi con vật

cong lưng rặn như rặn đái. Từ cơ quan sinh dục chảy ra niêm dịch nhiều lợn cợn, mùi hơi tanh, có màu trắng đục, hồng hay nâu đỏ. Khi nằm lượng niêm dịch chảy ra nhiều hơn. Trong trường hợp thai chết lưu âm đạo sưng tấy, đỏ, có chứa dịch tiết màu vàng sẫm, nâu có mùi hơi thối. Xung quanh âm hộ và gốc đi có dính bết niêm dịch, có khi niêm dịch khơ đóng thành vẩy trắng, lợn nái mệt mỏi đi lại khó khăn.

Theo Lê Minh và cs. (2017) [13], tùy thuộc vào mức độ tổn thương, loại vi khuẩn, mức độ phát triển và hoạt động của vi khuẩn, sự rối loạn chức năng sinh lý và nội tiết tử cung mà tử cung có biểu hiện các triệu chứng lâm sàng khác nhau.

* Hậu quả

Theo Trần Tiến Dũng và cs. (2002) [4]; Trần Thị Dân (2004) [2], khi lợn nái bị viêm tử cung sẽ dẫn tới một số hậu quả chính sau:

Khi lợn bị viêm tử cung dễ dẫn đến sảy thai, lớp cơ trơn ở thành tử cung có đặc tính co thắt. Khi mang thai, sự co thắt của cơ tử cung giảm đi dưới tác dụng của progesterone, nhờ vậy phơi có thể bám chặt vào tử cung. Khi tử cung bị viêm cấp tính do nhiễm trùng, tế bào lớp nội mạc tử cung tiết nhiều prostaglandin F2α (PGF2α), PGF2α gây phân huỷ thể vàng ở buồng trứng bằng cách bám vào tế bào của thể vàng để làm chết tế bào và gây co mạch hoặc thoái hoá các mao quản ở thể vàng nên giảm lưu lượng máu đi đến thể vàng. Thể vàng bị phá huỷ, khơng tiết progesterone nữa, do đó hàm lượng progesterone trong máu sẽ giảm, làm cho tính trương lực co của cơ tử cung tăng nên, gia súc cái có chửa dễ bị sảy thai.

Lợn mẹ bị viêm tử cung bào thai cũng phát triển kém hoặc thai chết lưu. Sau khi sinh con lượng sữa giảm hoặc mất hẳn nên lợn con trong giai đoạn theo mẹ thường bị tiêu chảy.

Theo Trần Thị Dân (2004) [2], lợn nái bị viêm tử cung mãn tính sẽ khơng có khả năng động dục trở lại. Tỷ lệ phối giống không đạt tăng lên ở đàn lợn nái viêm tử cung sau khi sinh đẻ. Hiện tượng viêm tử cung âm ỉ kéo dài từ lứa đẻ trước đến lứa đẻ sau là nguyên nhân làm giảm độ mắn đẻ.

* Biện pháp phòng trị

- Phòng bệnh

Theo Nguyễn Tài Năng và cs. (2016)[15], vệ sinh chuồng trại sạch sẽ một tuần trước khi lợn đẻ, rắc vôi bột hoặc nước vơi 20% sau đó rửa sạch bằng nước thường, tắm cho lợn trước khi đẻ, vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục và bầu vú.

Theo Lê Văn Năm (1999) [14], trong khi đỡ đẻ bằng tay phải sát trùng kĩ bằng cồn, xoa trơn tay bằng vaseline hoặc dầu lạc.

Cho lợn nái chửa thường xuyên vận động, đảm bảo ăn uống đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ. Kiểm tra nghiêm ngặt dụng cụ dẫn tinh đúng quy định và không để nhiễm khuẩn.

Không sử dụng lợn đực bị nhiễm khuẩn đường sinh dục để nhảy trực tiếp hoặc lấy tinh.

Phòng bệnh truyền nhiễm Leptospirosis, Brucellosis... bằng cách dùng

vắc-xin đúng quy định, đúng thời gian cho đàn lợn sinh sản tránh những trường hợp bị sốt đột ngột gây sẩy thai.

