Nguyên tắc, tiêu chí phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ khu vực Côn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ khu vực côn đảo thích ứng với biến đổi khí hậu (Trang 42 - 46)

1.2. Cơ sở lý luận về phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ và biến đổi khí hậu

1.2.1.3. Nguyên tắc, tiêu chí phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ khu vực Côn

Đảo

a. Nguyên tắc phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ khu vực Côn Đảo

Học viên phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ khu vực nghiên cứu tuân thủ theo nguyên tắc của PEMSEA, đặc biệt là nguyên tắc số 4 do tại vùng nghiên cứu có diện tích rừng quốc gia rộng lớn, nên có tính chất tƣơng tự nhƣ các khu bảo tồn. Các nguyên tắc cụ thể nhƣ sau:

1) Đƣợc xây dựng theo các phƣơng pháp đơn giản, dễ hiểu và mang tính khả thi.

2) Hạn chế các tác động tiêu cực lên các hoạt động kinh tế đang diễn ra ở đới bờ (nếu có thể đƣợc), đồng thời phải đồng nhất với mục tiêu bảo vệ và phát triển các nguồn lợi của đới bờ.

3) Các vùng chức năng trong đới bờ đƣợc phân chia nên có sự thống nhất và tƣơng tự cả về mặt chức năng và điều kiện sử dụng và khai thác với các vùng bảo tồn hiện có trong đới bờ.

4) Các vùng được phân chia nên đảm bảo tính liên tục, ví dụ: vùng được bảo vệ nghiêm ngặt, vùng đệm, vùng được phép khai thác có điều kiện, vùng khai thác tự do,… Tránh việc phân vùng „đột ngột‟, ví dụ đặt vùng bảo vệ nghiêm ngặt cạnh vùng được phép khai thác tự do. Nên sử dụng „vùng đệm – buffer zone‟ như những vùng chuyển tiếp giữa các vùng có đặc tính khác hẳn nhau.

5) Các vùng đơn lẻ nên đƣợc đặt ở những nơi có đặc điểm riêng biệt, đặc trƣng hoặc có vị trí địa lý cách biệt với các vùng cịn lại, ví dụ các đảo hoặc các rạn san hơ,…

6) Ở những nơi có thể, việc phân vùng nên dựa vào hoặc kế thừa các ranh giới về mặt địa lý hoặc hành chính sẵn có của đới bờ.

7) Nơi sinh cƣ của các lồi q hiếm hoặc có nguy cơ tiệt chủng ở cấp độ toàn cầu, cấp độ vùng, cấp quốc gia hoặc các loài đặc hữu của quốc gia, của địa phƣơng nên đƣợc khoanh thành những vùng bảo vệ (ở các mức độ khác nhau tuỳ theo từng hồn cảnh) nhƣ các lồi bị biển, cá heo, rùa biển, cá sấu sinh sống.

8) Các bãi đẻ, bãi sinh sản, bãi ƣơng ấp có giá trị về đa dạng sinh học (đặc biệt là của những loài có giá trị khai thác hoặc đang bị khai thác phổ biến) nên đƣợc khoanh vùng thành những vùng khai thác hạn chế hoặc khai thác theo mùa để tránh mùa sinh sản, ấp nở của các loài này.

9) Các vùng ni thả tự nhiên (ví dụ nhƣ các vùng thƣờng đƣợc con ngƣời thả giống thuỷ sản ra tự nhiên để tái tạo nguồn lợi) nên đƣợc khoanh vùng ở cạnh các ngƣ trƣờng khai thác để đảm bảo việc bổ sung quần đàn vào nguồn lợi trong vùng.

10) Các vùng đƣợc khai thác hạn chế hoặc khai thác theo mùa nên đƣợc phân loại thành các “vùng khai thác hoặc sử dụng chung” (general use) trong phân loại các vùng.

11) Theo nguyên tắc chung, các vùng có ý nghĩa lớn về đa dạng sinh học hoặc giá trị văn hoá lịch sử hoặc những vùng bị cấm khai thác nên thành lập thành các vƣờn quốc gia hoặc nâng cấp bảo vệ lên mức độ quốc gia.

12) Khi một vùng đƣợc khoanh theo định hƣớng ngăn cấm một hoạt động kinh tế nào đó sử dụng nguồn lợi trong vùng, nên cung cấp kèm theo các hƣớng dẫn hoặc định hƣớng cho các ngành kinh tế đó tiếp cận việc khai thác hoặc sử dụng nguồn lợi thay thế trong các vùng khác.

13) Các hƣớng dẫn về tiếp cận hoặc khai thác các nguồn lợi thay thế này đặc biệt quan trọng đối với những ngƣời dân bản địa của địa phƣơng, đặc biệt là những cộng đồng địa phƣơng đang sống phụ thuộc vào nguồn lợi tự nhiên qua các phƣơng thức săn bắt hoặc đánh bắt tự nhiên.

14) Vùng neo đậu tàu thuyền nên nằm xa các khu vực nhạy cảm về nguồn lợi nhƣ các rạn san hô, bãi đẻ thủy sản,…

15) Trong các vùng bảo vệ hoặc bảo tồn nên khoanh các tiểu vùng dành cho công tác nghiên cứu khoa học và giáo dục.

* Tiêu chí sự phân dị về điều kiện tự nhiên đới bờ nghiên cứu.

