Dự báo về sự phát triển thị trường giày dép Việt nam trong những năm tới:

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty giầy Thượng Đình Hà Nội ppt (Trang 104 - 108)

C) Đối thủ cạnh tranh

3.1.1Dự báo về sự phát triển thị trường giày dép Việt nam trong những năm tới:

THƯỢNG ĐÌNH

3.1.1Dự báo về sự phát triển thị trường giày dép Việt nam trong những năm tới:

những năm tới:

- Về thị trường xuất khẩu:

Trong khi các nước Châu Á đang giữ vai trò chủ yếu trong sản xuất và xuất khẩu thì Đài Loan và nhật Bản là hai quốc gia nhập khẩu giày dép lớn. Mỹ, EU, Nhật Bản là ba thị trường nhập khẩu giày dép lớn nhất thế giới. Trong thời gian tới, theo dự đoán Mỹ và Nhật Bản sẽ là hai bạn hàng lớn của Việt Nam.

Xu hướng tiêu dùng trên các thị trường cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu tiêu dùng đòi hỏi ngày càng cao. Xu hướng giày dép luôn thay đổi sẽ nhằm vào các chủng loại giầy dép phong phú về mẫu mã, chất lượng đảm bảo, giá cả phù hợp. Đối với từng khu vực kinh tế và thương mại khác nhau có thị hiếu tiêu dùng giày khác nhau, nhất là chủng loại giầy thể thao, giày vải phục vụ nhu cầu tiêu dùng vui chơi, giải trí, pic nic, chơi thể thao -là những nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống.

Thị trường EU : Đây là một thị trường lớn với hơn 360 triệu dân, có tâm lí tiêu dùng khó tính, nhưng có sức tiêu dùng giầy dép cao (6-7

đôi/người/năm). Hàng năm EU có nhu cầu nhập khẩu giày dép với một khối lượng rất lớn và từ khắp các nước xuất khẩu giày khác nhau trên thế giới. Trong số giầy dép tiêu dùng, nhu cầu cho bảo vệ chân chỉ dưới 35% còn lại là hơn 65% giày dép mẫu mốt thời trang. Là thị trường có yêu cầu cao về chất lượng và mẫu mã. Do đời sống nâng cao, xu hướng tiêu dùng ở đây về giày da là nhiều hơn giày vải song nhu cầu giày vải cũng luôn không ngừng tăng nhất là vào mùa hè, khi nhu cầu du lịch chơi thể thao gia tăng.

Thị trường một số nước Đông Âu: Đây là thị trường có dân số đông (trên 300 triệu dân), mức tiêu dùng bình quân 5-6 đôi/người /năm.Đây là thị trường có sức tiêu thụ rất lớn về giầy nhưng với chất lượng không quá cao, không cần hạn ngạch, xu hướng tiêu dùng giầy dép phổ thông. Tuy nhiên do đồng tiền ở đây không ổn định, việc buôn bán mạo hiểm theo phương thức chính thống, có triển vọng hợp tác theo phương thức hàng đổi hàng, sản xuất tại chỗ của các nước sở tại hạn chế, nhu cầu nhập khẩu lớn.

Thị trường Nhật Bản: Có xu hướng tiêu dùng các loại hàng hoá giày mang tính quốc tế cao, nhãn mác chuẩn. Trong những năm tới, dự báo Nhật sẽ tiếp tục tăng nhu cầu nhập khẩu.

Thị trường Mỹ và Bắc Mỹ: Với dân số trên 260 triệu người, với bình quân tiêu thụ giầy dép 6-7 đôi/ người /năm, đây là thị trường hấp dẫn nhiều bạn hàng mậu dịch trên thế giới, xu hướng tiêu dùng các chủng loại giầy dép mang tính quốc tế cao, kiểu dáng đẹp, có nhãn mác của các hãng nổi tiếng. Trong số giầy dép tiêu dùng, nhu cầu bảo vệ chân là 30% còn lại là giầy dép thời trang.

Thị trường các nước trong khu vực: là khu vực sản xuất giầy dép chủ yếu của thế giới và trong tương lai cũng vậy mức tiêu dùng chỉ ở mức dư thừa của hàng xuất khẩu. Sự phát triển nhanh chóng của hàng công nghiệp giầy dép tại các nước trong khu vực trong 10 năm gần đây đã góp phần to lớn vào sự phát triển chung của các nước.

