Diện tích các dạng cảnh quan ở mỗi tiểu vùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở địa lý cho quản lý và bảo vệ môi trường huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 102 - 116)

Tiểu vùng Dạng cảnh quan Diện tích (ha) % diện tích

TV rừng sản xuất Đài Xuyên

(TV1) Rừng trồng 11,16 3309 71 Quần cư 14 790 17 Rừng tự nhiên 15,29 562 12 TV quần cƣ ven biển Đông Xá – Vạn Yên (TV2) Rừng trồng 11 2497 31.3 Quần cƣ 14,35,28,30 3402 42.6 Rừng tự nhiên 10,29 1563 19.6

Cây lâu năm 12 354 4.4

Lúa 27 168 2.1

TV rừng phịng hộ ven sơng Voi

Rừng tự nhiên 31,10,15,33 4804 39.1

Lớn (TV3)

Quần cư 32,14,18 2430 19.8

Cây hằng năm 17 229 1.9

Sinh vật thủy sinh 34 159 1.3

TV rừng đặc dụng trên dãy đảo Sậu Nam –

Ba Mùn (TV5) Rừng tự nhiên 1,5,24,7,23 7220 96.4 Rừng trồng 6 268.23 3.6 TV rừng sản xuất và nuôi trồng thủy sản trên đảo Trà Bản – Cồng Tây (TV6) Rừng trồng 25,8,2,3, 8545 55.6 Trảng cỏ cây bụi 6 1507 9.8 Rừng tự nhiên 19,24, 5, 7, 10, 3460 22.5 Quần cư 28,26,9 1433 5.6 Trảng cỏ cây bụi 22 429 2.8 TV du lịch biển đảo và nuôi trồng thủy sản trên đảo Cảnh Cƣớc – Hạ Mai (TV7) Trảng cỏ cây bụi 22 2292 30.6 Quần cƣ 20,21,28 3422 45.7 Rừng tự nhiên 24,7 1209 16.1 Rừng trồng 25 570 7.6

TV1. Không gian ưu tiên phát triển rừng sản xuất kết hợp du lịch sinh thái * Phạm vi khơng gian: vùng phía bắc đảo Cái Bầu thuộc xã Đài Xuyên

* Hiện trạng sử dụng các cảnh quan: Tiểu vùng cảnh quan có sự xuất hiện

của dạng cảnh quan về rừng trồng (CQ 4), dạng cảnh quan trong khu dân cư (CQ 14), dạng cảnh quan rừng tự nhiên (CQ15). Tuy nhiên, cảnh quan rừng trồng chiếm

71% diện tích của tiểu vùng với 3309 ha. Do đó, định hướng phát triển dạng cảnh

quan rừng trồng là ưu tiên hàng đầu đối với phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường của tiểu vùng này.

* Định hướng: Phát triển và mở rộng phạm vi rừng sản xuất, chăm sóc nâng

cao chất lượng rừng sản xuất. Du lịch trong tiểu vùng này sẽ phát triển thành khu nghỉ dưỡng, giải trí và trung tâm dịch vụ bơi thuyền kết hợp tham quan, ngắm cảnh. Phát triển của tiểu vùng phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế của huyện Vân Đồn.

* Giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường:

- Trồng bổ sung rừng sản xuất tại khu vực đất trống phía bắc xã Đài Xuyên, khu vực ven sơng Voi Lớn nhằm chống xói lở bờ;

- Có chính sách khuyến khích người dân tích cực chăm sóc và bảo vệ rừng; - Tăng dần độ che phủ rừng tạo cảnh quan môi trường các khu vực đất trống và khu vực đã tiến hành khai thác rừng sản xuất; Hạn chế tối đa việc khai thác rừng làm giảm diện tích.

- Thường xuyên theo dõi, cảnh báo tai biến môi trường tại khu vực;

- Phát động và duy trì các phong trào trồng bảo vệ rừng, làm sạch môi trường đầu nguồn, bảo vệ các thuỷ vực nước mặt trong khu vực;

- Xây dựng các quy ước, hương ước, cam kết về BVMT và các mơ hình tự quản về mơi trường của cộng đồng dân cư;

- Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào cuộc vận động toàn dân xây dựng làng văn hóa và xem như một tiêu chuẩn đánh giá, công nhận thôn, xã, khu phố văn hóa.

TV2: Khơng gian ưu tiên phát triển thành trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục Vân Đồn kết hợp du lịch biển và bảo vệ môi trường

* Phạm vi khơng gian: phía đơng nam đảo Cái Bầu phân bố dọc sườn đồi núi

phía đơng nam đảo Cái Bầu từ xã Đơng Xá đến phía nam xã Vạn Yên, bao gồm phần đất nổi và vùng đất ngập nước ven bờ.

