Các mẫu thể hiện mơ hình phân tích băng trên bản điện di sai khác so với đối chứng đƣợc chúng tơi gửi sang Hàn Quốc để giải trình tự (hãng Bioneer). Kết quả phân tích trình tự đƣợc xử lý bằng phần mềm BioEdit.
Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tách chiết ADN tổng số
Để tiến hành sàng lọc đột biến gen sửa chữa bắt cặp sai MLH1 gây ung thƣ ruột kết ở ngƣời, bƣớc đầu tiên chúng tôi tiến hành tách chiết ADN tổng số từ các mẫu máu (20 mẫu) và mẫu mô (38 mẫu) tƣơng ứng theo phƣơng pháp của Sambrook và cộng sự (2001) [45] có cải tiến cho phù hợp với điều kiện phịng thí nghiệm; một số mẫu mô khác (12 mẫu) đƣợc tách chiết bằng kit tách ADN từ mô theo hƣớng dẫn của hãng R & D (Hàn Quốc). Sau đó, ADN tổng số đƣợc điện di trên gel agarose 0,8%, kết quả đƣợc thể hiện trên Hình 12.
(A) (B)
Hình 12. (A) Kết quả tách ADN tổng số từ mẫu mô. (B) Kết quả tách ADN tổng số từ mẫu máu
M: marker λ/ Hind III. T30-T38: ADN tổng số tách từ mô bệnh phẩm ngƣời số 1-8. B13-B20: ADN tổng số tách từ mẫu máu bệnh phẩm ngƣời số 1-8
Mức độ đứt gãy của ADN tổng số sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến phản ứng PCR sau này. Kết quả điện di cho thấy, ADN tổng số đƣợc tách chiết từ các mẫu khác nhau đều chỉ cho 1 băng duy nhất, đậm nét với kích thƣớc xấp xỉ băng 23,1 kb của thang chuẩn λ/ Hind III. Chất lƣợng ADN từ các mẫu khác nhau tƣơng đối đồng đều và ổn định thể hiện qua các băng điện di có độ sáng cao, băng gọn, khơng bị đứt gãy và lẫn rất ít ARN. Các mẫu ADN tổng số đảm bảo yêu cầu chất lƣợng cho các thí nghiệm tiếp theo.
Sau khi tách chiết ADN tổng số thành công, chúng tôi tiến hành xác định chất lƣợng của sản phẩm ADN bằng phƣơng pháp đo quang phổ hấp thụ. Kết quả đo mật độ quang phổ hấp thụ cho thấy các mẫu ADN chúng tôi tách chiết đƣợc đều có giá trị A260/A280 ≈ 1,8 - 2,0 và nồng độ ADN dao động từ 50 đến 500 µg/ml đảm
bảo yêu cầu dùng làm khuôn cho phản ứng PCR.