Tổng quan tình hình năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu –

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội trên thị trường nội địa (Trang 30 - 31)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của

2.1.1 Tổng quan tình hình năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu –

– Nước giải khát Hà Nội trên thị trường nội địa

Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội là một trong ba doanh nghiệp hàng đầu ở Việt Nam trong lĩnh vực Đồ uống, đặc biệt là ngành Bia, Habeco hiện đang hoạt động tại thị trường chính là khu vực miền Bắc. Trong thời gian qua Habeco đã khang định được sức ảnh hưởng của mình thơng qua hàng loạt sản phẩm quen thuộc như bia Trúc Bạch, bia Hà Nội… và nhận được nhiều sự yêu thích của người tiêu dùng.

Tuy nhiên, tình hình kinh doanh của Tổng Cơng ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội có phần chững lại, trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020, thị phần của Habeco đã giảm từ mức 15% tồn thị trường xuống cịn xấp xỉ 10%; doanh thu thuần có dấu hiệu đi xuống và đang mất dần đi lợi thế cạnh tranh của một công ty lớn trong ngành đồ uống trên thị trường nội địa. Nguyên nhân của việc mất đi một phần lợi thế cạnh tranh có thể do sự tác động mạnh của đại dịch Covid 19, thị trường đồ uống, đặc biệt là ngành bia ngày càng cạnh tranh khốc liệt hơn; sự thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, sự khắt khe hơn trong quy định đối với sản phẩm có cồn… Những điều này gây khó khăn khá lớn cho Habeco, nhưng đó cũng có thể là một cơ hội để Tổng Cơng ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội thay đổi để hướng đến những mục tiêu kinh tế tăng trưởng trong những năm kế tiếp. Vì vậy việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội là một việc cần thiết đối với thực trạng của Tổng Công ty hiện tại.

Tổng Công ty đã không ngừng cố gắng, phấn đấu để nâng cao năng lực cạnh tranh, trở thành cơng ty hàng đầu trong ngành bia nói riêng và ngành đồ uống nói chung và ln khơng ngừng đổi mới, cho ra mắt nhiều sản phẩm phục vụ cho nhu cầu con người nội địa, đóng góp lớn vào nền kinh tế của đất nước. Để hiện thực hóa mục tiêu giữ vững thị phần, ban lãnh đạo Habeco đã thống nhất thay đổi nhận diện và truyền thông cho nhãn hiệu các sản phẩm Bia Trúc Bạch, Bia chai Hà Nội 450ml nhãn đỏ và bia lon Hà Nội vàng, đánh dấu bước chuyển mình tồn diện trong chiến lược

phát triển, tái định vị thương hiệu. Hai nhà máy chính Nhà máy Bia Hà Nội Mê linh và Nhà máy Bia Hà Nội – Hoàng Hoa Thám với dây chuyền sản xuất hiện đại cho ra hơn 200 triệu lít bia mỗi năm, cung cấp các sản phẩm đến người tiêu dùng. Habeco xác định chiến lược trọng tâm của doanh nghiệp là tiếp tục nghiên cứu phát triển các dòng sản phẩm mới với chất lượng cao hơn nữa. Đồng thời, Tổng Công ty luôn thực hiện nghiêm ngặt các quy định, khuôn khổ và không ngừng trau dồi học hỏi để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về chất lượng, mẫu mã, luôn đẩy mạnh vào việc nghiên cứu, đầu tư có chiều sâu cho cơng nghệ và thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao nhắm đáp ứng cho việc chăm sóc khách hàng, thiết kế và phục vụ những sản phẩm có chất lượng tốt nhất với giá thành phải chăng nhất cho mọi người dân trên thị trường nội địa.

Khơng chỉ vậy, Habeco cịn đẩy mạnh chiến lược phát triển thương hiệu bền vững, nâng cao sức cạnh tranh của thương hiệu tại thị trường trong nước và khu vực, Tổng công ty cũng tổ chức nhiều hoạt động truyền thơng, quảng bá hình ảnh, thương hiệu của mình như tổ chức thành công sự kiện Ngày hội Bia Hà Nội tại 5 thành phố, quảng bá sản phẩm rộng khắp tới người tiêu dùng. Cũng trong giai đoạn này, Tổng Cơng ty triển khai hình thành thêm các cơng ty thương mại khu vực nhằm tăng cường sức cạnh tranh.

Một phần của tài liệu (Khóa luận tốt nghiệp) Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội trên thị trường nội địa (Trang 30 - 31)