Khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác lập cơ sở khoa học cho việc phát triển du lịch sinh thái ở vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ luận văn ths địa lý học 60 31 95 (Trang 72 - 75)

5. Cấu trúc luận văn

3.2. Đánh giá hiện trạng hoạt động du lịch của VQG Xuân Sơn theo các

3.2.1. Khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch

Chất lượng du lịch được thể hiện qua việc đáp ứng nhu cầu tham quan và các nhu cầu khác của du khách. Vấn đề này được tổng hợp trên cơ sở kết quả điều tra ý kiến của khách về mức độ hài lòng và nhu cầu đồi với các dịch vụ du lịch.

* Mức độ hài lòng của khách tham quan

Bảng 3.2 cho thấy ý kiến nhận xét chung về mức độ hài lòng của khách du lịch khi đến tham quan VQG Xuân Sơn. Trong đó, trên 70% khách được phỏng vấn cảm thấy hài lòng và tương đối hài lòng, còn lại ở mức độ bình thường và tương đối thất vọng.

Trong số những ý kiến thu được từ phiếu điều tra, có nhiều ý kiến thể hiện sự đánh giá chưa cao về chất lượng du lịch. Đặc biệt, các ý kiến có sự khác nhau

68

giữa khách trong nước và khách quốc tế về mối quan tâm đến du lịch và VQG. Nhiều khách trong nước cho rằng: VQG chưa chưa gây ấn tượng, chất lượng phục vụ chưa tốt như dịch vụ ăn uống, đồ lưu niệm, hướng dẫn viên. Trong khi đó, khách nước ngịai có các mối quan tâm khác như: không thấy được động vật, ít thơng tin về thực - động vật… Một số kkhách cho rằng chưa đủ thời gian để đánh giá.

Bảng 3.2. Mức độ hài lòng của khách du lịch Mức độ Tỉ lệ khách đƣợc phỏng vấn (%)

Nội địa Quốc tế

Hài lòng 6,5 9,5

Tương đối hài lòng 69,3 62,4

Bình thường 21,2 26,1

Tương đối bị thất vọng 3,0 2,0

Hoàn toàn thất vọng 0 0

(Nguồn : Kết quả điều tra xã hội hội học)

Như vậy, nhu cầu của khách du lịch trong nước là thỏa mãn các dịch vụ hơn là chất lượng và kinh nghiệm du lịch - thể hiện của loại hình du lịch thơng thường hơn là DLST. Ngược lại, khách nước ngoài quan tâm đến kinh nghiệm du lịch và bảo vệ môi trường - biểu hiện của DLST. Đáng tiếc là tỷ lệ khách này chỉ chiếm một số ít so với chất lượng khách đến VQG.

* Nhu cầu du lịch tại VQG Xuân Sơn

Để xác định nhu cầu du lịch, đề tài dựa trên kết quả điều tra xã hội học (bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp). Phân tích một số nhu cầu, thị hiếu của khách đối với dịch vụ và hàng hóa tại VQG Xuân Sơn cho thấy, nhu cầu sử dụng dịch vụ ăn uống, nhu cầu có tuyến tham quan thuận lợi hơn, mua đồ lưu niệm và được tham gia các hoạt động du lịch tại vườn rất cao (trên 70%), chỉ có nhu cầu nghỉ trọ thấp (dưới 10%)

69

Khả năng đáp ứng các nhu cầu trên (theo đánh giá của khách du lịch) rất thấp, đặc biệt là hàng lưu niệm, phịng trưng bày cịn chưa có.

(%) 9.5 83.2 45 5 98.2 86.9 80.1 93.4 10 0 0 20 40 60 80 100 120 Nghỉ trọ Tuyến tham quan thuận lợi Sử dụng dịch vụ ăn uống Mua đồ lưu niệm Tham gia các hoạt động du lịch Nhu cầu

Nhu cầu của khách du lịch Khả năng cung cấp hiện tại của VQGXS

Hình 3.3. Biểu đồ nhu cầu du lịch tại VQG Xuân Sơn

Sở dĩ nhu cầu nghỉ trọ của khách du lịch thấp vì nguồn khách đến Xuân Sơn chủ yếu là trong tỉnh Phú Thọ và Hà Nội (trên 80%) với mục đích tham quan, ngắm cảnh. Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ du lịch còn rất sơ khai nên chưa đáp ứng được nhu cầu.

Dựa trên nhu cầu của khách, VQG Xuân Sơn cần thành lập ngay trung tâm DLST và GDMT. Lên kế hoạch mở các dịch vụ đồ lưu niệm, ăn uống, tu bổ tuyến tham quan và mở rộng hoạt động du lịch.

* Mức độ hấp dẫn của VQGXS đối với khách du lịch

Để tìm hiểu yếu tố hấp dẫn khách du lịch tại VQGXS nhằm phát triển loại hình du lịch phù hợp đề tài đã thu thập thông tin qua bảng hỏi. Kết quả cho thấy, hầu hết khách du lịch cho rằng 3 yếu tố hấp dẫn nhất của VQGXS là tham quan VQG, khí hậu trong lành và tìm hiểu động thực vật của vườn. Các yếu tố khác khơng có sức hấp dẫn đáng kể đối với du khách.

70 35.2 21 11.3 8.7 2.2 19.8 1.8 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Tham quan VQGXS Khí hậu trong lành Đi bộ trong rừng Tham quan bản làng dân tộc Tránh nơi đơng đúc, ồn ào Tìm hiểu động thực vật Lý do khác

Yếu tố hấp dẫn

(%)

Hình 3.4. Biểu đồ ý kiến của khách du lịch về các yếu tố hấp dẫn của VQG Xuân Sơn

Từ kết quả trên có thể tổ chức thêm các hoạt động du lịch phù hợp với khả năng cung ứng của VQG và nhu cầu của du khách, ví dụ như xây dựng nhà chịi quan sát động vật, cung cấp thêm thông tin về tài nguyên sinh vật, về đặc điểm sinh thái, cũng có thể tổ chức thêm loại hình du lịch nghỉ dưỡng.

* Nhu cầu trở lại thăm VQG của khách du lịch

Mặc dù dịch vụ du lịch đáp ứng chưa cao song hơn 90% khách có ý định quay trở lại thăm VQG chỉ có chưa đầy 10% khơng có ý định quay trở lại.

Kết quả trên cho thấy khả năng thu hút khách du lịch đến Xuân Sơn vẫn gia tăng do bản thân số khác đã đến thăm cịn muốn trở lại. Thêm vào đó, họ cũng chính là một trong những „„phương tiện‟‟ truyền thông cho những khách chưa có dịp đến Xuân Sơn.

Việc nâng cao chất lượng du lịch phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà các nhà hoạch định chính sách quản lý và vận hành du lịch cần nghiên cứu kĩ trước khi thực hiện. Các mục tiêu kinh tế không nên lấn át mục tiêu khác như chất lượng di lịch và bảo tồn môi trường. Hơn nữa, các nhu cầu của cộng đồng địa phương cũng được quan tâm thích đáng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác lập cơ sở khoa học cho việc phát triển du lịch sinh thái ở vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ luận văn ths địa lý học 60 31 95 (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)