Bãi rác ở xã Minh Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở địa lý cho quản lý và bảo vệ môi trường huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 84)

(Ành: Hương Lam chụp tháng 3/2016) e. Môi trường sinh vật và các vùng sinh thái nhạy cảm cần ưu tiên bảo vệ

Quần thể thực vật và động vật ở các đảo phong phú và đa dạng, do sự cấu thành địa hình, đất đai, khí hậu và các yếu tố tác động của con người.

Các hệ sinh thái có giá trị cao về tài nguyên sinh học: Rừng ngập mặn xã Ngọc Vừng, đảo lớn Cái Bầu, eo biển sông Voi Nhỏ, sông Voi Lớn, vũng biển Vạn Hoa, lạch biển Sông Mang, Cái Quýt, Cái Làng, Luồng Gạc nhưng dễ bị tổn thương do tác động của tiến trình phát triển KT-XH Khu kinh tế Vân Đồn, cần ưu tiên bảo vệ.

3.1.2. Xu thế diễn biến môi trường theo tiểu vùng

Xu thế biến đổi môi trường của mỗi tiểu vùng CQNS huyện Vân Đồn không chỉ chịu tác động trực tiếp bởi hoạt động phát triển kinh tế tại các tiểu vùng đó mà cịn chịu tác động mạnh mẽ bởi hoạt động khai thác và chế biến vùng lân cận. Điều này được thể hiện rõ nét qua bảng phân tích dưới đây:

Bảng 3.7: Xu thế biến đổi môi trường và nguyên nhân gây ô nhiễm tại các tiểu vùng CQNS

STT Tiểu vùng

(TV) Hiện trạng và xu thế diễn biến môi trường

Nguyên nhân gây áp lực môi trường

1

TV rừng sản xuất Đài Xuyên (TV1)

- Rừng sản xuất có xu hướng suy giảm ở khu vực núi trung bình phía bắc xã Đài Xuyên.

- Hoạt động khai thác rừng sản xuất của người dân xã Đài Xuyên.

2

TV quần cư ven biển Đông Xá – Vạn Yên (TV2)

- Hàm lượng các khí SO2, CO, hàm lượng bụi lơ lửng có xu hướng gia tăng theo từng năm và có sự biến đổi theo mùa: Vào quý III hàng năm, hàm lượng các chất gây ơ nhiễm thường có xu hướng tăng cao hơn so với quý II và I;

- Ô nhiễm dầu và khuẩn coliform đang là vấn đề đáng được quan tâm.

- Khu vực ven biển Đông Xá sẽ có xu hướng ơ nhiễm mơi trường nước và khơng khí do hoạt động chế biến thủy sản;

- Ơ nhiễm mơi trường nước mặt và khơng khí do các hoạt động khai thác, chế biến than đá, hoạt động của nhà máy nhiệt điện, sàng tuyển than tại thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả gây ra;

- Hoạt động công nghiệp: chế biến hàng nơng, hải sản ở phía Cẩm Phả và gần Tiên Yên sát sông Voi Lớn; phát triển thủ cơng nghiệp.

- Q trình đơ thị hóa, cơng trình hạ tầng quy mô lớn (bến cảng, đường bộ, cầu lớn, đường thủy giao thông tần suất lớn, nhà máy công nghiệp)

3

TV rừng phịng hộ ven sơng Voi Lớn (TV3)

- Tại các điểm quan trắc ngã ba thơn Đầm Trịn - xã Bình Dân và ngã ba thơn Đồng Cậy - xã Đoàn Kết thuộc tiểu vùng 3 có hàm lượng bụi vượt 0,148 mg/m3 và 1,861

- Hoạt động phát triển công nghiệp dịch vụ du lịch, thương mại, công nghiệp sạch, công nghiệp phục vụ hàng không

mg/m3 so với QCVN (0,3 mg/m3) [17]. thuộc các xã Đồn Kết, Bình Dân và cảng tại khu vực Vạn Yên;

- Ảnh hưởng của hoạt động giao thông. 4 TV du lịch và nuôi trồng thủy sản ven biển Vân Đồn (TV4)

- Môi trường nước và mơi trường khơng khí bị ô nhiễm do chất thải từ hoạt động của tàu thuyền;

- Nuôi trồng thủy sản nếu khơng có giải pháp xử lý thức ăn thừa sẽ gây ra hiện tượng hàm lượng chất hữu cơ trong nước tăng

- Nuôi trồng, đánh bắt thủy sản; - Hoạt động của tàu thuyền ra vào;

- Nước thải sinh hoạt và kinh doanh.

