Tỉ lệ che phủ rừng huyện Vân Đồn giai đoạn 2010-2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở địa lý cho quản lý và bảo vệ môi trường huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 49)

* Hoạt động nuôi trồng thủy sản

Hoạt động khai thác thuỷ sản đã từng bước khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện,tổng sản lượng khai thác năm 2014 đạt trên 20.200 tấn .Trong đó sản lượng khai thác tự nhiên đạt 12.200 tấn (kể cả sản lượng khai thác sứa), khai thác bằng nuôi trồng đạt trên 8.000 tấn (Bảng 2.6). Giá trị tổng sản lượng thuỷ sản đạt trên 1.000 tỷ đồng theo giá hiện hành. Đã thu hút trên 7.400 lao động làm việc trong ngành thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản huyện Vân Đồn chủ yếu là nuôi nhuyễn thể, các loại cá, tôm, ốc, và một số lồi có giá trị kinh tế như hải sâm, bào ngư, vạng đen, sá sùng,... với 7 hình thức ni: Ni ao, đầm; Ni rào chắn; Nuôi lồng bè; Nuôi giàn treo; Nuôi dây treo, khay treo; Nuôi chương bãi; Nuôi lồng thả đáy.

Bảng 2.6: Tình hình khai thác thủy sản giai đoạn 2010-2014

Đơn vị: Tấn Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng Sản lượng 16547 18770 18700 19520 20200 1. Khai thác 11807 13150 14600 12020 12200 Cá 6980 8520 12320 9090 9200 Tôm 260 260 380 420 300 Mực 580 510 650 385 300 Nhuyễn thể 280 200 200 445 400 Hải sản khác 3707 3660 1050 1680 2000 2. Nuôi trồng 4740 5620 4100 7500 8000 - Nước lợ 4680 5550 4030 7435 7900 Tôm 115 110 80 95 100 Cá 1040 1000 680 1020 1700 Nhuyễn thể 3465 4190 3050 4320 5200 Hải sản khác 60 250 220 2000 900 - Nước ngọt 60 70 70 65 100

Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản được quan tâm đầu tư phát triển mạnh với tổng diện tích gần 3.000 ha, trong đó diện tích ni nhuyễn thể trên 2.500 ha riêng nuôi tù hài, hầu biển, ốc các loại. Hiện nay đã có 02 cơng ty Nhật Bản đầu tư nuôi trai cấy ngọc trên địa bàn huyện với trên 20 năm sản xuất liên tục đã giải quyết được trên 500 lao động địa phương. Ngồi ra cịn có 15 cơng ty đầu tư ni nhuyễn thể và trên 1000 hộ dân đầu tư nuôi trồng thuỷ sản biển như nuôi cá lồng bè, nuôi tu hài, nuôi hàu, nuôi ốc...

* Hoạt động khai thác khống sản

Hiện nay, huyện Vân Đồn có một số hoạt động như khai thác cát ở Ngọc Vừng, Vạn Yên, Minh Châu, Hạ Long; khai thác sắt ở Thâm Câu, Trà Bản; khai thác titan,... phần lớn cơng tác xử lý ơ nhiễm do nước thải, khí thải và tiếng ồn của các hoạt động này chưa đạt tiêu chuẩn cho phép; chưa làm tốt công tác quản lý chất thải nguy hại theo quy định; một số doanh nghiệp chưa kê khai và còn nợ đọng phí BVMT; cơng tác phục hồi mơi trường sau khai thác cịn chưa đáp ứng yêu cầu.

* Hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng

Hiện tại ở Vân Đồn ngành sản xuất này phát triển chưa mạnh, ngồi các ngành khai thác khống sản than, đánh bắt hải sản cịn có một số ngành khác ở quy mô nhỏ như: sản xuất nước mắm, đá lạnh, sửa chữa tàu thuyền, nông cụ,...

