Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở địa lý cho quản lý và bảo vệ môi trường huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 40 - 49)

b. Tài nguyên rừng:

Huyện Vân Đồn có khoảng 40.291,3 ha đất rừng. Rừng của huyện bao gồm: Rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng (Bảng 2.2).

- Rừng sản xuất có diện tích 23.497,7 ha; chiếm 50% tổng diện tích các loại rừng, phân bố chủ yếu ở các xã Đài Xuyên, Vạn Yên, Bản Sen, Quan Lạn.

- Rừng phịng hộ có diện tích 10.851,8ha; gồm rừng phòng hộ đầu nguồn khu vực hồ đập và rừng phòng hộ ven biển, tập trung ở các xã: Ngọc Vừng, Quan Lạn, Thắng Lợi, Đài Xuyên.

- Rừng đặc dụng có diện tích 5.941,8 ha, phân bố ở xã Vạn Yên, Minh Châu, Hạ Long.

Bảng 2.2: Tổng hợp diện tích rừng trên địa bàn huyện Vân Đồn

TT Địa điểm Diện tích (ha) Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất Cộng 1 TT Cái Rồng - 190,0 - 190,0 2 Xã Đông Xá - 466,6 187,2 653,7 3 Xã Hạ Long 154,00 1.017,4 - 1.171,4 4 Xã Vạn Yên 3.168 758,7 5.271,8 9.198,5 5 Xã Đoàn Kết - 548,2 1.949,2 2.497,4 6 Xã Bình Dân - 1.202,5 633,8 1.836.3 7 Xã Đài Xuyên - 2.071,6 5.700,4 7.772 8 Xã Bản Sen - 249,3 4.724 4.973,3 9 Xã Minh Châu 2.619,8 - 1.087,9 3.707,7 10 Xã Quan Lạn - 1.239,2 2.189,5 3.606,5 11 Xã Ngọc Vừng - 1691,3 883,4 2574,7 12 Xã Thắng Lợi - 1.239,2 870,6 2.109,8 Tổng 5.941,8 10.851,8 23.497,7 40.291,3

Rừng tự nhiên chủ yếu là rừng hỗn giao lá rộng thường xanh, xen rừng tre nứa thuộc loại rừng nghèo. Rừng có độ sinh trưởng tốt, rừng ngồi đảo tái sinh nhanh hơn trong đất liền với 337 loài cây gỗ, 200 chi, 75 họ. Các lâm đặc sản dưới tán rừng có ít chủng loại, gồm mã kích, sa nhân, hà thủ ơ... Có khu bảo tồn đa dạng sinh học tại đảo Ba Mùn [17].

Rừng Vân Đồn phong phú về nhiều chủng loại, đặc biệt VQG Bái Tử Long gồm những khu rừng nguyên sinh quý giá như; rừng Bãi Dài, rừng trám Minh Châu, rừng Ba Mùn. Theo tài liệu điều tra gần đây của các nhà nghiên cứu về VQG Bái Tử Long cho thấy.

- Về thực vật: có 117 họ, 337 chi, 494 lồi, trong đó lồi q hiếm được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam là 11 loài [17].

- Về động vật: có 37 lồi thú, 96 loài chim, 15 loài lưỡng cư, 22 lồi bị sát, lồi quí hiếm được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam là 9 loài [17].

c. Tài nguyên nước

Trên địa bàn huyện đã xây dựng 28 hồ, đập dâng chứa nước để cấp nước cho huyện. Hồ Mắt Rồng có nhiệm vụ cấp nước sinh hoạt cho thị trấn Cái Rồng, các hồ khác có nhiệm vụ cấp nước cho sản xuất nơng nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. Trong giai đoạn quy hoạch, huyện sẽ xây dựng thêm một số hồ chứa cấp nước sinh hoạt và nước tưới. Bên cạnh đó để đáp ứng yêu cầu phát triển thành một trung tâm kinh tế, huyện Vân Đồn xem xét khả năng khai thác nước từ hồ Cao Vân. Tài ngun nước ngầm cịn nhiều hạn chế, trung bình 8.936 m3/người (Bảng 2.3):

Bảng 2.3: Tiềm năng khai thác nước ngầm huyện Vân Đồn .