5

TV rừng đặc dụng trên dãy đảo Sậu Nam – Ba Mùn (TV5)

- Khơng có con người nên vấn đề môi tường nhân tác khơng có điểm nổi bật

- Áp lực mơi trường là các hiện tượng tự nhiên (bão, lốc, nước biển dâng, ….) gây tác động đến hệ tự nhiên của các đảo trong phạm vi tiểu vùng. 6 TV rừng sản xuất và du lịch, nuôi trồng thủy sản trên đảo Trà Bản - Cống Tây (TV6)

- Ô nhiễm nước biển và khơng khí do hoạt động ni trồng thủy sản của người dân quanh đảo gây ra;

- Hoạt động phát triển công nghệ sinh học phục vụ việc bảo tồn sinh thái và nâng giá trị hàng hải, đặc sản tại vùng đồi, ven biển ở đảo Bản Sen;

- Hoạt động nuôi trồng thủy sản.

7 TV du lịch biển đảo và nuôi trồng thủy sản trên đảo Cảnh Cước – Hạ Mai (TV7)

- Môi trường bị ảnh hưởng nặng nề

- Bãi tắm Minh Châu: có hàm lượng bụi tổng là 0,741mg/m3, gấp 2,47 lần giới hạn cho phép trong QCVN;

- Nước sinh hoạt tại khu vực dân cư phần lớn bị nhiễm mặn và độ đục cao;

- Hoạt động chế biến sứa tại xã đảo Quan Lạn và Minh Châu; - Hoạt động chế biến thủy sản truyền thống (cá khô, tôm khô, sá sùng khô).

- Hoạt động du lịch ngày càng được đầu tư, phát triển, lượng khách du lịch ngày càng đông.

Như vậy, tại các tiểu vùng CQNS tập trung đông dân cư (TV2, TV3, TV4, TV6, TV7) thì xu thế biến đổi của mơi trường theo hướng tăng hàm lượng chất gây ô nhiễm, làm suy giảm đa dạng sinh học và hệ sinh thái, do đó trong chính sách phát triển kinh tế cần có giải pháp xử lý chất thải nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học và bảo tồn hệ sinh thái huyện Vân Đồn.

3.2. Hiện trạng quản lý và bảo vệ môi trƣờng

* Hệ thống quản lý

- Phịng Tài ngun và Mơi trường là đơn vị trực tiếp tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: tài nguyên đất; tài nguyên nước; tài nguyên khống sản; mơi trường; khí tượng, thuỷ văn; đo đạc, bản đồ và biển (đối với những địa phương có biển).

- Ban Quản lý khu kinh tế Vân Đồn là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Quảng Ninh thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với khu kinh tế, chịu trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với khu kinh tế.

Bên cạnh đó, tại các xã cũng có cán bộ mơi trường xã là người đảm nhiệm tồn bộ cơng việc liên quan đến môi trường như: Điều tra những khu vực môi trường bị ô nhiễm, lập danh sách các nguồn gây ô nhiễm môi trường phối hợp với các cơ quan liên quan tìm cách xử lý, hịa giải, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của Pháp luật.

* Những kết quả đã đạt được trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường

Trong những năm gần đây, công tác quản lý và bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Vân Đồn đã dần khắc phục được nhiều bất cập, đạt được những kết quả quan trọng. Công tác bảo vệ môi trường đã được các cấp, các ngành quan tâm và đã thu được kết quả tích cực, chất lượng môi trường ở nhiều khu vực từng bước được cải thiện, cơng tác xã hội hóa trong BVMT có tiến bộ, nhận thức về BVMT của các cấp, các ngành, các đơn vị, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện được nâng cao. Công tác quản lý nhà nước về BVMT được tăng cường. Huyện đã sử dụng có hiệu quả kinh phí BVMT đầu tư cho các dự án và cơng trình bảo vệ mơi trường.

Giữa UBND huyện và Ban Quản lý KKT đã thực hiện công tác quản lý và bảo vệ môi trường; phối hợp với các sở, ngành liên quan điều tra, thu thập số liệu bám sát điều kiện thực tế để tham mưu, bổ sung, hoàn thiện các quy hoạch, dự án bảo vệ môi trường.

Đối với công tác quản lý tài nguyên, đất đai, huyện đã hoàn thành lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020. Trong năm 2016 này đã rà sốt tồn bộ các dự án có thu hồi đất để chỉnh lý, hồn thiện hồ sơ địa chính, chỉnh lý giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đảm bảo tính thống nhất giữa hồ sơ và hiện trạng. Việc bố trí diện tích đất cho các dự án tuân thủ theo nguyên tắc đúng quy hoạch, sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và bền vững.