Trên tồn huyện có trên 90 cơ sở sản xuất cơng nghiệp-TTCN. Những cơ sở lớn như Xí nghiệp Hợp Lực Mai Quyền khai thác du lịch, dịch vụ; Công ty TNHH Hoa Phong dịch vụ điện nước và xây dựng. Công ty chế biến thuỷ sản Cái Rồng (thuộc tỉnh quản lý) cơng suất 0,8-1 triệu lít nước mắm một năm. Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện có một cơng ty chế biến gỗ, 1 xí nghiệp và 20 hộ chế biến nước mắm phân bố rải rác trên địa bàn của các xã; một số cơ sở nhỏ chế biến chè tại gia đình Năm 2014 sản phẩm nước mắm đạt 2,2 triệu lít; mộc dân dụng 1.250m3, tăng 20% so với cùng kỳ. Ngồi ra, cịn có trên 10 cơ sở sản xuất nước đá lạnh phục vụ chế biến bảo quản thủy hải sản.

Về xây dựng, ở Vân Đồn hiện nay đang có các dự án như: xây dựng sân bay ở xã Đoàn Kết; xây dựng cảng Vạn Hoa. Kéo theo đó là các hoạt động làm đường, cầu,... Những hoạt động này đã gây ra ô nhiễm mơi trường khơng khí khá nghiêm trọng.

* Hoạt động thương mại - du lịch

Thương mại, dịch vụ được củng cố và từng bước phát triển. Mạng lưới dịch vụ du lịch, nghỉ ngơi, phục vụ ăn uống (khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng), dịch vụ công cộng, phương tiện phục vụ du lịch (ô tô, thuyền máy...) đã bắt đầu đi vào hoạt động.

- Thương mại: Hoạt động xuất nhập khẩu đã góp phần phát triển KT-XH của Vân

Đồn; các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm các loại hải đặc sản như: tơm, mực, sị huyết, ngọc trai; các loại cá có giá trị như cá song, thu, nhụ, đé, ngừ; lâm sản quý như nhựa thông, dược liệu, mật ong. Hàng hố nhập khẩu gồm máy móc nhỏ, ngư cụ, dụng cụ cơ khí, thiết bị động cơ thuỷ, các mặt hàng đồ gia dụng, quần áo, văn phòng phẩm... Dịch vụ vận tải cũng được mở rộng với nhiều loại hình, chất lượng được nâng lên. Hiện trên địa bàn có 21 tàu cao tốc, 34 tàu gỗ vận tải đường thủy, 5 hãng taxi với gần 100 phương tiện hoạt động.

- Du lịch: Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, tồn huyện có trên 110 cơ sở lưu trú du

lịch (tăng 50 cơ sở so với năm 2010) với trên 1.500 phòng nghỉ (Bảng 2.6). Trong năm 2014 đã đón trên 560.000 lượt khách tới tham quan, du lịch. Đặc biệt các xã đảo đã có mơ hình du lịch sinh thái cộng đồng, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước tới nghỉ.

Các cơ sở hạ tầng du lịch tiếp tục được quan tâm đầu tư, một số khu du lịch đã được mở rộng các hạng mục kinh doanh như Khu du lịch Viglacera Vân Hải, Minh Châu resot.

2.3. Đặc điểm và sự phân hóa cảnh quan nhân sinh huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh Ninh

2.3.1. Nguyên tắc và hệ thống đơn vị phân loại cảnh quan nhân sinh

a. Nguyên tắc

Nguyên tắc phát sinh: Nguyên tắc này yêu cầu phân tích chi tiết quy luật phân

hóa lãnh thổ thành tạo đơn vị cảnh quan các cấp, xác định quá trình phát sinh phát triển các đơn vị cảnh quan đó, so sánh với hiện trạng của các đơn vị cảnh quan đó làm cơ sở dự đốn xu hướng biến đổi trong tương lai. Các CQNS có chung nguồn gốc phát sinh (nguồn gốc nhân sinh và nguồn gốc tự nhiên) sẽ được xếp vào chung một đơn vị cảnh quan. Nguồn gốc nhân sinh luôn luôn được xem xét trong mọi đơn vị phân chia trên nền đồng nhất của điều kiện tự nhiên. Đây là nguyên tắc quan trọng vì các đơn vị CQNS được hình thành từ cảnh quan tự nhiên, do hoạt động kinh tế của con người không bao giờ tách rời với hệ cảnh quan tự nhiên.

