Một số cơng trình phân tích dạng Se ở Việt Nam và trên Thế Giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định một số dạng selen bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao ghép nối khối phổ nguồn plasma cảm ứng cao tần (HPLC ICP MS) (Trang 37 - 38)

1.1 .Tổng quan về selen

1.4. Một số cơng trình phân tích dạng Se ở Việt Nam và trên Thế Giới

Trong những năm đầu thế kỷ 20, có nhiều thơng báo về tác hại của các hợp chất của selen đối với sức khoẻ con người và động vật. Việc phát hiện ra selen là nguyên nhân chính gây bệnh kiềm ở động vật ăn cỏ đã khẳng định thêm độc tính cao của selen. Súc vật ăn cỏ có chứa selen ở nồng độ cao có thể bị què, hay cá biệt có những trường hợp bị tử vong.

Đặc tính sinh học của selen chỉ được chú ý do độc tính cao của nó. Selen chính là nguyên nhân gây què và tử vong các động vật ăn cỏ sống ở vùng DakotSe và Wyomine (Franke, 1834). Một số các triệu chứng điển hình ở ngựa được Nadison và những người khác (1860) miêu tả như rụng lơng đi, lơng bờm, phù xương móng dẫn đến viêm móng và rụng móng[12].

Tiếp theo đó, một loạt các cơng trình khoa học nghiên cứu một cách đầy đủ các tác dụng của selen trên cơ thể con người và động vật được tiến hành. Đến năm 1960, người ta đã chính thức thừa nhận các tác dụng có lợi của selen, coi nó là một nguyên tố vi lượng thiết yếu cho người và động vật. Ngoài ra, người ta cũng nghiên cứu hiệu quả của selen trong phòng ngừa và điều trị một số bệnh như ung thư, tim mạch, lão hố...[66,67].

Đến ngày nay phân tích dạng selen đã phát triển lên những tầm cao mới cả về phương pháp lẫn khả năng phát hiện lượng vết dạng selen. Trên thế giới có nhiều cơng trình nghiên cứu dạng selen liên quan đến thực phẩm giàu selen, một số loại thuốc, nấm men, rong biển và hạt cây. Điển hình như S.S. Kannamkumarath và CCS đã định lượng các dạng selen trong một số loại hạt(2002)[61], P. Moreno và CCS đã nghiên cứu thành công dạng selen trong mẫu sinh học(2003)[52], NicholSe V.C. Ralston và CCS(2010)[47] cùng E. G. Da Silva và CCS(2013) đã có bài đăng về phân

tích dạng selen sử dụng kỹ thuật ghép nối HPLC-ICP-MS[22]. Cùng phương pháp này M. Tie và CCS đã có nghiên cứu phân tích dạng Se trong nấm[46].

Tại Việt Nam đã có nhiều tác giả nghiên cứu về đặc tính điện hố, đặc tính quang hố của các dạng selen. Điển hình như Lê Thị Duyên đã có nghiên cứu định dạng selen bằng phương pháp von-ampe hoà tan sử dụng điện cực HMDE(2012)[2], Nguyễn Thị Thúy Hằng có đề tài phân tích dạng selen trong nước ngầm bằng phương pháp động học xúc tác trắc quang(2011),…[4]

Từ những khía cạnh có lợi của selen , người ta đã ứng dụng và sản xuất các loại thuốc chữa bệnh có chứa selen. Điển hình trên thị trường hiện nay có các loại thuốc chứa Selen điều chế từ Selen hữu cơ có trong nấm men: Belaf, Youngton, Saylom, Binacle, Cigelton, Colaf, Neoselen, Selazn, Centrum,…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định một số dạng selen bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao ghép nối khối phổ nguồn plasma cảm ứng cao tần (HPLC ICP MS) (Trang 37 - 38)