Bên cạnh đó là tăng cường quản lý, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm, dứt điểm các trường hợp vi phạm. Tình từ đầu năm 2016 đến nay, huyện đã xử lý 15 trường hợp khai thác tài nguyên trái phép.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện tại một số xã như Bản Sen, Ngọc Vừng đã có các dự án hỗ trợ lò đốt rác thải. Đề án thu gom, xử lý rác thải tại các xã đảo (Quan Lạn, Minh Châu, Thắng Lợi, Ngọc Vừng và Bản Sen) bước đầu tạo dựng hệ thống cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ trong việc quản lý và xử lý rác thải, nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

* Những tồn tại, hạn chế:

- Các công tác chuyên môn, số liệu quan trắc mơi trường chưa chủ động, cịn hạn chế.

- Ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của một số đơn vị sản xuất kinh doanh còn chưa cao, các trang thiết bị xử lý môi trường bị cũ hoặc quá tải nên chất thải không được xử lý triệt để. Sự phối hợp hành động bảo vệ môi trường giữa các cấp, ngành, đoàn thể chưa chặt chẽ, chưa đồng bộ, hiệu quả chưa thực cao.

- Nhiệm vụ chuyên môn về môi trường, tiêu chuẩn môi trường và công tác quản lý của ban quản lý còn hạn chế, rác thải từ chợ mới chỉ được thu gom mà chưa được

- Kinh phí đầu tư cho sự nghiệp mơi trường đã được quan tâm nhưng chưa đáp ứng được u cầu nhiệm vụ. Tình hình ơ nhiễm mơi trường nông thôn ngày càng tăng, nhưng biện pháp khắc phục chậm, hiệu quả thấp.

- Hiện nay, trên địa bàn huyện chỉ mới có hệ thống thu gom rác thải tập trung cho khu vực trung tâm huyện gồm thị trấn Cái Rồng, xã Hạ Long, Đông Xá, công nghệ xử lý là chơn lấp; địa bàn các xã cịn lại chưa có hệ thống thu gom xử lý rác thải. Đặc biệt là tuyến các xã đảo là nơi có tiềm năng phát triển du lịch lớn, thu hút nhiều khách du lịch, thì cơng tác thu gom, xử lý, quản lý chất thải gặp nhiều khó khăn do điều kiện về địa hình.

Cho tới thời điểm này, tại cả 5 xã đảo đều chưa có phương án thu gom lượng chất thải phát sinh trên địa bàn. Rác thải tại các xã đảo phát sinh chủ yếu từ các nguồn như: Rác từ hộ gia đình, rác thải từ cơ quan, trường học; rác thải từ chợ; rác thải du lịch; rác thải y tế; rác thải nông nghiệp; và đặc biệt là rác thải từ ngành kinh tế biển. Chất thải sinh hoạt phát sinh được các hộ tự thu gom tại gia đình, cơ sở, một phần làm thức ăn chăn nuôi, phần lớn xử lý bằng biện pháp chôn lấp hoặc đốt. Cách xử lý thiếu khoa học đã làm ơ nhiễm đến mơi trường khơng khí, nước đặc biệt là mơi trường biển.

3.3. Tai biến thiên nhiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu

3.3.1. Xói mịn, sạt lở

Vân Đồn là địa bàn vừa miền núi vừa ven biển, có các đảo địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, đất thường bị xói mịn, sạt lở, các đảo phân bố trên phạm vi rộng, bị chia cắt bởi biển.

Tại các xã đảo, hiện tượng khai thác đất làm đường, khai thác rừng đã gây ra tình trạng xói mịn, sạt lở đất nghiêm trọng vào những ngày mưa bão, đặc biệt tại Quan Lạn, Minh Châu và Bản Sen. Giai đoạn 2012-2015, thời tiết có nhiều diễn biến bất thường và các thiên tai xảy ra với cường độ ngày càng lớn (mưa, bão, lũ, ngập lụt, sạt lở đất đá, xâm nhập mặn...). Tại xã Bản Sen, trận bão lịch sử năm 2015 đã làm ngập lụt nhiều nhà dân, sạt lở đất đá gây chết 3 người tại khu Hịn Cống Đỏ.