* Hiện trạng sử dụng các cảnh quan: Các dạng cảnh quan trong tiểu vùng

này khá đa dạng: CQ rừng tự nhiên (10), cảnh quan rừng trồng (11), CQ quần cư trên các địa hình đồi và ven biển (28, 30, 35). Tuy nhiên, cảnh quan chiếm phần lớn tiểu vùng là các dạng cảnh quan quần cư với 3402 ha tương ứng với 42,6% nên định hướng phát triển đối với các dạng cảnh quan trong tiểu vùng là có kế hoạch sử dụng

* Định hướng: Phát triển dải ven biển đảo Cái Bầu thành trung tâm hành

chính, kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục kết hợp du lịch biển và bảo vệ mơi trường. Trong đó, các định hướng phát triển về giáo dục, văn hóa, y tế phân bố dọc dải ven biển và trên các xã đảo (Quan Lạn – Minh Châu, Ngọc Vừng, Bản Sen, Thắng Lợi). Trung tâm hành chính nằm tại thị trấn Cái Rồng.

* Giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường:

- Tạo không gian xanh dọc ven tỉnh lộ của bán đảo Cái Bầu, dải ven biển và khu vực cầu 3 cầu của Vân Đồn;

- Quản lý xây dựng hệ thống thu gom, xử lý rác thải đô thị và rác thải du lịch, cầu cảng cách xa khu dân cư, có giải pháp xử lý trực tiếp tránh hiện tượng rác bị phân tán nhiều nơi gây ảnh hưởng đến mỹ quan;

- Báo cáo hiện trạng môi trường chi tiết vùng ven biển hằng quý, nhằm đề xuất giải pháp bảo vệ và xử lý môi tường kịp thời;

- Có giải pháp xử lý nghiêm đối với những cơ sở kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn và chế biến thủy sản gây ô nhiễm môi trường;

- Tăng cường giải pháp quản lý chặt chẽ hoạt động của chợ Vân Đồn, tránh gây ảnh hưởng đến môi trường từ rác thải của chợ;

- Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào cuộc vận động toàn dân xây dựng làng văn hóa và xem như một tiêu chuẩn đánh giá, công nhận thôn, xã, khu phố văn hóa.

- Nâng cấp và cải tạo cảng Cái Rồng, phân định rõ khu vực tàu thuyền cho phát triển du lịch và khu đậu của tàu thuyền đánh bắt thủy sản, có giải pháp xử lý rác thải, nước thải tại khu vực này.

TV3:Không gian ưu tiên phát triển cảng hàng không và trở thành khu thương mại dịch vụ cao cấp phục vụ nhu cầu mua sắm, lưu trú của khách du lịch

* Phạm vi khơng gian: phía tây đảo Cái Bầu, chiếm diện tích của 2 xã Đồn

Kết, Bình Dân và một phần xã Đài Xuyên.

* Hiện trạng sử dụng các cảnh quan: Số dạng cảnh quan trong tiểu vùng này

tương đối đa dạng: dạng cảnh quan liên quan đến rừng tự nhiên (4, 15, 17, 31) có

diện tích 4804 ha (39,1%), dạng cảnh quan liên quan đến rừng trồng (4, 17) có diện tích 4660 ha (37,9%), dạng cảnh quan liên quan tới quần cư (14, 18, 32) với diện tích 2430 ha (19,8%). Tuy nhiên, kết hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội

của huyện Vân Đồn thì định hướng phát triển các dạng cảnh quan liên quan đến quần cư, đồng thời kết hợp bảo vệ, phát triển rừng phịng hộ vùng cửa sơng, bảo vệ đa dạng sinh học.

* Định hướng: Phát triển cảng hàng không và trở thành khu thương mại dịch

vụ cao cấp phục vụ nhu cầu mua sắm quy mô lớn. Trong công tác bảo vệ môi trường cần tránh làm tổn thương hệ sinh thái rừng vùng cửa sông ven biển; Bảo vệ sự đa dạng các loài động thực vật. Đối với những khu vực rừng ngập mặn bị tổn thương, suy thối cần có các biện pháp phục hồi.

* Giải pháp quản lý và bảo vệ mơi trường:

- Quy hoạch chi tiết các cơng trình phục vụ hoạt động của cảng hàng khơng trong tương lai, có tính đến giảm thiểu tác động và xử lý ô nhiễm tiếng ồn do hoạt động của sân bay gây ra;

- Xây dựng các tuyến giao thông thủy, giao thông đường bộ nối liền các vùng lân cận đến tiểu vùng này;

- Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, quản lý chất thải, nâng cao năng lực quản lý và điều hành của chính quyền địa phương;

- Quy hoạch hệ thống mạng lưới và đầu tư xây dựng các chợ trên địa bàn đảm bảo các yêu cầu vệ sinh môi trường dài hạn;

- Đánh giá và kiểm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án tại tiểu vùng này;

- Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào cuộc vận động toàn dân xây dựng làng văn hóa và xem như một tiêu chuẩn đánh giá, cơng nhận thơn, xã, khu phố văn hóa.

