5. Cấu trúc luận văn
3.2. Đánh giá hiện trạng hoạt động du lịch của VQG Xuân Sơn theo các
3.2.4. Vai trò và mối quan hệ giữa du lịch với cộng đồng địa phương
3.2.4.1. Vai trò của du lịch với cộng đồng dân cư
Du lịch góp phần cải thiện đời sống kinh tế - xã hội cho dân cư vùng đệm Có thể nói, q trình phát triển du lịch Xn Sơn phần nào gắn liền với quá trình cải thiện bộ mặt của VQG Xuân Sơn cũng như một số khu vực dân cư.
Thông qua nhu cầu bảo tồn và phát triển du lịch, cơ sở hạ tầng của khu vực đã được cải thiện đáng kể. Đặc biệt là sự nâng cấp, cải tạo tuyến đường giao thông từ cổng vườn vào khu vực trung tâm xóm Cỏi dài 19 km. Nhờ đó mà các khu dân cư trong vùng lõi VQG được hưởng lợi ích về giao thông và hệ thống lưới điện quốc gia.
Ban quản lý VQG Xuân Sơn đã giúp đỡ cộng đồng địa phương phát triển kinh tế vùng đệm thông qua các dự án sau
a. Dự án “ Cải thiện đời sống người dân trong và ngồi Vườn quốc gia Xn Sơn góp phần quản lý rừng bền vững” Do Chính phủ Đan Mạch tài trợ (dự án DANIDA)
Trên cơ sở kết quả điều tra về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội trên địa bàn 3 xã vùng đệm các mơ hình đã được đề xuất xây dựng dựa trên nguyên tắc nhằm xác định đầu vào và đầu ra để khai thác tối đa điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội hiện có, nâng cao hiệu quả đầu ra và giảm chi phí đầu vào. Các mơ hình được đề xuất theo hai dạng: các mơ hình thuộc về lĩnh vực trồng trọt và các mơ hình thuộc về lĩnh vực chăn ni.
75
- Mơ hình phát triển các lồi cây lâm sản ngồi gỗ có giá trị kinh tế cao. Các cây trồng được ưu tiên phát triển là những cây bản địa có giá trị kinh tế cao như cây rau sắng, khoai tầng vàng, cây trám trắng, cây sơn ta
- Mơ hình quản lý rừng cộng đồng thơn bản (xây dựng quy ước và phương án bảo vệ rừng). Một số mơ hình cộng đồng đã được triển khai như
+ Mơ hình đồng quản lý rừng đặc dụng (xóm Dù - xã Xn Sơn)
+ Mơ hình rừng tự nhiên là rừng phòng hộ và rừng sản xuất thuộc cộng đồng quản lý (xóm Tân Thư - Minh Đài)
+ Mơ hình cộng đồng cùng quản lý rừng trồng (xóm Vượng - Xn Đài) + Mơ hình cộng đồng quản lý và phát triển rừng bằng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên đối tượng là rừng phục hồi (xóm Bãi Muỗi - Xuân Đài)
- Mơ hình chăn ni nhằm nâng cao chất lượng và số lượng đàn gia súc, gia cầm trong các xã vùng dự án
+ Mơ hình chăn ni lợn địa phương lai lợn rừng
+ Mơ hình ni gà nhiều cựa (xóm Cỏi, xóm Lấp xã Xuân Sơn), mơ hình ni vịt suối (xóm Cỏi - xã Xuân Sơn), mô hình ni bị (xóm Thang, xóm Bãi Muỗi xã Xuân Đài)
- Chuyển giao kĩ thuật mơ hình canh tác trên đất dốc
+ Mơ hình kĩ thuật canh tác trên đất dốc được thiết kế với các loài cây trồn như sau: cây dài ngày (chè Ô long hay chè san; Dổi xanh), cây ngắn ngày (lạc, ngơ, cốt khí hoặc muồng hoa vàng)
+ Mơ hình kỹ thuật nông súc kết hợp đơn giản được thiết kế với các cây trồng như sau: cây dài ngày (dổi xanh, chè Ơ Long, Chị Chỉ, keo tai tượng, sơn ta), cây cỏ ngắn ngày (Cỏ Va 06 hoặc cỏ Voi).