- Điều trị

Tử cung có liên quan mật thiết với các cơ quan khác, trong đó có hệ thần kinh - thể dịch. Bởi vậy, điều trị bệnh viêm tử cung bao gồm điều trị cục bộ và điều trị toàn thân (Lê Văn Năm, 1999) [14]. Điều trị cục bộ bằng cách thụt rửa tử cung bằng các dung dịch muối 0,9%; rivanol 0,1%; sau đó thụt bằng một trong các loại kháng sinh sau: penicillin, streptomycin, tetramycin,... Điều trị tồn thân

có thể dùng một trong các loại kháng sinh tổng hợp như sau: ampisep, aenorfcoli, gentamycin, ampicillin,... kết hợp với thuốc trợ lực như: vitamin C, B. complex. Theo Nguyễn Văn Điền (2017) [31], đối với lợn nái bị viêm nhẹ, điều trị bằng cách đặt viên thuốc kháng sinh oxytetracylin vào âm đạo từ 5 - 7 ngày. Tiêm amoxi 15% 3 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 48 giờ. Thuốc oxytetracylin được bào chế ở dạng viêm có kết quả điều trị khỏi cao.

2.2.4.2. Không đậu thai và lên giống lại (Lốc)

Theo trang web Heo.com.vn [33]: "Sau cai sữa, nái lên giống được đưa vào phối nhưng không mang thai và chúng lên giống lại. Có 3 lý do chính khiến lợn lên giống lại: từ thời điểm phối lợn khơng thụ thai; chưa hồn thành việc giao phối; thời kì đầu trứng thụ thai khơng phát triển.

* Nguyên nhân

- Từ con đực

+ Lợn đực yếu, khơng khỏe dẫn tới tình trạng khơng thụ thai.

+ Đực mắc bệnh hoặc đang dần khôi phục, thời tiết quá nóng... Ảnh hưởng chất lượng tinh.

+ Sử dụng con đực với tần số quá cao.

- Từ con cái

+ Nái lên giống lại khoảng thời gian 18 - 22 ngày sau phối thì ngồi ngun nhân do bệnh cịn do các nguyên nhất khác.

+ Trường hợp lên giống lại từ 24 - 38 ngày thì nguyên nhân đa số là do dịch bệnh.

- Nguyên nhân ngoài dịch bệnh

+ Nái khơng được kích thích đầy đủ trong quá trình lên giống.

+ Từ khi ni con đến khi lên giống, thể trạng nái khơng được duy trì phù hợp. + 2 tuần đầu sau khi phối, nái bị stress do nhiệt độ.

+ Trạng thái tử cung không ổn định hoặc quá trình hình thành thai gặp sự cố có thể dẫn đến tình trạng khơng thụ thai. Nái cần có cảm giác an tồn.

+ Từ con người: Để nái thụ thai, người quản lý, kỹ thuật khi phối giống không được vội vàng, phải được chuẩn bị đầy đủ về kỹ thuật và thiết bị.

2.2.4.3. Sảy thai

Nếu tỷ lệ sảy thai quá 3% tổng đàn trong tháng cần kiểm tra tổng thể: nhiệt độ, bệnh truyền nhiễm hay có nguyên nhân gây stress...

Kiểm tra lợn nái:

- Nếu kèm sốt, nhợt nhạt, yếu: Loại - Nếu nái bình thường:

+ Tiêm kháng sinh (như khi lợn đẻ). + Theo dõi lên giống, phối lại.

Nếu không đậu thai hoặc đậu thai và bị sảy thai tiếp thì loại nái đó.

* Ngun nhân

Chia làm hai dạng: Lây nhiễm và không lây nhiễm.

- Nguyên nhân lây nhiễm là các bệnh như viêm não Nhật Bản, Parvovirus, giả dại, PRRS, cúm heo, Circovirus type 2, dịch tả, đóng dấu son, Lepto...

- Nguyên nhân không lây nhiễm là các loại stress; vận động quá mạnh, bị đánh đập; yếu chân; mơi trường ni khơng phù hợp; ít được tiếp xúc với lợn đực; tác dụng phụ của vắc-xin; cám nhiễm nấm mốc; nhiệt độ phịng q lạnh, gió lùa; dinh dưỡng kém; chuồng tối; ngộ độc….

* Biểu hiện

- Sảy thai xảy ra vào thai kỳ I và đầu thai kỳ II: Ra nhiều dịch, máu ở âm đạo. Bào thai chết trở thành dị vật và bị đẩy ra khỏi tử cung mẹ, thai thường có hình hài hoặc khơng có hình hài bào thai.

- Sảy thai xảy ra vào thai kỳ II:Có biểu hiện rặn nhẹ, kiểm tra âm đạo thấy cổ tử cung hơi mở, niêm dịch lỗng với dịch thai chảy ra ngồi; nếu bị lưu thai hay thai bị thối rữa thì có thể gây tình trạng viêm tử cung, bại huyết... Ảnh hưởng đến gia súc mẹ sau này. Thỉnh thoảng gây hiện tượng vơ sinh hay con mẹ bị chết.

* Phịng sảy thai

- Chọn lựa nuôi những gia súc giống không mắc một sô bệnh truyền nhiễm như: Brucellosis, Vibrrisois hoặc bệnh ký sinh trùng đường sinh dục.