Hình 3.7: Tình trạng xói mịn, sạt lở đất ven đường giao thơng và ngập lụt tại Bản Sen năm 2015 (Ảnh: Internet)

3.3.2. Xói lở bờ biển, nhiễm mặn và sự hủy hoại các cơng trình bờ đảo

Hiện tại quá trình sạt lở bờ biển đang là vấn đề rất nghiêm trọng. Sạt lở bờ biển diễn ra với tần số ngày càng gia tăng. Biển ngày càng ăn sâu vào các khu dân cư phá hủy các cơng trình đường xá, nhà cửa, rừng phòng hộ. Sạt lở biển xảy ra do rất nhiều nguyên nhân có cả yếu tố tự nhiên và yếu tố con người. Tại huyện Vân Đồn, nhiều đoạn bờ biển, đê kè, cầu cảng đang chịu tác động mạnh của sóng biển, thủy triều... gây xói lở, xuống cấp nghiêm trọng. Tại các xã đảo huyện Vân Đồn, xói lở xảy ra cịn do tác động của con người như: việc dọn sạch đá tảng khi xây dựng âu thuyền, cầu cảng làm tăng năng lượng sóng vỗ bờ gây xói lở với vách cao 1-2m chỉ trong thời gian ngắn, khai thác vật liệu xây dựng tại các đảo, khai thác rừng không hợp lý cũng gây nên hiện tượng xói lở nghiêm trọng. Hiện tượng xói lở xảy ra điển hình tại: đường vào đền Cặp Tiên, cầu cảng Quan Lạn...

Hình 3.8: Hiện tượng xói lở bờ biển huyện Vân Đồn (Ảnh: K. Địa Lý – ĐH KHTN, 2013) 2013)

3.3.3. Bão, lũ

Huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh là huyện đồi núi ven biển nên thường xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp của dông, bão và áp thấp nhiệt đới. Dông xuất hiện trong khu vực huyện đảo Vân Đồn tương đối nhiều so với các nơi khác của vùng bờ biển Việt Nam. Thời kỳ nhiều dông vào các tháng 5 – 9, chủ yếu vào các tháng 6 – 8.

Bão thường xuất hiện vào tháng 6 đến tháng 9, bão thường kèm theo mưa nhiều, gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Bão thường đi kèm theo mưa lớn gây nên lũ lụt, ngập úng làm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và đời sống sinh hoạt của con người. Bão gây ra những cơn sóng giữ dội có thể tàn phá hồn tồn hệ thống đê bao của các ao nuôi, lồng bè trên biển gây tổn thất lớn đối với người nuôi trồng thủy sản và ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái của vùng nuôi

Một số cơn bão ảnh hưởng lớn đến huyện Vân Đồn như:

- Cơn bão số 8 (năm 2012): bão làm 30 bè mảng bị hư hỏng nặng tại nơi neo

đậu, 3 tàu đắm 10 bè nuôi trồng thủy sản bị vỡ, 2km đường dây truyền thanh bị hư hỏng nặng tại xã Thắng Lợi; 1 nhà bị tốc mái tại xã Bản Sen; trên 300 ha lúa mùa

sắp thu hoạch; một số điểm bị sạt lở, nứt gãy trên trục chính đường 334 đoạn qua thôn Đài Mỏ, xã Vạn Yên.

- Cơn bão số 2 (năm 2013): gió bão cộng với triều cường dâng cao đã tràn qua

2 đoạn đê xung yếu của thơn Thái Hịa và thơn Tân Phong thuộc xã Quan Lạn có chiều dài khoảng 60m.

- Đặc biệt, cơn bão Haiyan (11/2013): đã làm 57 tàu bị đắm, 6 tàu trôi dạt

không xác định được vị trí, 105 nhà bè trơi dạt, vỡ nát; hàng trăm ô lồng nuôi cá, hàu, tu hài bị trôi ra biển), 10 tấn ốc hương bị thiệt hại.... Ngồi ra, tồn huyện cịn 810 nhà bị tốc mái, 7 nhà sập hoàn toàn, đổ 11 cột điện, thiệt hại 150 ha cây keo non và 20 tấn cam đang thời kỳ thu hoạch.

Xã Ngọc Vừng bão số 14 (Haiyan) gây thiệt hại 23 lồng bè trôi dạt, 87 tốc mái, 10 nhà tốc mái hồn tồn, phi lao chắn sóng bị gẫy đổ), biển xâm thực, bào mịn biển (do sóng đánh). Xã Hạ Long, nơi có 52 hô ̣ dân nuôi thủy hải sản trên nhà bè thì cả 52 hô ̣ dân đều bi ̣ thiê ̣t ha ̣i nă ̣ng nề , nhiều nhà mất trắng . 90% số nhà bè nuôi hàu, tôm, cá trên biển bi ̣ đánh tan, ćn trơi.

Hình 3.9: Hình ảnh những cơn bão đổ bộ vào Quảng Ninh (Ảnh: Internet)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở địa lý cho quản lý và bảo vệ môi trường huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)