.16 Kết quả phân tích các mẫu khảo sát đợt 1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng ICP MS nhằm bước đầu đánh giá mức độ ô nhiễm một số kim loại nặng trong thực phẩm gần khu vực khai thác mỏ núi pháo (Trang 53 - 56)

Hàm lƣợng các kim loại nặng tính theo hàm lƣợng chất khô

(mg/kg) STT Khu vực Mẫu Pb Cd As 1 KV4 Su hào - - 1,9 2 Cải bắp - - 0,60 3 Xà lách - - 0,56 4 Chè xanh 1,5 0,03 - 5 KV5 Su hào - - 0,18 6 Cải bắp - - 0,09 7 Xà lách - - 0,77 8 Chè xanh 2,1 0,08 - 9 KV7 Su hào - - 0,09 10 Cải bắp - - 0,07 11 Xà lách - - 0,64 12 Chè xanh 3,1 0,09 -

13 Đối chứng Su hào - - 0,12 14 Cải bắp - - 0,05 15 Xà lách - - 0,28 16 Chè xanh 0,86 0,04 -

‗-‘ khơng có dữ liệu phân tích

Thời điểm khảo sát đợt 1, hƣớng nghiên cứu ban đầu chỉ tập trung đến một số đối tƣợng nguy cơ dựa trên các thông tin tham khảo đƣợc. Vì vậy, các mẫu rau chỉ phân tích hàm lƣợng As, và các mẫu chè đƣợc phân tích hàm lƣợng Pb, Cd. Xu hƣớng biến đổi hàm lƣợng As trong các mẫu rau đƣợc thể hiện nhƣ trong hình 3.11

Hình 3.11 Hàm lượng Arsenic trong một số loại rau

Trong các mẫu rau khảo sát có thể thấy, hàm lƣợng As trong các mẫu su hào, cải bắp ở gần khu khai thác mỏ (khu vực 4) có hàm lƣợng cao hơn so với các khu vực ở xa hơn bán kính 1-4km (khu vực 5, 7). Mẫu su hào ở khu vực 4 có hàm lƣợng As cao hơn ngƣỡng cho phép (1mg/kg) theo quy chuẩn QCVN 8-2 :2011/BYT. Thêm vào đó sự khác biệt về hàm lƣợng As trong các mẫu rau ở khu vực 5, 7 là không khác nhiều so với mẫu lấy đối chứng ngẫu nhiên trên địa bàn chợ thành phố Thái Ngun.

Chun ngành Hóa phân tích 47 Trƣờng ĐHKHTN

Hình 3.12 Hàm lượng Pb, Cd trong một số mẫu chè

Các mẫu khảo sát đều cho thấy hàm lƣợng Cd ở mức thấp (˂0,1mg/kg), hàm lƣợng chì giữa các khu vực lấy mẫu khảo sát tuy khơng có xu hƣớng biến đổi rõ rệt, nhƣng đều cao hơn khu vực lấy mẫu đối chứng. Hàm lƣợng Pb trong một số mẫu ở khu vực 5, 7 cao hơn mức cho phép theo quy chuẩn QCVN 8-2 :2011/BYT.

Các kết quả khảo sát sơ bộ ban đầu cho thấy, các mẫu thực vật ở gần khu khai thác mỏ hơn có nguy cơ bị nhiễm As và các kim loại nặng từ hoạt động khai thác khoáng sản, là tiền đề cho những khảo sát tiếp theo của nhóm nghiên cứu, với số lƣợng, đối tƣợng mẫu và diện tích vùng ảnh hƣởng lớn hơn trong đợt nghiên cứu tiếp theo vào tháng 3/2017.

3.3.2 Mẫu phân tích đợt 2

Thời điểm tiến hành lấy mẫu đợt 2 là đầu tháng 3, sau tết âm lịch, khi vừa hoàn thành việc gieo cấy lúa. Phần lớn diện tích đất thuộc các cánh đồng xung quanh khu vực khai thác mỏ dùng để gieo trồng lúa, mà không trồng các cây lƣơng thực ngắn ngày khác nhƣ lạc, ngô, khoai, sắn.

Trong đợt khảo sát này, mở rộng diện tích lấy mẫu bao gồm các khu vực 1a thuộc xã Hùng Sơn nằm ở thƣợng nguồn phía sau chếch về bên trái Núi Pháo ; khu vực 3 thuộc địa bàn xóm Mận, xã Phục Linh nằm phía thƣợng nguồn chếch về phía bên phải Núi Pháo ; các khu vực 4, 5, 6, 7 nằm phía hạ lƣu dọc theo đƣờng quốc lộ 37 hƣớng về thành phố Thái Nguyên. Bên cạnh việc lấy các mẫu rau củ, mẫu lúa,

đất trồng lúa, nƣớc tƣới tiêu cũng đƣợc thu thập nhằm đánh giá mối nguy ô nhiễm kim loại nặng với hạt gạo ở thời vụ thu hoạch sau này. Một số mẫu rau xanh cùng loại đƣợc lấy ngẫu nhiên ở chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm so sánh hàm lƣợng kim loại trong rau tiêu thụ ở Hà Nội với các mẫu rau lấy khảo sát.

Kết quả phân tích các kim loại nặng trong một số mẫu đợt 2 đƣợc tổng hợp trong bảng 3.17.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng ICP MS nhằm bước đầu đánh giá mức độ ô nhiễm một số kim loại nặng trong thực phẩm gần khu vực khai thác mỏ núi pháo (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)