TV4: Khơng gian ưu tiên phát triển du lịch biển và du lịch sinh thái kết hợp nuôi trồng thủy sản cao cấp

* Phạm vi không gian: Vùng nước mặt ven biển được giới hạn từ đảo Cái

Bầu và dãy đảo từ Sậu Nam đến Thẻ Vàng.

* Hiện trạng sử dụng các cảnh quan: Là tiểu vùng đặc trưng bởi nước biển

ven bờ huyện Vân Đồn, giới hạn từ đảo Cái Bầu và dãy đảo từ Sậu Nam đến Thẻ Vàng. Cảnh quan của tiểu vùng chủ yếu liên quan đến hoạt động dịch vụ, khai thác và chế biến thủy sản, du lịch. Do đó, định hướng phát triển của cảnh quan tiểu vùng này bảo vệ môi trường nước biển ven bờ, đồng thời phát triển du lịch bền vững.

* Định hướng: Quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản tách biệt với vùng phát

triển du lịch và vùng cầu cảng ven thị trấn Cái Rồng. Tổ chức và quản lý chặt chẽ hoạt động của tàu thuyền du lịch trong vùng này và di chuyển đến các vùng đảo lân cận. Tổ chức các tour du lịch gắn liền với các nguồn tài nguyên sẵn có của huyện Vân Đồn (vườn quốc gia Bái Tử Long, tắm biển trên đảo Cảnh Cước,…).

* Giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường:

- Tạo mối liên kết với định hướng của tiểu vùng 2 trong công tác quy hoạch cảng biển phục vụ du lịch, nuôi trồng thủy sản quảng canh ven biển;

- Xác định các tuyến du lịch cố định có thể khai thác hết thế mạnh về cảnh quan độc đáo của vịnh Bái Tử Long;

- Quy hoạch khu vực nuôi trồng thủy sản cách xa khu vực cầu cảng nhằm tránh tác động của ô nhiễm dầu mỡ đến các lồi thủy sản ni trồng;

- Đồng thời tăng cường bổ sung rừng ngập mặn khu vực ven cầu Vân Đồn (I, II, III) kết hợp nuôi trồng thủy sản.

TV5: Không gian ưu tiên bảo vệ nghiêm ngặt rừng đặc dụng của vùng lõi vườn quốc gia Bái Tử Long

* Phạm vi không gian: Vùng đất nổi của đảo Đông Ma, Chàng Ngọ, Cái

Lim, Sậu Nam, Ba Mùn và phần đất ngập nước xung quanh.

* Hiện trạng sử dụng các cảnh quan: Tiểu vùng này chủ yếu là các dạng cảnh quan liên quan đến rừng tự nhiên (5, 7, 23, 24) với diện tích 7220 ha chiếm 96,4%, ngồi ra có một phần nhỏ diện tích là rừng trồng (6). Diện tích tồn tiểu

vùng chủ yếu là rừng đặc dụng nên định hướng phát triển các dạng cảnh quan là phát triển, bảo vệ, bảo tồn rừng tự nhiên đặc dụng. Ngồi ra có thể kết hợp hoạt động du lịch tham quan, du lịch sinh thái.

* Định hướng: Bảo vệ và giữ nguyên hiện trạng rừng tự nhiên vùng lõi Vườn

quốc gia. Nghiêm cấm mọi hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên trong phạm vi các đảo. Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động du lịch liên quan. Bảo vệ khơng gian sống cho các lồi động vật trong sách đỏ đang có nguy cơ tuyệt chủng: voọc đầu trắng; Đẩy mạnh giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

* Giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường:

- Mở lớp tập huấn, đào tạo cán bộ kiểm lâm nâng cao vai trò và nhận thức về tầm quan trọng vùng lõi của vườn quốc gia Bái Tử Long đối với vùng biển huyện Vân Đồn nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung.

- Thực hiện đánh giá và kiểm kê về đa dạng sinh học và xây dựng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học; Xác lập vùng đệm và vai trị của vùng đệm cho khơng gian bảo vệ vùng lõi của vườn quốc gia.