Nguyên tắc đồng nhất tương đối: Mỗi cấp phân vị trong hệ thống phân vị cảnh

người). Mỗi đơn vị lớn bao hàm ít nhất hai đơn vị cấp nhỏ hơn. Mỗi đơn vị CQ được phân chia trên cơ sở tính đồng nhất, song chỉ mang tính tương đối. Tuân thủ nguyên tắc này, các đơn vị CQNS bậc thấp có tính đồng nhất cao hơn các đơn vị bậc cao.

Nguyên tắc tổng hợp: Theo nguyên tắc này khu xác định ranh giới cảnh quan

phải phân tích tổng hợp một số hợp phần chính. Bản đồ cảnh quan nhân sinh được xây dựng trên cơ sở phân tích liên hợp các bản đồ hợp phần tự nhiên. Tuy nhiên, khi xây dựng bản đồ CQ thì các nhân tố trội được sử dụng làm tiêu chí đầu tiên để xác định ranh giới của các đơn vị. Nhân tố trội chỉ có vai trị phác thảo ranh giới của đơn vị cảnh quan đó, ranh giới chính thức phải được xác định dựa trên chồng xếp và phân tích các yếu tố hợp phần. Trong luận văn này, ranh giới bản đồ CQNS sẽ được xác định trên cơ sở phân tích và chồng xếp 04 lớp bản đồ là địa chất, địa mạo, thổ nhưỡng, hiện trạng sử dụng đất huyện Vân Đồn năm 2014.

b. Hệ thống đơn vị và tiêu chí phân loại cảnh quan nhân sinh huyện Vân Đồn

Trong các cơng trình nghiên cứu của các tác giả nước ngồi và các tác giả Việt Nam, phân loại CQNS có nhiều cách khác nhau. Dựa trên các đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu, tác giả đã chọn cách phân loại CQ theo nội dung. CQNS huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh gồm hệ thống đơn vị hai cấp: nhóm dạng và dạng.

Bảng 2.7. Hệ thống đơn vị và tiêu chí phân loại cảnh quan nhân sinh huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

Cấp phân vị

Tiêu chí phân loại Ví dụ

Nhóm dạng CQNS - Loại hình sử dụng đất chính và mục đích sử dụng tài nguyên - Nhóm dạng CQ rừng tự nhiên - Nhóm dạng CQ nơng nghiệp - Nhóm dạng CQ quần cư Dạng CQNS - Đồng nhất về loại hình sử dụng đất với đặc tính riêng về kỹ thuật sử dụng đất, đặc điểm về điều kiện tự nhiên và kiểu khai thác tài nguyên

- Nhóm dạng CQ quần cư gồm: + Dạng CQ quần cư đô thị. + Dạng CQ quần cư nông thôn

2.3.2. Đặc điểm các cảnh quan nhân sinh huyện Vân Đồn

Huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh có sự đa dạng về địa hình bao gồm cả địa hình trên bán đảo lớn Vân Đồn và địa hình của các đảo và cụm đảo trên biển. Địa hình có sự phân hóa rõ rệt nên điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, vi khí hậu, thực vật) và hoạt động nhân tác có sự phân hóa rõ rệt. Dựa vào nguyên tắc phân loại CQ đã nêu ở trên, khu vực nghiên cứu được phân chia thành 35 dạng CQ thuộc 4 nhóm dạng CQ: nhóm dạng CQ nơng nghiệp, nhóm dạng CQ quần cư, nhóm dạng CQ

rừng trồng và trảng cỏ - cây bụi; nhóm dạng cảnh quan rừng tự nhiên.

