Bản đồ thổ nhưỡng huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở địa lý cho quản lý và bảo vệ môi trường huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 37 - 40)

e. Thảm thực vật (trên lục địa và đảo)

Thảm thực vật tại khu vực nghiên cứu có các đặc điểm khác nhau: (Nguồn:

Báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 huyện Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh).

- Khu vực đồi núi: gồm 4 loại thảm thực vật:

+ Thảm rừng gỗ xanh quanh năm: Đây là vùng gỗ có trữ lượng lớn, lớp phủ thực vật thường xanh và nhiều tầng, độ che phủ lớn chủ yếu ở các đảo Ba Mùn và một số đảo khác. Thảm thực vật này có độ ẩm cao, hàng năm bổ sung cho đất một lượng hữu cơ khá lớn.

+ Thảm thực vật tái sinh: Được phục hồi sau khi bị khai phá rừng làm nương rẫy, do vậy thảm thực vật này cây thường thấp, đường kính nhỏ, tán cây bé, độ ẩm và tầng dày kém so với thảm rừng gỗ xanh.

+ Thảm rừng hỗn giao tre nứa: Hình thành sau khi bị khai thác, đốt cháy, các loại thân gỗ tái sinh chậm thay thế bằng các loại tre, nứa... cho nên độ ẩm tầng dày kém.

+ Thảm rừng cây lùm bụi, đồi cỏ: Đây là vùng đồi bị khai thác nhiều lần không phát triển được tạo lên cây lùm bụi như: Sim, mua, cỏ tranh...do có độ che phủ thấp cho nên hay xảy ra xói mịn và rửa trơi. Hiện nay đã được phủ kín bằng các loại cây như keo, bạch đàn và một số các loại cây ăn quả như vải, nhãn, hồng, cam, quýt... mang lại hiệu quả kinh tế và tăng độ che phủ cho đất.

- Khu vực đồng bằng: Đây là vùng sản xuất nông nghiệp, thảm thực vật chủ yếu là các loại cây trong nhóm nơng nghiệp phục vụ nhu cầu về lương thực, nhờ có sản xuất nơng nghiệp mà vùng này luôn được thay đổi làm cho thảm thực vật trở nên phong phú và đa dạng.

- Khu vực cửa sông, ven biển: Thảm thực vật chủ yếu là rừng ngập mặn, cây sú, vẹt, đước ngập mặn, trong lịng sơng chủ yếu là rong tảo sinh sống, đây là vùng chịu nhiều tác động của con người trong quá trình khai thác sử dụng tài nguyên đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, nhất là môi trường nước.

2.2.2. Tài nguyên thiên nhiên và các hoạt độngkhai thác sử dụng có ảnh hưởng đến thành tạo cảnh quan nhân sinh đến thành tạo cảnh quan nhân sinh

2.2.2.1. Tài nguyên thiên nhiên a. Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Vân Đồn là 55.320,23 ha, được chia theo 3 nhóm đất chính: đất nơng nghiệp, đất phi nơng nghiệp và đất chưa sử dụng.

(Nguồn: Thống kê đất đai huyện Vân Đồn năm 2014).

- Diện tích đất nơng nghiệp chiếm 76.41 % (42269,85 ha).

Trong nhóm đất nơng nghiệp, các loại đất chính gồm: đất lâm nghiệp 40607,46 ha (73,4% diện tích tự nhiên), đất sản xuất nông nghiệp 979.27 ha (chiếm 1,77% diện tích tự nhiên), đất ni trồng thủy sản là 680.35 ha (1,23% diện tích tự nhiên).

- Diện tích đất phi nơng nghiệp chiếm 5.16% (2854.43 ha).

Trong đó các loại đất chính bao gồm: Đất ở đô thị 81.68 ha (0.15% diện tích tự nhiên), đất ở nông thôn 329,5 ha (3.87% diện tích tự nhiên), đất chuyên dùng 2142.55 ha (3.87% diện tích tự nhiên).

- Diện tích đất chưa sử dụng chiếm tới 18.43% ( 10195.95 ha)

Với 3 loại đất chính: Đất bằng chưa sử dụng 10195.95 ha, đất đồi núi chưa sử dụng 2280.27 ha và đất núi đá khơng có rừng cây là 3303.60 ha.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở địa lý cho quản lý và bảo vệ môi trường huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)