Trên cơ sở đặc điểm địa hình- địa mạo, dịng chảy, địa chất,… vv, chúng ta phân ra các vùng có những đặc trƣng khác biệt.

Đây là hình thức đƣợc áp dụng khá phổ biến trong việc quản lý tổng hợp đới bờ của các quốc gia, tổng hợp về địa lý là một trong những thuộc tính về tính tổng hợp trong quản lý đới bờ. Theo đó, tổng hợp về địa lý có nghĩa là việc sử dụng ranh giới đƣợc xác định bởi dòng chảy hoặc các quá trình tự nhiên khác, hơn là sử dụng ranh giới hành chính, để xác định các đơn vị khơng gian cơ sở cho công tác quản lý tài nguyên. Cụ thể áp dụng với đới bờ, khi phân định vùng ven bờ biển nên kết hợp sử dụng ranh giới xác định bởi tác động của biển với ranh giới hành chính, để xác định các đơn vị cho quản lý vùng ven bờ biển.

* Tiêu chí về sự phân dị tài nguyên và mức độ khai thác tài nguyên của các hoạt động phát triển kinh tế và xã hội.

- Điều tra nghiên cứu sự phân bố các nguồn tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên vị thế, tài nguyên văn hóa, lịch sử nguồn nhân lực… vv. Từ đó, phân chia ra các vùng có các đặc điểm khác nhau, có thể phát triển các ngành kinh tế điển hình.

- Khu khai thác hạn chế/hạn định: dành cho các hoạt động kinh tế phụ thuộc vào hoặc có liên quan đến một ngƣỡng chất lƣợng môi trƣờng nƣớc nhất định.

- Khu khai thác độc quyền: dành cho các hoạt động phát triển địi hỏi việc sử dụng tài ngun khơng hạn chế.

- Khu khai thác đa ngành: dành cho các hoạt động phát triển đòi hỏi sự di chuyển, vận chuyển và sự hợp tác hoặc chia sẻ với nhau trên cùng một khu vực tại các thời điểm khác nhau.

* Các tiêu chí về phân dị mơi trường tự nhiên

Dựa trên hiện trạng mơi trƣờng (ơ nhiễm, các thơng số hóa lý môi trƣờng,… vv), dự báo diễn biến môi trƣờng theo quy hoạch phát triên kinh tế xã hội để phân ra các vùng cần có phƣơng thức quản lý mơi trƣờng thích ứng.

Theo cách này có thể phân vùng quản lý ra thành các khu phát triển, khu đệm và khu bảo vệ (bảo tồn). Đây là phƣơng án cơ bản trong phân vùng, dựa chủ yếu vào mục đích quản lý vùng (thúc đẩy phát triển hay bảo tồn). Khu đệm nên đƣợc thiết kế xung quanh khu bảo tồn để ngăn cản hoặc giảm bớt các tác động tiêu cực có thể có từ khu phát triển sang khu bảo tồn.

Trong một số trƣờng hợp, vùng phát triển lại có thể đƣợc phân nhỏ hơn thành những tiểu khu nhƣ:

- Tiểu khu phát triển thấp (ít tập trung các hoạt động phát triển);

- Tiểu khu phát triển cao (tập trung nhiều hơn các hoạt động phát triển); - Tiểu khu phát triển đa ngành (tập trung nhiều ngành và nhiều hoạt động phát triển khác nhau). Trong trƣờng hợp này, tiểu khu phát triển thấp có thể đóng vai trị nhƣ một khu đệm.

Tƣơng tự nhƣ vậy, khu bảo tồn cũng có thể đƣợc phân chia thành các tiểu khu hoặc các khu vực nhỏ hơn nhƣ:

- Khu vực bảo tồn nghiêm ngặt - Khu vực bảo tồn thông thƣờng - Các khu vực bảo tồn biển

- Khu vực bảo tồn sinh cảnh thủy sinh - Khu bảo tồn nguồn gen thủy sản - Khu bảo tồn đa dạng sinh học - Vƣờn quốc gia

* Các tiêu chí về pháp lý.

Có rất nhiều các tiêu chí về pháp lý tuy nhiên, tác giả chỉ đƣa ra một cơ sở pháp lý rất quan trọng đó là Cơng ƣớc về Luật biển 1982 của Liên Hợp Quốc và địa giới hành chính.

- Phân vùng biển theo quy định của Công ƣớc về Luật biển 1982 của Liên Hợp Quốc là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất, bao trùm tổng thể các quy định pháp luật đƣợc áp dụng rộng rãi đối với các quốc gia thành viên.

- Phân vùng theo địa giới hành chính: trong phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ đặc biệt quan tâm đến ranh giới hành chính. Trong điều kiện cho phép để các ranh giới phân vùng quản lý tổng hợp phù hợp với các ranh giới hành chính để tạo nên tính khả thi cao của phân vùng quản lý tổng hợp.

Tuy nhiên, điều này khơng có nghĩa là phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ luôn phải trùng với phân vùng quản lý hành chính. Nhƣ vậy, một vùng quản lý tổng hợp đới bờ có thể nằm trong nhiều đơn vị quản lý hành chính. Nhƣng chúng ta cần nhắc lại là trong điều kiện cho phép cần đƣa về một đơn vị hành chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân vùng quản lý tổng hợp đới bờ khu vực côn đảo thích ứng với biến đổi khí hậu (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)