- Hỗ trợ và thành lập các tổ tuần tra biển co sự tham gia của ngư dân địa phương trong việc bảo tồn đa dạng sinh học vùng biển thuộc vùng lõi của VQG Bái Tử Long;

- Nghiêm cấm tuyệt đối các hoạt động săn bắn, khai thác trái phép gỗ và các loài động thực vật, loài thủy sản trong phạm vi khu bảo tồn;

- Xây dựng vùng đệm an toàn cho vườn quốc gia Bái Tử Long;

- Phối hợp với ngành du lịch để phát triển du lịch sinh thái nhằm tạo nguồn thu nhập từ hoạt động dịch vụ cho người dân đồng thời tạo liên kết với người dân trong công tác bảo tồn và bảo vệ đa dạng simh học, bảo vệ môi trường vùng lõi vương quốc gia;

- Tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng địa phương và du khách đến thăm quan;

- Thiết lập các mơ hình du lịch sinh thái bền vững giữa du lịch tắm biển, du lịch tham quan, du lịch thám hiểm và du lịch sinh thái.

TV6: Không gian ưu tiên phát triển rừng sản xuất kết hợp nuôi trồng thủy sản cao cấp

* Phạm vi không gian: đảo Trà Bản và đảo Cống Nứa, Đống Chén, Thẻ

Vàng, Cống Đông, Sống Tây, Vạn Cảnh.

* Hiện trạng sử dụng các cảnh quan: Phần lớn lớp phủ bề mặt trong tiểu vùng này là rừng sản xuất (rừng trồng) bao gồm các dạng cảnh quan (2, 3, 4, 8, 11, 25) với diện tích 8545 ha chiếm 55,6% diện tích của tiểu vùng; ngoài ra có

các dạng cảnh quan liên quan đến quần cư, nuôi trồng thủy sản nhưng khơng nhiều. Do đó, định hướng phát triển các dạng cảnh quan về rừng trồng, chuyển đổi một số diện tích từ rừng trồng thành rừng phòng hộ để tiến hành khoanh vi và bảo vệ.

* Định hướng: Trồng và khai thác, bảo vệ rừng phù hợp với từng điều kiện

cụ thể nhằm hạn chế xói mịn đất; Hồn thiện các chính sách, trong đó có nhiệm vụ bảo vệ rừng và đất rừng đối với hộ gia đình cá nhân tham gia trồng rừng sản xuất trên đảo lớn Trà Bản. Đồng thời, khoanh vùng cho NTTS, đảm bảo nước trong các đầm nuôi đạt quy chuẩn cho phép; Tuyên truyền, phổ biến công tác BVMT cho ngư dân các xã đảo; Cấm đánh bắt, khai thác nguồn lợi thủy sản cạn kiệt và theo hình thức hủy diệt.

* Giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường:

- Quy hoạch chi tiết khu vực phát triển và bảo vệ rừng sản xuất, khu vực nuôi trồng thủy sản;

- Tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng địa phương trong hoạt động nuôi trồng thủy sản;

- Xây dựng chiến lược truyền thông của huyện Vân Đồn nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung về nâng cao nhận thức về pháp luật bảo vệ môi trường cho các công ty du lịch, cộng đồng nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng trong các hoạt động giám sát, bảo vệ môi trường biển;

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường nhằm nâng cao nhận thức môi trường cho các cấp quản lý, các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư trên địa bàn thu gom rác thải sinh hoạt, tác thải trong phát triển du lịch.

- Xây dựng hệ thống thu gom xử lý nước thải các khu dân cư tại các xã đảo trong tiểu vùng và các tiểu vùng lân cận;

- Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra và thanh tra môi trường theo kế hoạch, đặc biệt là công tác hậu kiểm tra các cơ sở, kinh doanh, dịch vụ đã được cấp hồ sơ về bảo vệ môi trường.

TV7: Không gian ưu tiên phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản kết hợp bảo tồn đa dạng sinh học rừng Trâm

* Phạm vi không gian: đảo Cảnh Cước, đảo Ngọc Vừng, đảo Phượng Hoàng,

Nất Đất, Thượng Mai, Hạ Mai và vùng nước bao quanh.

* Hiện trạng sử dụng các cảnh quan: Dân cư tập trung tại vùng xã đảo Minh

Châu và phía bắc đảo Quan Lạn và đảo Ngọc Vừng, do đó các dạng cảnh quan của tiểu vùng chủ yếu liên quan đến quần cư (20, 21, 28) với diện tích 3422ha chiếm 45,7%; ngồi ra có các dạng cảnh quan liên quan đến rừng tự nhiên (7, 24), dạng cảnh quan rừng trồng (22). Vì vậy, phát triển du lịch tắm biển, tham quan kết hợp

bảo vệ rừng tự nhiên và hệ sinh thái ven biển là định hướng của các dạng cảnh quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở địa lý cho quản lý và bảo vệ môi trường huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 102 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)