c. Khí hậu - thủy văn, hải văn * Khí hậu
Vân Đồn là huyện miền núi hải đảo bị chi phối bởi khí hậu duyên hải, ảnh hưởng và tác động của biển, tạo ra những vùng sinh thái hỗn hợp miền núi ven biển. Trong năm thường chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10; mùa đơng khơ lạnh, có gió Đơng Bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Nhiệt độ trung bình hàng năm đạt 24,4 OC. Ở những vùng thấp dưới 150,0 m
có nhiệt độ trung bình là 23,8 OC, vùng trên 150,0 m nhiệt độ trung bình 23,0 OC. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2090 – 2380 mm, mưa phân theo 2
mùa rõ rệt:
- Mùa mưa nhiều: Kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, lượng mưa tập trung chiếm 83-86% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 8.
- Mùa mưa ít: Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa nhỏ chỉ chiếm 14 - 17% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 1.
Bảng 2.1 : Một số đặc trưng khí hậu huyện Vân Đồn năm 2015
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Lượng mưa (mm) 36,1 35,6 23,1 26,8 187,2 255,9 900,5 399,6 277,7 120,0 41,2 63,9 Nhiệt độ (°C) 16,8 18,6 21,6 24,0 28,9 29,7 28,7 28,8 27,8 25,8 24,2 18,1
Độ ẩm (%) 72 84 89 84 85 86 80 83 86 82 82 81
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2015.
Huyện Vân Đồn thịnh hành 2 loại gió chính là gió Đơng bắc và gió Đông nam:
(Nguồn: Báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh)
- Gió Đông bắc: Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, tốc độ gió từ 2 - 4 m/s. Gió mùa đông bắc tràn về theo đợt, mỗi đợt kéo dài từ 3 đến 5 ngày, trong những đợt gió mùa đơng bắc đạt tới cấp 5, cấp 6, ngồi khơi cấp 7 đến cấp 9. Đặc biệt gió mùa đơng
bắc tràn về thường lạnh, giá rét, ảnh hưởng đến mùa màng, gia súc và sức khoẻ con người.
- Gió Đơng nam: Thịnh hành từ tháng 5 đến tháng 9, gió thổi từ biển vào mang theo nhiều hơi nước tạo nên khơng khí thống mát. Tốc độ gió trung bình từ 2- 4 m/s.
Vân Đồn là huyện miền núi hải đảo nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão đổ bộ từ biển vào. Bão thường xuất hiện vào tháng 6 đến tháng 10, tốc độ gió từ 20 – 40 m/s, bão thường kèm theo mưa nhiều gây thiệt hại lớn cho sản xuất và đời sống của nhân dân.
* Đặc điểm thủy văn, thủy lợi, thủy triều.
- Thủy văn: Dịng chảy sơng suối huyện Vân Đồn chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, phân bố mạng lưới sơng suối ít và rải rác, dịng chảy nhỏ gây khó khăn cho việc tưới nước ngọt cho cây trơng và ni trồng thủy sản.
Vân Đồn chỉ có 1 con sơng lớn là sơng Voi Lớn có chiều dài 18 km. Trên đảo Cái Bầu có một số sơng suối nhỏ như: sông Cái Bầu, suối Khe Ngái, Đài Vàn,...
- Thủy lợi: Hệ thông thủy lợi của huyện gồm 28 hồ đập dâng với tổng dung tích 2.84 triệu m3 và hệ thống kênh mương tưới cho khoảng 440ha trong đó chủ động tưới tiêu cho 140 ha. Tuy nhiên, hầu hết hệ thống tự chảy chưa được hồn chỉnh nên mùa khơ nguồn nước cạn kiệt không chủ động được nguồn nước tưới.
- Thủy triều: Vân Đồn có chế độ nhật triều thuần nhất, tức là trong một ngày có một lần nước lớn và một lần nước ròng. Về mùa hè, nước thường lên vào buổi chiều và về mùa đông thường lên vào buổi sáng. Các đỉnh triều (nước lớn) thường cách nhau 25 giờ. Số ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống chiếm 85% - 95% (tức trên 25 ngày) trong tháng. Khu vực có biên độ thuỷ triều vào loại lớn nhất nước ta, khoảng 3,5m - 4,0m.Triều mạnh trong năm thường vào các tháng I, VI, VII, XII, triều yếu vào các tháng III, IV, VIII, IX, tốc độ dòng triều xấp xỉ 1m/s.
- Sóng biển ở Vân Đồn có cấp độ khơng cao như ở ngồi khơi do có rất nhiều hịn đảo như bức rào chắn khơng cho sóng phát triển. Sóng cao nhất chỉ xuất hiện ở hướng nam và tây nam với tần suất nhỏ, sóng ở đây chủ yếu là sóng gió (sóng do gió). Địa hình đáy biển khơng sâu và đà gió khơng mạnh làm cho sóng khơng thể phát triển
mạnh được, kể cả khi có các biến động thời tiết mạnh như bão. Sóng biển ở Vân Đồn thuận lợi cho việc ni trồng thủy sản bằng hình thức lồng bè trên biển.
d. Đặc điểm thổ nhưỡng
Vân Đồn có các nhóm đất chính sau (Viện điều tra quy hoạch và thiết kế nơng nghiệp, 2005):
* Nhóm đất đỏ vàng (F): Diện tích đất đỏ vàng trên toàn huyện là 34.081,32ha. Đất có thành phần cơ giới từ thịt nặng, trung bình đến nhẹ.
* Nhóm đất cát (C) với tổng diện tích 5551,67 ha gồm:
- Bãi cát ven sông, biển: với tổng diện tích 4523,07ha, thường nằm sát mép nước và cửa sơng ngịi bãi biển thuộc các xã: Ngọc Vừng, Minh Châu, Quan Lạn, Bản Sen, Hạ Long, Đông Xá, Vạn Yên.
- Đất cồn cát trắng vàng điển hình: với tổng diện tích 574,0 ha. Phân bố nhiều ở các đảo: Ngọc Vừng, Minh Châu, Quan Lạn. Loại đất này có chất lượng tốt làm nguyên liệu thủy tinh.
- Đất cát biển điển hình: tổng diện tích 554,60ha. Phân bố ở các xã ven biển Hạ Long, Đơng Xá, Đài Xun, Bình Dân, Ngọc Vừng, Minh Châu, Quan Lạn.
* Nhóm đất mặn (M): Nhóm đất mặn bao gồm: Đất mặn sú vẹt đước, đất mặn nhiều, đất mặn ít và trung bình, có diện tích 4533,41 ha, được phân bố chủ yếu ở khu vực ven biển thuộc các xã: Bình Dân, Thắng Lợi, Ngọc Vừng, Quan Lạn, Bản Sen, Minh Châu.
* Nhóm đất phèn (S): Đất phèn có diện tích 85,70ha, phân bố đều hầu hết tồn huyện. Đất có phản ứng rất chua (pHKCl < 4), hàm lượng chất hữu cơ tầng mặt khá, càng xuống sâu hàm lượng hữu cơ càng giảm.
* Nhóm đất phù sa (P): Đất phù sa có diện tích khoảng 76,2 ha. Phân bố thành những dải hẹp chạy dọc theo bờ sông ở khu vực Đài Xun, Bình Dân, Đồn Kết.
* Nhóm đất xám (X): Đất xám có diện tích 443,1ha được hình thành và phát triển chủ yếu trên phù sa cổ, đất cát, phân bố ở địa hình vùng đồi núi có độ cao từ 25 - 175m, địa hình đốc thoải phát triển trên phiến thạch sét, đá sa thạch, đá lẫn sa thạch.