+ Mơ hình kĩ thuật canh tác nơng lâm kết hợp bền vững: được thiết kế với cơ cấu cây trồng như sau: cây dài ngày (trám ghép, chuối phấn, chè kinh tế, khoai tầng vàng, giổi), cây ngắn ngày (sắn, băng cây xanh)
+ Mơ hình kĩ thuật sản xuất cây nông nghiệp và cây ăn quả quy mô nhỏ với cơ cấu cây trồng như sau: cây dài ngày (keo, mỡ, trám ghép, Xoài vân du, chè kinh tế, bát độ, cọc dầu), cây ngắn ngày (sắn, chuối phấn)
76
b. Dự án “ Nâng cao năng lực bảo vệ đa dạng sinh học và sử dụng tài nguyên thiên nhiên Vườn quốc gia Xuân Sơn’’ do Quỹ bảo tồn Việt nam (VCF) tài trợ.
Kết quả thực hiện dự án
- Xây dựng bản đồ và giám sát các loài Phong lan - Xây dựng năng lực quản lý
+ Xây dựng được kế hoạch quản lý điều hành cho VQG Xuân Sơn giai đoạn 2011- 2015.
+ Xây dựng năng lực cho BQL và cán bộ địa phương như tập huấn cho cán bộ Kiểm lâm xã về các chương trình tuyên truyền và nâng cao nhận thức trong công tác quản lý bảo vệ rừng; tập huấn cho cán bộ địa phương về tổ chức huy động lực lượng bảo vệ rừng và bảo tồn động vật hoang dã.
+ Mua sắm thiết bị, đồ dùng đi thực địa cho cán bộ lâm nghiệp phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG.
- Xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích với cộng đồng dân cư các thơn bản.
+ Tổ chức thuê chuyên gia tư vấn trong 5 tháng phối hợp cùng với VQG Xuân Sơn thực hiện xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích cho 04 thơn có người dân sống trong VQG.
+ Thực hiện khảo sát cơ bản về tình hình sử dụng tài ngun thiên nhiên trong 04 thơn có người dân sống trong VQG
+ Kiểm kê những loại tài nguyên thiên nhiên mà cộng đồng dân cư thường sử dụng trong cuộc sồng hàng ngày tại địa phương.
+ Tổ chức các buổi họp thôn để thảo luận các vấn đề về hợp tác quản lý và xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích trong cơng tác quản lý bảo vệ rừng, ký cam kết, quy ước bảo vệ rừng cho 4 thôn ưu tiên.
+ Triển khai các chương tình nâng cao nhận thức đến thôn bản
3.2.4.1. Mối quan hệ của du lịch và dân cư địa phương
- Mức độ ảnh hưởng của du lịch thông qua ý kiến của dân cư địa phương Mối quan hệ giữa du lịch và cộng đồng địa phương thể hiện qua thái độ của người dân với du lịch. Đây là khía cạnh cần được nghiên cứu, đánh giá nhằm giúp những nhà hoạch định đưa ra chiến lược đúng đắn trong phát triển du lịch, hỗ trợ cộng đồng địa phương và quan tâm đến nhu cầu của người dân.
77
Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi đã điều tra ý kiến của 50 đại diện hộ gia đình thuộc địa bàn nghiên cứu.
Kết quả điều tra ý kiến của đại diện các hộ dân được khái quát như sau : Đa số dân cư địa phương đều là dân gốc, sinh sống lâu năm tại địa bàn và đều cho rằng Xuân Sơn là nơi hấp dẫn khách du lịch (85%), chỉ một tỉ lệ nhỏ trả lời là không (3%) và không biết (12%)
Hiện tại du lịch không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống củâ người dân ở đây cả với ý nghĩa tích cực cũng như tiêu cực. Tuy nhiên, sự đánh giá thiên hơn về ý nghĩa tích cực đặc biệt là đến các yếu tố giao thông, điện.