Diện tích (km2) Mo (l/s/km2) Qo (m3/s) Wo (10 6m3) Dân số (31/12/2013) (người) Wo trên đầu người (m3/người) 304,5 30,6 9,3 293,6 43.853 8.936

(Nguồn: Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030)

d. Tài nguyên biển

* Các hệ sinh thái ven biển của vùng bao gồm hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái vùng triều.

Các hệ sinh thái biển đặc trưng là cơ sở tạo nên vùng biển có nguồn lợi thủy sản phong phú, đa dạng và có trữ lượng khá lớn. Vùng biển Bái Tử Long, với điều kiện tự nhiên có được đầy đủ các yếu tố đặc trưng, thể hiện các hệ sinh thái biển điển hình:

Hệ sinh thái rạn san hô: Hệ sinh thái San hô trên vùng biển tỉnh Quảng Ninh

với độ phủ của rạn đạt từ 42,7 ÷ 57,1%, thuộc vào loại cao của vịnh Bắc Bộ. Đến nay đã thống kê được khoảng 750 loài sinh vật biển tại vùng ven biển Quảng Ninh, trong đó có vùng ven biển huyện Vân Đồn. Các loài bao gồm thực vật ngập mặn 30 loài, rong cỏ biển 69 loài, thực vật phù du và tảo độc hại 213 loài, động vật phù du 97 loài, động vật đáy 208 lồi thuộc 128 giống, 63 họ, san hơ có 102 lồi thuộc 13 họ và 37 giống, cá biển 133 loài. Hệ sinh thái rạn san hô là nét đặc trưng của vùng biển Quảng Ninh.

Hệ sinh thái rừng ngập mặn: Vân Đồn có 7.381 ha rừng ngập mặn. Thực vật

ngập mặn ở Bái Tử Long như một thành phẩn của hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới có chức năng điều hịa khí hậu, tham gia kiến tạo bảo vệ cảnh quan ven bờ, chống xói mịn, hạn chế bão gió, bảo vệ đê ven biển... Đặc biệt, rừng ngập mặn góp phần làm sạch mơi trường do có thể làm giảm hàm lượng kim loại nặng có trong nước thải nội địa đổ ra vùng cửa sơng, ven biển, đồng thời giữ gìn sự cân bằng sinh thái tự nhiên cho những vùng đất bị ngập nước. Rừng ngập mặn giống như một ngân hàng gen giống của các giống loài thủy sản, một nhà máy lọc chất thải, ngăn chặn những ô nhiễm môi trường biển do rác thải, nước thải ven bờ xả ra biển.

Hệ sinh thái vùng triều: Là một trong 3 hệ sinh thái biển quan trọng của tỉnh

Quảng Ninh được phân bố hầu hết trên các vùng ven biển các huyện ven biển, trong đó có Vân Đồn. Những hệ sinh thái vùng triều có năng suất sinh học cao, nguồn lợi hải sản phong phú và có giá trị kinh tế cao như: Vùng bãi triều xã Minh Châu, Quan Lạn. Nằm trong Vịnh Bái Tử Long, các xã Minh Châu, Quan Lạn là vùng biển tập hợp của nhiều hệ sinh thái điển hình, có nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế, quí hiếm. Các rạn san hơ ven đảo là nơi phân bố của các lồi hải sản có giá trị kinh tế như cá song, cầu gai, tôm, bàn mai, hải sâm và các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Các rạn san hô là

nơi quần cư của trai ngọc, bào ngư, vẹm xanh, hàu. Rừng ngập mặn là nơi phân bố của cua, ngán, ghẹ. Đặc biệt vùng bãi triều của xã Minh Châu, Quan Lạn là nơi phân bố của loài hải sản đặc biệt q hiếm là Sá sùng. Đây là một lồi hải sản có giá trị kinh tế cao, chủ yếu phân bố trên vùng biển khu vực này.