2.3.2.1. Nhóm dạng cảnh quan nơng nghiệp

Nhóm dạng này bao gồm 4 dạng CQ: 12, 13, 17, 27,34 (cây trồng lâu năm, cây trồng hàng năm, cây lúa và ni trồng thủy sản). Nhóm dạng CQ phân bố chủ yếu trên khu vực đảo lớn Vân Đồn (đảo Cái Bầu) và một phần nhỏ trên khu vực đảo Ngọc Vừng, Quan Lạn, Minh Châu.

a. Nhóm dạng cảnh quan cây trồng nơng nghiệp

+ CQ nơng nghiệp cây lâu năm (CQ 12) có nền thổ nhưỡng là đất vàng nhạt trên đá cát (Fq). Cảnh quan này phân bố tại vùng đồi thấp trên đá cát kết ven biển xã Vạn Yên. Diện tích của dạng cảnh quan này là 354,60 ha (0,64%).

+ CQ nông nghiệp cây hàng năm (CQ 13, 17) trên đất phù sa bãi bồi cao giữa sơng Voi Lớn thuộc xã Đài Xun, Bình Dân và Đồn Kết. Diện tích 315,16 ha (0,57%).

+ CQ nông nghiệp trồng lúa trên đất phèn tiềm tàng (CQ 27) được phân bố một phần nhỏ thuộc vùng ven hồ trũng của xã Vạn Yên. Diện tích 92 ha (0,17%).

b. Nhóm dạng cảnh quan ni trồng thủy sản

+ CQ nuôi trồng thủy sản (CQ 34) được phân bố trong địa bàn toàn huyện, tập chung nhất là ở các xã ven sơng. Diện tích 159,08 ha (0,29%).

2.3.2.2. Nhóm dạng cảnh quan quần cư

Nhóm dạng cảnh quan này được hình thành do sự định cư của con người, phân bố chủ yếu ở vùng ven biển của bán đảo Vân Đồn và trên ba cụm đảo chính là đảo Trà Bản, Đảo Ngọc Vừng – Vạn Cảnh và đảo Quan Lạn – Minh Châu. Nhóm dạng CQ này bao gồm nhiều đơn vị cảnh quan nhất trong các nhóm dạng (CQ 9, 14, 18, 20, 21, 26, 28, 30, 32, 35) với diện tích 11487,41 ha (20,77%). Dạng cảnh quan trong nhóm dạng này ngày càng được mở rộng, nhu cầu xây dựng và phát triển kinh tế của người dân huyện Vân Đồn ngày càng lớn, cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động du lịch và hoạt động cầu cảng ngày càng lớn. Điều này được thể hiện rõ nhất thông qua hoạt động xây dựng nhà ở và mở rộng, xây mới đường giao thông trên đảo Quan Lạn - Minh Châu trong giai đoạn 2010 - 2015.

2.3.2.3. Nhóm dạng cảnh quan rừng trồng, trảng cỏ và cây bụi

Các đơn vị cảnh quan trong nhóm dạng này bao gồm CQ 2, 3, 4, 6, 8, 11, 16, 22, 25 với diện tích 24005,69 ha (43,39%), trong đó cảnh quan rừng trồng có diện tích là 23497,7 ha, cịn lại là diện tích đồi núi đá trống và trảng cỏ cây bụi. Phân bố chủ yếu trên vùng núi trung bình tại các xã Đài Xuyên, Vạn Yên, Bình Dân, Bản Sen, Quan Lạn. Khu vực chân núi và đồi trước đây là rừng tự nhiên bao phủ, hiện nay, rừng tự nhiên đã bị chặt phá, chỉ còn lại rừng do con người trồng xen lẫn trảng cỏ, cây bụi. Rừng trồng tại khu vực chủ yếu là rừng keo - bạch đàn, vừa có chức năng sản xuất vừa có tác dụng giữ đất chống sạt lở, xói mịn quanh các khu dân cư sinh sống. CQ rừng trồng, cây bụi - cỏ phát triển trên nền đất vàng nhạt trên đá cát (Fq) bị xói mịn trơ sỏi, thối hóa.

