5. Cấu trúc luận văn
3.1.1 Hiện trạng khách du lịch
* Số lƣợng khách
Hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Xuân Sơn đang trong giai đoạn xây dựng và thiết lập dần các tua cũng như đang xây dựng các dịch vụ du lịch. Tuy nhiên trong những năm qua lượng khách đến với Xuân Sơn ngày càng tăng lên, tập trung vào các tháng mùa hè.
Số lượng khách tham quan ngày càng tăng. Biểu đồ hình 3.1 cho thấy từ năm 2005 đến năm 2010 tổng số khách đến VQG Xuân Sơn là 26 984 lượt. Trong vòng 6 năm, số lượng khách tăng gấp 7,5 lần, trung bình mỗi năm tăng thêm 1083 lượt khách. 7500 6120 5700 3610 3054 1000 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Năm (Lƣợt khách)
Hình 3.1. Số lƣợt khách du lịch đến tham quan VQG Xuân Sơn
(Nguồn: Phòng hợp tác quốc tế và du lịch sinh thái VQG Xuân Sơn)
61
Mặc dù số lượng khách đến Xuân Sơn tăng lên nhưng nhìn chung so với các VQG khác như Tam Đảo, Ba Vì, Ba Bể ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ thì con số này cịn quá nhỏ bé. Thậm chí so với tổng lượng khách du lịch đến Phú Thọ (hơn 5 triệu lượt khách năm 2010), tỉ lệ khách đến VQG Xuân Sơn là không đáng kể. Điều này chứng tỏ VQGXS hiện nay vẫn chưa nằm trong các tua, các tuyến du lịch của chương trình ‘‘Du lịch về cội nguồn’’ - sản phẩm liên kết du lịch của 3 tỉnh
Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai. Bởi vì chương trình này đã bước sang năm thứ 6 nhưng các điểm nhấn trong hành trình „„Du lịch về nguồn‟‟ tại Phú Thọ suốt thời gian qua chỉ tập trung khai thác sản phẩm du lịch chủ đạo là du lịch lễ hội, du lịch tâm linh hướng về nguồn cội. Khách du lịch chỉ biết đến Phú Thọ với lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và tham quan khu di tích đền Hùng. Cái tên “Xuân Sơn” dường như còn khá mới mẻ, xa lạ với du khách .
Nhìn ra được thực trạng đó, một vài năm gần đây ngành du lịch Phú thọ đã đặt mục tiêu phải đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Ngoài sản phẩm du lịch đặc trưng làm nên thương hiệu của du lịch Phú Thọ là du lịch tâm linh hướng về nguồn cội, Phú Thọ sẽ phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng để giữ chân khách du lịch ở lại Phú Thọ lâu hơn. Tuyến du lịch đến Vườn quốc gia Xuân Sơn được hình thành và bước đầu khai thác. Do vậy, trong tương lai gần, số lượng khách đến Xuân Sơn chắc chắn sẽ tăng lên đáng kể.
* Lƣợng khách theo thời vụ
Trong du lịch, tính thời vụ là đặc điểm gây rất nhiều khó khăn cho việc quản lý. Muốn nâng cao hiệu quả quản lý cần xác định được các nhân tố quyết định tính thời vụ. Việc xác định nhân tố ảnh hưởng đến tính thời vụ có thể được coi là một trong những biện pháp tìm ra nguyên nhân khách tập trung quá đông vào một số thời điểm trong năm. Trên cơ sở đó có biện pháp kéo dài mùa vụ kinh doanh du lịch bằng cách tổ chức thêm các hoạt động du lịch phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, góp phần điều tiết lượng khách, sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác tốt nguồn tài nguyên thiên nhiên của khu vực.
Đối với VQG Xuân Sơn, yếu tố mùa vụ không ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động du lịch. Điều kiện khí hậu ở đây tuy có một số hạn chế nhưng rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch bốn mùa.
