Lợi nhuận sau thuế 1566 826.566 1394.65 47.1 68

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty giầy Thượng Đình Hà Nội ppt (Trang 100 - 104)

C) Đối thủ cạnh tranh

2. Lợi nhuận sau thuế 1566 826.566 1394.65 47.1 68

3. Tỷ lệ LN st/DTT(%) 1.51 0.79 1.29 - -

4. Tổng chi phí 10417.64 10289.3 16005.3 11.79 12.85. Tỷ lệ LN/Tổng CF (%) 14.9 8.03 8.71 - - 5. Tỷ lệ LN/Tổng CF (%) 14.9 8.03 8.71 - - 6. Vốn đầu tư hàng năm 1509.13 1536.5 1447.3 1.81 -5.81

7.Tỷ lệ LN/ VĐT(%) 103 54 96 - -

8. Vốn CSH 34160 38118 38211 11.58 0.24

9. Tỷ lệ LN/ VCSH (%) 4.57 2.17 3.65 - -

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh

Các chỉ tiêu khái quát về hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty:

- Tỷ lệ LN sau thuế/DTT hay mức doanh lợi tiêu thụ sản phẩm: cho biết 100 đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Ta thấy mức doanh thu của công ty có xu hướng tăng, tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu năm 2001 giảm từ 1,51 xuống 0,79 so với năm 2000 nhưng lại tăng lên 1,29 trong năm 2002. Tuy mức tăng không cao nhưng điều đó chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty tăng lên.

- Tỷ lệ LN/CF: Công ty đã tích cực tối thiểu hoá chi phí để tăng lợi nhuận. Năm 2001 chỉ tiêu này cho biết 100 đồng chi phí mà doanh nghiệp sử

dụng sản xuất kinh doanh tạo ra 8,03 đồng nên đã giảm so với năm 2000. Nhưng năm 2002 lợi nhuận của công ty so với chi phí lại tăng lên.

- Tỷ lệ lợi nhuận /Vốn đầu tư: đây là chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh vì nó cho biết thực trạng của mọi quá trình sản xuất kinh doanh của 1 doanh nghiệp. Mặt khác, điều mà các chủ doanh nghiệp quan tâm nhất là một đồng vốn bỏ ra sẽ đem lại cho Công ty bao nhiêu đồng lợi nhuận, đồng thời là cơ sở đưa ra quyết định trong kinh doanh.

Hiệu quả sử dụng vốn của công ty giầy Thượng Đình tuy qua các năm đều có sự tăng giảm khác nhau. Song theo năm 2002 tỷ lệ lợi nhuận/ vốn chủ sở hữu tăng hơn so với năm 2001. Điều này chứng tỏ Công ty mở rộng quy mô sản xuất đầu tư đổi mới, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh và quyết định đầu tư vốn sản xuất đúng lúc, kịp thời sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong hiện tại và tương lai.

2.4 Kết luận rút ra qua phân tích thị trường doanh nghiệp. • Thuận lợi :

Công ty trong những năm vừa qua đã có những thành công đáng kể trong nỗ lực đưa sản phẩm của mình ra thị trường thế giới. Công ty được sự đầu tư quan tâm của Sở Công nghiệp Hà Nội và các đơn vị trực thuộc. Công ty đã xây dựng cho mình một mạng lưới các đại lý bán có hiệu quả. Đồng thời Công ty có đựơc những nguồn hàng tốt, đáng tin cậy và các bạn hàng có truyền thống. Bởi vậy, trong những năm qua Công ty vẫn phát triển và hoạt động có hiệu quả.

Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi đã có Công ty phải đối mặt với rất nhiều khó khăn:

- Thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt khiến cho giá bán và đơn giá gia công càng lúc càng thấp trong khi chất lựơng lại đòi hỏi ngày càng một cao hơn.

- Việc tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí hạ giá thành bị hạn chế nhiều bởi các đơn hàng thường có số lượng nhỏ, nhiều chủng loại, mẫu mã mới, đóng gói phức tạp.

- Thị trường nguyên vật liệu sản xuất trong nước tuy có phong phú và đa dạng nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và đòi hỏi của khách hàng xuất khẩu.

- Các yêu cầu mới của khách hàng về kiểu và xuất hàng tại cảng cũng gây khó khăn thêm và tăng thêm chi phí của công ty.

- Máy móc, thiết bị do liên tục được sử dụng trong nhiều năm nên đã xuống cấp hạn chế.

Trước những khó khăn nêu trên, nên tình hình sản xuất kinh doanh của công ty năm 2002 có một số khó khăn. Tình hình lợi nhuận của công ty đã chưa đạt yêu cầu đặt ra trong năm 2002. Mặc cho các chỉ tiêu đã thực hiện khác tăng lên nhưng lợi nhuận thu được là chưa cao không đảm bảo được sự ổn định cần thiết, và chưa đảm bảo cho nhu cầu tái đầu tư để tồn tại và phát triển.

Để hoàn thành được những chỉ tiêu hiệu qủa kinh doanh, trong thời gian tới Công ty còn rất nhiều việc cần giải quyết:

- Công ty cần đưa ra nhưng biện pháp quản lý nguồn vốn đầu tư đúng đắn và có hiệu quả

- Cần nâng cao khả năng kiểm soát thị trường bằng những mô hình quản lý thông tin quảng cáo, marketing hiện đại để thâm nhập vào những thị trường nước ngoài khó tính, tạo ưu thế cạnh tranh mạnh.

- Công ty cần đa dạng hoá mẫu mã và nâng cao chất lượng tuỳ theo từng thị trường để giảm thiểu chi phí nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Còn rất nhiều những công việc cần giải quyết, nhất là ở những đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc thành phần kinh kế Nhà nước như Công ty để sao cho vừa đạt hiệu quả sản xuất có thể tồn tại lâu dài vừa có sức cạnh tranh cao.

Chương III

Một phần của tài liệu Luận văn: Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty giầy Thượng Đình Hà Nội ppt (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w