- Thực hiện đúng và nghiêm chỉnh các quy tình kỹ thuật trong thức ăn, quản lý, chế độ sử dụng và khai thác.

- Thực hiện đầy đủ các quy trình kỹ thuật khi lấy tinh dịch, mơi trường pha chế tinh dịch, khi phối giống bằng thụ tinh nhân tạo hay nhẩy trực tiếp.

- Áp dụng những biện pháp để phòng hiện tượng bệnh lý cơ quan sinh dục khi có thai, khi sinh đẻ và khi đẻ xong.

- Với tất cả các dạng sảy thai, khi bào thai đã chết, tử cung đã mở (tự nhiên hay can thiệp) thì cần kịp thời áp dụng mọi biện pháp đưa thai ra khỏi tử cung mẹ.

- Kiểm tra thức ăn xem có hơi mốc và đảm bảo chất lượng hay khơng để loại bỏ và cân đối lại thành phần và giá trị dinh dưỡng.

- Nếu thức ăn bị nhiễm độc tố aflatoxin phải loại bỏ ngay; vì dễ gây ra triệu chứng thần kinh, tiêu hóa ảnh hưởng đến sức khỏe lợn nái.

- Hạn chế nhiệt độ cao bên ngồi ảnh hưởng đến lợn khi có thai. - Khơng nhốt lợn nái mang thai chung với các loại lợn khác.

- Tuyệt đối tránh hiện tượng làm tổn thương, làm thủng hay rách cơ quan sinh dục, tránh để thai bị thối rữa, bị phân giải trong tử cung ảnh hưởng rất lớn đến cơ quan sinh dục, đến cơ thể mẹ nói chung và sinh sản về sau của gia súc.

* Điều trị

Không điều trị. Khi nái sảy thai, ta dùng các thuốc kháng sinh để tránh tình trạng kế phát sang các bệnh khác.

2.2.4.4. Viêm khớp

- Có thể do chăm sóc ni dưỡng kém, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, thức ăn cung cấp cho nái thiếu can-xi, phốt-pho hoặc có cung cấp nhưng tỷ lệ Ca/P không cân đối.

- Do thiếu vitamin D: gây rối loạn trong việc trao đổi và hấp thụ can-xi, phốt-pho trong máu, làm xương biến dạng, chân cong, khớp xương bị sưng làm cho nái không đi được.

- Do nhiễm trùng chỗ tiếp giáp giữa móng và bàn chân. - Do viêm khớp, viêm bao khớp, viêm gân.

* Triệu chứng

- Ăn ít hoặc bỏ ăn. Có thể sốt..

- Lúc đầu, lợn nằm một chỗ, lười vận động, đi lại khập khiễng.

- Đau chân và lợn kêu la khi ta động vào chân; sau nặng dần dẫn đến què. - Một hoặc vài khớp có thể bị tổn thương. Các khớp chân trước và sau, mắt cá chân thường sưng phồng lên.

* Phịng bệnh

Để khắc phục tình trạng trên, trong suốt thời gian mang thai, thức ăn của nái hàng ngày phải được bổ sung can-xi, phốt-pho hoặc premix khoáng. Cần chú ý tránh làm tổn thương chân lợn khi dọn dẹp vệ sinh ô chuồng hàng ngày.

* Điều trị

- Phác đồ 1:

+ Tiêm Anagin-C cho lợn để giảm đau, hạ sốt, tăng sức đề kháng. + Sử dụng một trong các loại kháng sinh sau: gentamycin, genta-tylo. + Sử dụng dịch truyền calcium gluconate truyền tĩnh mạch cho lợn. + Tiêm bổ sung vitamin A, D, E, B-comlex trộn vào thức ăn cho lợn. + Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại hàng ngày, loại bỏ dị vật sắc cạnh trong khu vực chuồng nuôi, lồng nhốt lợn.

+ Cung cấp đầy đủ thức ăn đúng khẩu phần. - Phác đồ 2:

+ Tiêm dexamethasone hoặc diclofenac cho lợn để giảm viêm.

+ Sử dụng một trong các loại kháng sinh sau: gentamycin, genta-tylo. + Sử dụng dịch truyền calcium gluconate truyền tĩnh mạch cho lợn. + Bổ sung vitamin A, D, E, B-comlex trộn vào thức ăn cho lợn.

+ Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại hàng ngày, loại bỏ dị vật sắc cạnh trong khu vực chuồng nuôi, lồng nhốt lợn.

+ Liều lượng theo hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc. + Cung cấp đầy đủ thức ăn đúng khẩu phần.