Thị trường các nước NICs: Nhu cầu về giầy dép và đồ da ở các nước này sẽ gia tăng, có xu hướng tiêu dùng các loại giày dép có chất lượng đảm bảo, mẫu mã phù hợp, có điều kiện thuận lợi cho các nước đang phát triển sản xuất giầy dép hướng vào xuất khẩu trực tiếp và tiếp nhận sự chuyển dịch từ các nước này sang.

Xu hướng cơ cấu ngành và chủng loại sản phẩm: Từ lâu các chủng loại giầy dép trên thế giới đã hình thành (giầy vải, giầy thể thao, giầy nữ, dép đi trong nhà, dép đi biển, giầy da thời trang…) đến nay đã tương đối ổn định. Tuy nhiên do đặc điểm giầy dép vừa có tính thời trang vừa có tính quốc tế, vừa có tính dân tộc cho nên khi nền kinh tế phát triển đời sống được nâng cao yêu cầu các mặt hàng giầy dép phải phong phú đa dạng với chất lượng đảm bảo. Xu hướng tiêu dùng trong thời gian tới các loại giầy dép thời trang sẽ phát triển mạnh, giầy thể thao không chỉ là loại giầy phục vụ cho vui chơi mà còn là loại giầy thời trang được ưa chuộng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh những mặt hàng truyền thống, những loại giầy dép thời trang theo “mốt” mang tính độc đáo sẽ được quan tâm phát triển.

e) Về thị trường tiêu thụ nội địa:

Hiện nay, với dân số đông nhu cầu về giầy dép trên thị trường nội địa là rất lớn đặc biệt ở các tỉnh thành phố có nền kinh tế phát triển như Hà

Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng…Mặc dù chưa có một thống kê chính thức về tình hình tiêu thụ giầy dép trên thị trường nội địa, nhưng nhu cầu của người tiêu dùng có thể được đánh giá qua sự cạnh tranh của các công ty sản xuất kinh doanh giầy dép trên thị trường đặc biệt là các công ty lớn. Trong nền kinh tế Việt nam, các doanh nghiệp sản xuất giầy đang phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của các loại giầy từ các doanh nghiệp hợp tác, liên doanh với nước ngoài và nhập lậu từ thị trường Trung Quốc bán trôi nổi khắp nơi.

Dự báo ảnh hưởng của nguyên vật liệu đến thị trường tiêu thụ: về nguyên vật liệu cho giày xuất khẩu chủ yếu là nhập từ thị trường nước ngoài, thị trường trong nước cùng giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu nhưng chất lượng nguyên liệu không cao. Nguyên vật liệu khai thác trong nước chủ yếu để giải quyết khâu giảm chi phí cho giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, các công ty trong nước hiện nay sản xuất được số ít nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu với chất lượng khá tốt nhưng chưa bao tiêu toàn bộ nguồn nguyên liệu cho các công ty giầy. Không chủ động được nguồn nguyên liệu sản xuất nên doanh nghiệp luôn bị lệ thuộc nước ngoài từ mẫu mã, công nghệ cho đến cả thiết bị sản xuất cũng là điều tất yếu. Khả năng sáng tạo và phát triển mẫu mã thì dường như doanh nghiệp trong nước bó tay hoàn toàn. Do vậy, giải quyết tốt khâu tìm nguồn hàng đầu vào cho sản xuất sẽ là hướng chủ động cho các công ty giày giảm chi phí, tăng lợi nhuận, không phải nhập nguyên liệu nước ngoài, tiến tới không phải làm gia công cho các hãng nước ngoài.

Trong thời gian tới, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh giầy dép sẽ dùng chính sách bao phủ thị trường để tăng thêm thị phần của mình, do đó các doanh nghiệp này chú trọng hàng đầu là mẫu mã sản phẩm. Các mẫu giầy liên tục được thiết kế sản xuất và tung ra thị trường với kiểu dáng, mầu sắc được cách điệu để phù hợp với thị hiếu luôn thay đổi của người tiêu dùng. Từ trước tới nay, giầy dép được sản xuất dựa chủ yếu vào phương pháp thủ công nhưng trong tương lai, mẫu mã giày dép sẽ ngày càng được thiết kế đẹp hơn do kỹ thuật sản xuất cải tiến với công nghệ mới hiện đại được nhập vào trong nước góp phần nâng cao năng suất, thay đổi chất lượng, cải tiến mẫu mã sản phẩm. Thị trường tiêu thụ trong thời gian tới cũng sẽ loại bỏ những loại giày dép kiểu cũ, không đẹp mà chỉ tiêu dùng những loại giày chất lượng cao, hợp thời trang và sang trọng.

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty giầy Thượng Đình Hà Nội ppt (Trang 104 - 108)