- Mức độ quan hệ giữa du lịch và dân địa phương
Khi được hỏi về mối quan hệ với khách du lịch, đa số ý kiến cho biết hầu như khơng có quan hệ gì với khách du lịch, số còn lại là làm quen hoặc gặp khách trên đường. Số người cho khách nghỉ lại trong nhà hoặc có quan hệ thơng qua kinh doanh chiếm tỉ lệ nhỏ.
Du lịch ít có mối quan hệ với dân địa phương và có thể nói cộng đồng địa phương cịn “đứng ngồicuộc” với các hoạt động du lịch trong VQG. Họ chưa được tham gia hoặc được hưởng những lợi ích từ du lịch.
Bảng 3.4. Quan hệ của ngƣời dân địa phƣơng với khách du lịch Quan hệ với khách du lịch Tỉ lệ (%)
Hầu như khơng có quan hệ gì 62,2
Làm quen với một vài người 29,6
Cho khách nghỉ lại trong nhà 6,1
Quan hệ với khách khi làm việc 0
Thu nhập từ du khách thông qua hoạt động kinh doanh riêng 2,1
Quan hệ khác 0
(Nguồn: Kết quả điều tra xã hội học)
Nhận xét về thái độ của khách du lịch, trên 70% số người được hỏi cho biết họ khơng quan tâm, số cịn lại nhận xét là khách du lịch thân thiện, dễ tiếp xúc, khơng có câu trả lời nào tỏ ra khó chịu về thái độ của khách du lịch.
78
Kết quả điều tra ý kiến của người dân địa phương cho phép đưa ra những kết luận sơ bộ về mối quan hệ giữa du lịch ở VQG với cộng đồng địa phương như sau.
+ Du lịch còn khá biệt lập với cộng đồng dân cư, chưa có những tác động đáng kể (cả tích cực và tiêu cực) đến kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương.
+ Thái độ của người dân đối với du lịch cịn mờ nhạt song có phần thiên về hướng tích cực, thiện cảm với khách du lịch
+ Đa số người dân mong muốn du lịch mở rộng được đón khách và có cơ hội tham gia vào họat động du lịch.
Tình trạng mức sống, điều kiện kinh tế cũng như nhu cầu của cộng đồng địa phương trong việc hưởng hợi từ các sản phẩm của VQG đang bị hạn chế do yêu cầu bảo tồn là một thực trạng nan giải ở khu vực VQGXS. Trong khi đó, các lợi ích thu được từ hoạt động du lịch dựa trên cơ sở các giá trị của VQG đang được khai thác lại chưa phải là nguồn hỗ trợ kinh tế cảu người dân.
Cộng đồng dân cư đang sinh sống trong vùng đệm VQG cịn đứng ngồi cuộc, gần như không liên quan đến các hoạt động du lịch ở đây. Mặc dù họ mong muốn và đáng được tham gia cũng như hưởng lợi từ hoạt động này. Đây là một trong những cơ sở thực tiễn khẳng định sự cần thiết trong việc định hướng du lịch của Xuân Sơn tới một loại hình du lịch có khả năng đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân địa phương, đó là DLST.
79
CHƢƠNG 4
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƢỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN
4.1. Định hƣớng phát triển DLST ở VQG Xuân Sơn
VQG Xuân Sơn có tiềm năng lớn cho phát triển DLST, song hoạt động du lịch cịn rất hạn chế và chưa có quy hoạch cho phát triển du lịch. Các nghiên cứu và định hướng phát triển DLST hiện nay, sẽ là tiền đề quan trọng cho việc quy hoạch và tổ chức quản lí du lịch của VQG Xuân Sơn sau này. Các định hướng phát triển DLST của VQG Xuân Sơn mà chúng tôi đưa ra sau đây, được dựa trên cơ sở lí luận về DLST, kinh nghiệm phát triển DLST trong các VQG trên thế giới, ở Việt Nam và dựa vào điều kiện thực tế tài nguyên và hiện trạng du lịch, mục tiêu phát triển của VQG Xuân Sơn.