5. Cấu trúc luận văn
2.3. Điều kiện kinh tế xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn
2.3.1. Đặc điểm dân cư, dân tộc
49
Dân cư trong VQG Xuân Sơn không đông, sống tập trung thành các xóm nên thuận lợi cho việc quản lý. Trong VQG Xuân Sơn có tổng số 2730 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 1139 (tính đến tháng 9/2009). Dân cư sống tập trung thành 10 xóm, thuộc 4 xã bao gồm: Cỏi, Lấp, Dù, Lạng, Lùng Mằng (xã Xuân Sơn), Thân (xã Đồng Sơn), Nước Thang (xã Xuân Đài), Xoan, Tân Ong, Hạ Bằng (xã Kim Thượng). Các xã này phân bố chủ yếu dưới chân các dãy núi đá vôi và núi đất, ở độ cao 200 – 400m so với mực nước biển, tập trung ở phía đơng, một phần phía bắc và nam của VQG. Nguồn lao động ở đây tương đối trẻ nhưng trình độ học vấn thấp nên hiện nay phải đi tìm kiếm việc làm ở nơi khác.
Trong VQG Xuân Sơn có 3 dân tộc sinh sống. Trong đó, dân tộc Dao chiếm tỉ lệ lớn nhất (65,42%), dân tộc Mường chiếm 34,43%, người Kinh chiếm tỉ lệ không đáng kể.
Bảng 2.4. Dân số - dân tộc trong VQG Xuân Sơn năm 2009 [43] Xã/Xóm Số hộ Số dân (ngƣời) Thành phần dân tộc (%) Dao Mƣờng Kinh Xã Xuân Sơn 218 1076 54,55 45,07 0,37 Xóm Lạng 62 278 100 Xóm Dù 37 175 81,71 18,29 Xóm Cỏi 64 341 98,83 1,17 Xóm Lấp 35 175 100 Xóm Lùng Mằng 20 107 100 Xã Kim Thƣợng 121 718 100 Xóm Xoan 35 297 100 Xóm Tân Ong 26 149 100 Xóm Hạ Bằng 60 362 100 Xã Xuân Đài 94 455 100 Xóm Nước Thang 94 455 100 Xã Đồng Sơn 89 481 100 Xóm Thân 89 481 100 Tổng cộng 522 2730 65,42 34,43 0,15
50
Đời sống xã hội của dân cư cịn gặp nhiều khó khăn. Hoạt động kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên rừng và canh tác nông nghiệp lạc hậu
Theo kết quả của cuộc điều tra dân số và nhà ở trước năm 2002 (khi VQG cịn là Khu bảo tồn) thì tồn bộ các hộ gia đình trong VQG được xếp vào hộ nghèo đói. Thu nhập bình qn các hộ chưa đạt 700.000 đồng/năm. Điều kiện sinh hoạt trong các hộ gia đình hết sức đơn giản chỉ có khoảng 30% hộ có thủy điện nhỏ thắp sáng, 5% hộ có ti vi. Hầu hết các hộ gia đình thiếu lương thực từ 1 tháng trở lên, nhiều hộ thiếu tới 4-5 tháng và thường xuyên bị “đứt bữa”
Tuy nhiên, trong một vài năm gần đây từ khi khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Xuân Sơn được nâng tầm thành Vườn Quốc gia và con đường dẫn lên Xuân Sơn hoàn thành, với sự đầu tư của Nhà nước và các dự án của Vườn Quốc gia, đời sống người dân đã được cải thiện rất nhiều. Sau trường học được kiên cố hoá, đường được trải nhựa và bê tơng hóa, điện lưới cũng đã về với bà con trong vùng lõi VQG Xuân Sơn. Đặc biệt, nhờ được hướng dẫn áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa giống mới vào sản xuất, mấy năm nay Xuân Sơn liên tiếp được mùa. Người dân còn biết phát huy vốn rừng, tham gia các dự án bảo vệ VQG nên khơng cịn phải lo cái ăn. Nhiều hộ gia đình đã có mức thu nhập trên 40 triệu đồng/năm.
Hiện nay, trong khu vực VQG có 1 trạm y tế với 4 giường bệnh, 1 y sĩ, 2 y tá nhưng điều kiện trang thiết bị còn đơn sơ nên trạm xá chỉ chạy chữa những loại bệnh thông thường.
Về giáo dục, trên 90% học sinh trong độ tuổi tiểu học được đến trường. Tuy nhiên, số học sinh trong độ tuổi trung học cơ sở chỉ có khoảng 50% được đến trường và trung học phổ thơng chỉ có 25%.
Nhìn chung, so với dân cư ở nhiều VQG khác trên cả nước, điều kiện kinh tế của dân cư trong VQG vẫn cịn gặp nhiều khó khăn. Đây chính là một trong những vấn đề cần thiết, cấp bách phải đẩy nhanh các dự án phát triển du lịch. Việc phát triển du lịch một mặt góp phần giải quyết vấn đề kinh tế địa phương, tạo thêm việc làm tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo. Mặt khác, thông qua phát triển du lịch có thể giải quyết được tốt hơn cho vấn đề bảo tồn vì dân cư địa phương chuyển điều kiện sinh kế từ khai thác tài nguyên rừng sang kinh tế du lịch, giảm áp lực lên tài nguyên rừng, bảo vệ và khơi phục vốn rừng q hiếm, có giá trị ở đây. Trong bối
51
cảnh đó, việc phát triển du lịch theo hình thức du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa ở VQG Xuân Sơn có tầm quan trọng đặc biệt.