Bản đồ địa chất huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở địa lý cho quản lý và bảo vệ môi trường huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 31 - 33)

b. Đặc điểm địa mạo

Huyện Vân Đồn có địa hình đa dạng và có sự phân hóa rõ rệt từ đồi núi cho đến ven biển và các đảo ven bờ, được phân chia thành các nhóm địa hình chính sau:

- Địa hình núi thấp phân bố chủ yếu ở các xã đảo bao gồm: Sườn bào mịn rửa trơi trên đá cuội kết, sườn bào mịn rửa trơi trên đá cát kết thạch anh, sườn bào mòn xâm thực trên đá cát kết thạch anh và sườn rửa lũa hịa tan trên đá vơi.

- Địa hình đồi có diện tích lớn nhất phân bố chủ yếu trên đảo Cái Bầu bao gồm: đồi cao trên đá cát kết, đồi thấp xen thung lũng trên đá cát kết, đồi thấp trên đá phiến sét, sườn bào mịn rửa trơi trên đá cát kết thạch anh. Đảo Cái Bầu có địa hình cao về phía Đơng Bắc, có các đỉnh núi cao như: Vạn Hoa 397 m, Bằng Thông 366 m, Cái Đài 302 m, Nàng Tiên 450 m.

- Địa hình đồng bằng tích tụ phân bố chủ yếu ở một số đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng. Các dạng địa hình bao gồm: Phức hệ thềm biển tuổi Đệ tứ không phân chia, bãi triều, bề mặt tích – xói lở do tác động của sóng ưu thế.

- Địa hình thung lũng phân bố dạng dải hẹp, chiếm diện tích nhỏ phân bố chủ yếu ở các đảo phía nam: Vạn Cảnh, Phượng Hoàng, Đống Chén,... bao gồm: Thung lũng xâm thực tích tụ, thung lũng áng karst. Địa hình Karst bị nước bào mịn tạo nên mn nghìn hình dáng bên ngồi và trong lịng là những hang động kỳ thú.

- Địa hình nguồn gốc sơng bao gồm: Sông và bãi bồi hiện đại chiếm diện tích

rất nhỏ.

- Địa hình nguồn gốc biển bao gồm: Thềm biển khơng chia, bãi triều hiện đại, tích tụ vũng vịnh, bãi sơng triều. Địa hình này khơng bằng phẳng, độ sâu trung bình là 20 m. Có những lạch sâu là di tích các dịng chảy cổ và có những dải đá ngầm làm nơi sinh trưởng các rạn san hô.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở địa lý cho quản lý và bảo vệ môi trường huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)