2.3.2.4. Nhóm dạng cảnh quan rừng tự nhiên

Các cảnh quan trong nhóm này bao gồm CQ 1, 5, 7, 10, 15, 19, 23, 24, 29, 31, 33. Trong đó bao gồm cảnh quan rừng phịng hộ và cảnh quan rừng đặc dụng, diện tích của nhóm dạng cảnh quan này là 18906,28 ha (34,18%). Cảnh quan rừng phòng hộ đầu nguồn tập trung tại khu vực hồ đập và rừng phòng hộ ven biển (Ngọc Vừng, Quan Lạn, Thắng Lợi, Đài Xuyên); CQ rừng đặc dụng phân bố ở xã Vạn Yên, Minh Châu, Hạ Long.

2.3.3. Đặc điểm các tiểu vùng cảnh quan huyện Vân Đồn

2.3.3.1. Nguyên tắc và chỉ tiêu phân vùng cảnh quan a. Nguyên tắc phân vùng

Phân vùng cảnh quan là phân chia lãnh thổ nghiên cứu thành các đơn vị lãnh thổ riêng biệt (vùng hoặc tiểu vùng cảnh quan) bao gồm các nhóm dạng cảnh quan: tự nhiên và nhân sinh theo nguồn gốc phát sinh và mức độ tác động nhân tác. Các nguyên tắc chính trong phân vùng cảnh quan huyện Vân Đồn bao gồm: nguyên tắc phát sinh, nguyên tắc đồng nhất tương đối, nguyên tắc cùng chung lãnh thổ.

- Nguyên tắc phát sinh: Để phân vùng địa lý tự nhiên được hiệu quả cần nắm

được các quy luật phát sinh, phát triển của các thể tổng hợp tự nhiên. Phân tích được các quy luật phân hóa hình thành nên đơn vị phân vùng đó và sự thay đổi của chúng trong quá trình phát triển từ đó dự đốn được hướng phát triển trong tương lai và sử dụng chúng một cách hợp lý và hiệu quả.

- Nguyên tắc đồng nhất tương đối: Các vùng địa lý tự nhiên có sự phân hóa rất

phức tạp nhưng cũng có tính đồng nhất ở một số chỉ tiêu nhất định. Một vùng địa lý tự nhiên bao gồm nhiều các đơn vị nhỏ trong đó lại có thể phân chia các đơn vị nhỏ này và ghép chúng thành các đơn vị lớn hơn trong vùng đó. Như vậy, trong phân vùng, cấp phân chia càng nhỏ thì lãnh thổ càng hẹp và thể hiện tính đồng nhất càng cao.

- Nguyên tắc cùng chung lãnh thổ: Phân vùng địa lý tự nhiên chính là việc tìm

kiếm, phát hiện và chỉ ra được những phạm vi lãnh thổ mà ở đó có những điều kiện, đặc điểm tự nhiên, TNTN, cảnh quan môi trường đặc trưng khác biệt với những phạm vi lãnh thổ cịn lại. Vì vậy, mỗi vùng địa lý tự nhiên đều có ranh giới khép kín, phân biệt hẳn với các vùng lân cận khác. Nguyên tắc này cho phép ta phân biệt được sự khác nhau giữa phân vùng và phân kiểu.

b. Hệ thống đơn vị và tiêu chí phân vùng

Do quy mơ huyện Vân Đồn khơng lớn, tồn lãnh thổ nằm trong vùng cảnh quan của các đảo Quảng Ninh. Hệ thống đơn vị phân vùng được sử dụng gồm 2 cấp vùng và

tiểu vùng nên tiểu vùng là đơn vị chính. Các tiêu chí chính để xác định cấp tiểu vùng cảnh quan bao gồm:

- Đồng nhất tương đối về địa hình theo hình thái phát sinh. - Tổ hợp các loại đất chính.

- Tổ hợp các dạng, nhóm dạng CQ ưu thế được liên kết với nhau bởi dòng vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở địa lý cho quản lý và bảo vệ môi trường huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)