62
Theo kết quả đánh giá đìều kiện tự nhiên cho các hoạt động du lịch thì mùa đơng và mùa xn (từ tháng 10 đến tháng 4) là thời kì có khí hậu rất thuận lợi cho các hoạt động du lịch đặc biệt là các tháng 2,3,11 và 12. Tuy vậy, do đặc thù về chế độ nghỉ của nước ta nên thời điểm khách tập trung đông vẫn là các tháng mùa hè, đặc biệt là vào tháng 7 và tháng 8 mặc dù vào thời điểm này thời tiết có nhiều hạn chế với hoạt động du lịch: ẩm ướt, có nhiều các hiện tượng cực đoan như mưa dơng, mưa lũ…
Tại VQG Xuân Sơn, lượng khách đến tham quan trong mùa hè (tức là từ tháng 3 đến tháng 8) chiếm tới 80% tổng lượng khách cả năm. Khách thường tập trung đông vào các ngày nghỉ cuối tuần (thứ 7 và chủ nhật). Tuy nhiên, vào các tháng khác vẫn rải rác có khách đến thăm nhất là vào các dịp lễ tết (Ngày quốc khánh 2/9, Tết Dương lịch, các ngày kỉ niệm 20/10, 22/12). Kết quả khảo sát cho thấy có khoảng 80% số khách du lịch đến vào các ngày này.
Số lượng khách tham quan trong ngày chiếm tỉ lệ cao (>80%), thời gian lưu trú ngắn. Lượng khách lưu trú qua đêm rất ít chiếm 10% tổng lượng khách tới tham quan cả năm. Đây chủ yếu là khách của Ban quản lí VQG. Thời gian lưu trú thường khơng q 2 ngày
* Nguồn khách
Năm 2010 có 7500 lượt khách trong đó 92,1% là khách nội địa, chỉ có 6,9% khách nước ngòai.
Khách nội địa cũng chủ yếu là khách trong tỉnh Phú Thọ (70%). Còn lại là Hà Nội (20%), các tỉnh khác (10%)
Khách nước ngoài đa phần đến từ Oxtraylia, Đan Mạch (do có dự án tại VQG). Các nước khác có số lượng ít.
* Thành phần khách
- Khách trong nước
Khách du lịch là học sinh, sinh viên của các trường đại học, phổ thông tại Phú Thọ và Hà Nội chiếm tỉ lệ cao (40.5%). Loại khách này thường đi theo nhóm lớn từ 30 đến 50 người, có khi tới 100 người. Thời gian tập trung vào ngày lễ, ngày nghỉ cuối tuần, các đợt thực tập hoặc sau khi thi.
63
40.5% 19.3%
3.8%
36.4%
Công nhân, viên chức Học sinh, sinh viên Nghiên cứu khoa học Thành phần khác
Hình 3.2. Thành phần khách du lịch trong nƣớc theo nghề nghiệp
(Nguồn: Phòng hợp tác quốc tế và du lịch sinh thái VQG Xuân Sơn)
Đối tượng khách là công nhân, viên chức, cán bộ nghỉ hưu thường đi theo nhóm nhỏ từ 20 - 30 người. Lượng khách này chiếm 36.4% số khách đến thăm vườn sau thành phần học sinh, sinh viên. Mục đích chuyến đi của họ là nghỉ ngơi, giải trí và thốt khỏi mơi trường làm việc căng thẳng hàng ngày ở công sở.
Khách du lịch là những nhà nghiên cứu về sinh học, du lịch, môi trường và quản lý… thường đi theo nhóm nhỏ từ 1 đến 5 người chiếm tỉ lệ 19,3% số khách đến thăm vườn. Họ đi vào thời gian bất kì trong năm và thời gian lưu trú không cố định.
Khách du lịch tự do thường đi theo nhóm từ 5 đến 10 người với các loại xe nhỏ, xe máy.
- Khách nước ngoài
Khách du lịch chuyên đề gồm các chuyên gia nghiên cứu về đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng nhiệt đới, hệ động thực vật; về cơng tác quản lí và bảo tồn… Thời gian lưu trú lâu và vào nhiều thời điểm trong năm.
Khách du lịch tự nhiên thuần túy đến tìm hiểu thiên nhiên và bản sắc văn hóa các dân tộc. Đối tượng này thường đến vào các mùa du lịch.
Tóm lại, thành phần khách du lịch tại VQGXS rất đa dạng, mỗi loại khách có mục đích khác nhau. Dựa vào số liệu thống kê có thể định hướng xây dựng tổ chức
64
không gian và thiết kế hoạt động du lịch sinh thái cho phù hợp với nhu cầu khách cũng như cân đối với khả năng cung ứng của vườn.
Đa phần khách du lịch là học sinh, sinh viên và cán bộ viên chức, mục đích của họ là tham quan và nghỉ ngơi giải trí. Vì vậy nên định hướng tổ chức các khu vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng phục vụ nhu cầu của du khách. Mặt khác, lượng khách này thường lớn và có mục đích, nhu cầu cụ thể. Do đó khu du lịch nên có thơng tin để phục vụ kịp thời trong khâu quản lí.