2.3. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngồi nước

2.3.1. Tình hình các nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, một số nhà khoa học thú y đã có những nghiên cứu tổng kết về bệnh sinh sản trên đàn lợn nái. Bệnh sinh sản có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái, nó khơng chỉ làm giảm sức sinh sản của lợn nái mà cịn có thể làm cho nái mất khả năng sinh sản, chậm sinh hay làm giảm khả năng sống sót của lợn con.

Tác giả Trần Tiến Dũng và cs. (2002) [4] cho biết: Khi gia súc bị bệnh viêm tử cung ở thể viêm cơ, viêm tương mạc thì khơng nên tiến hành thụt rửa bằng các chất sát trùng với thể tích lớn. Vì khi bị tổn thương nặng, cơ tử cung co bóp yếu, các chất bẩn khơng được đẩy ra ngồi, lưu trong đó làm cho bệnh nặng thêm. Các tác giả đề nghị nên dùng oxytocin kết hợp PGF2α hoặc kết hợp với kháng sinh điều trị toàn thân và cục bộ.

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (2002) [11], thì bệnh viêm tử cung do vi khuẩn

Streptococcus và Colibacilus nhiễm qua cuống rốn của lợn con sang lợn mẹ do

đẻ khó, sát nhau, sảy thai hay qua dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây xây xát tạo các ổ viêm nhiễm trong tử cung, âm đạo.

Nguyễn Văn Thanh (2003) [21], tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung ở đàn lợn nái ngoại hướng nạc đang được nuôi tại các địa phương vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng là tương đối cao (7,1%) và có sự khác nhau giữa các địa phương. Bệnh viêm tử cung thường tập trung ở những lợn nái mới đẻ lứa đầu và những lợn nái đã đẻ nhiều lứa.

Theo Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ (2004) [12] cho rằng: Lợn nái sau khi sinh có chứng viêm tử cung chiếm tỷ lệ 42,4%. Viêm tử cung trên nhóm thuần chiếm 25,48%; trên nhóm lai chiếm 50,48%. Viêm tử cung xảy ra cao nhất là lứa 1 và lứa 2. Tỷ lệ chậm động dục ở nhóm lợn bị viêm tử cung cao nhiều hơn so với nhóm lợn khơng bị viêm tử cung.

Theo Nguyễn Văn Thanh và cs. (2015) [22], bệnh sinh sản có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái, nó khơng chỉ làm giảm sức sinh sản của lợn nái mà cịn có thể làm cho nái mất khả năng sinh sản, chậm sinh trưởng hay làm giảm khả năng sống sót của lợn con.

Khảo sát tình hình viêm nhiễm đường sinh dục lợn nái sau khi sinh và hiệu quả điều trị của một số loại kháng sinh trên 143 lợn nái sau khi sinh, Trần Ngọc Bích và cs. (2016) [1] đã phát hiện 106 con tiết dịch nghi viêm đường sinh dục, chiếm tỉ lệ 74,13%.

2.3.2. Tình hình các nghiên cứu ngồi nước

Hiện nay, ngành chăn nuôi lợn trên thế giới đang rất phát triển. Các nước không ngừng đầu tư cải tạo chất lượng đàn giống và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi. Tuy nhiên, vấn đề hạn chế bệnh sinh sản là một vấn đề tất yếu cần phải giải quyết, đặc biệt là bệnh viêm đường sinh dục. Đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về bệnh viêm đường sinh dục và đã đưa ra các kết luận giúp cho người chăn nuôi lợn nái sinh sản hạn chế được bệnh này. Tuy vậy, tỷ lệ mắc bệnh viêm đường sinh dục trên đàn lợn nái sinh sản vẫn rất cao.

Theo Urban V.P. và cs. (1983) [30], các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung có nguồn gốc từ nước tiểu, các tác giả đã phân lập vi khuẩn từ mẫu nước tiểu lợn nái sắp sinh thường có chứa các vi khuẩn E. coli, Staphylococcus aureus, Streptococcus spp.

Tuy nhiên, các nghiên cứu của các tác giả khác lại ghi nhận các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung là các vi khuẩn cơ hội thuộc nhóm vi sinh vật hiếu khí có mặt ở nền chuồng, lúc lợn nái sinh cổ tử cung mở, vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Do đó, theo Smith B.B. (1995) [28], Taylor D.J. (1995) [29], tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng sau khi sinh. Khi mổ khám những lợn vô sinh, các tác giả đã xác định được nguyên nhân do cơ quan sinh sản là 52,5%; lợn nái đẻ

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn công ty cổ phần chăn nuôi ánh dương, huyện hòa an, tỉnh cao bằng (Trang 37 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)