* Nguồn lợi hải sản

- Vân Đồn có một ngư trường rộng lớn trong vùng biển vịnh Bắc Bộ. Ở đây có nhiều vũng vịnh, bãi triều ven biển và rừng ngập mặn tạo nên nguồn lợi thuỷ, hải sản và tài nguyên biển khá phong phú. Nhiều chủng loại hải sản quý như tôm he, cá mực, sá sùng, cua, ghẹ, trai ngọc, bào ngư, ốc bể, tu hài, hàu...đã và đang mang lại nguồn lợi to lớn cho dân cư trên đảo.

- Vân Đồn có thềm lục địa rộng khoảng 1.620km2 (gấp 3 lần diện tích đất nổi của khu) nằm trong vịnh Bái Tử Long, có nguồn hải sản khá phong phú, bao gồm: mực ống, tôm, cua, cá, nhuyễn thể, bào ngư, ốc biển, ngọc trai... có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, tập trung ở vùng quần đảo Vân Hải, nơi có khả năng cho phép khai thác hàng chục ngàn tấn mỗi năm. Nghề đánh cá biển có truyền thống lâu đời. Nghề ni trồng hải sản có từ những năm 90 của thế kỷ XX và được phát triển nhanh, trong đó nghề ni nhuyễn thể phát triển nhất. Hiện đã có một số doanh nghiệp trong và ngồi nước đầu tư vào nuôi trai lấy ngọc xuất khẩu, nuôi tu hài, nuôi hàu (bằng thức ăn tự nhiên) đem lại hiệu quả cao mà không ảnh hưởng đến môi trường biển.

* Tiềm năng giao thông biển

- Khu vực cảng Vạn Hoa có mớn nước sâu, đã hình thành từ rất sớm, nhiều năm đã phát huy tác dụng; sẽ được quy hoạch xây dựng thành một cảng biển trong hệ thống cảng biển của khu vực. Ngồi ra các cảng, bến nhỏ có đủ điều kiện để quy hoạch xây dựng đồng bộ gắn với các đảo tạo thành hệ thống các cảng, bến phục vụ du lịch, dân sinh, thương mại, giao lưu bn bán...

e. Tài ngun khống sản

Vân Đồn có một số loại khống sản có giá trị kinh tế cao để phát triển kinh tế như:

lượng trên 13 triệu tấn, được khai thác từ năm 1941. Công ty CP Viglacera Vân Hải, thuộc Tổng Công ty Viglacera – Công ty cổ phần Bộ Xây dựng, thành lập từ năm 1962, tiền thân là Mỏ cát Vân Hải. Công ty được Tổng cục Địa chất cấp phép khai thác khoáng sản với thời hạn khai thác là 25 năm (tính từ 31/7/1996), tổng diện tích khu vực khai thác mỏ là 299 ha. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhờ có nguồn tài ngun khống sản cát thủy tinh quý hiếm, có chất lượng cao, nên nhiều nhà đầu tư nước ngoài như Nhật Bản (đối tác của liên doanh kính nổi Việt Nhật); Philipin (đối tác của liên doanh Sanmyguel Hải Phịng); Cơng ty Bóng đèn phích nước Rạng Đơng… đều xác định lấy vùng nguyên liệu chính là mỏ cát Vân Hải để đầu tư xây dựng và mở rộng nhà máy. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để đáp ứng nhu cầu thị trường, Công ty đã đầu tư xây dựng mới Nhà máy sàng tuyển cát Vân Hải với 2 dây chuyền sàng, tuyển, công suất thiết kế 100.000 tấn/năm/ca.

- Quặng sắt: phát hiện ở Thâm Câu trên đảo Cái Bầu, ở Điền Xá trên đảo Trà

Bản, ở Lộc Dữ trên đảo Thẻ Vàng dưới dạng điểm quặng. Trong đó, mỏ quặng sắt Cái Bầu có trữ lượng khoảng 154,0 ngàn tấn (đã khai thác hai thời kỳ 1930-1940, 1959- 1960).

- Titan – Ziricon: được tìm thấy trong các thành tạo trầm tích Đệ tứ (cát) tại

Quan Lạn; vàng sa khoáng phân bố trong các thành tạo bở rời nằm rải rác ven bờ đảo Cái Bầu.

- Về than đá, mỏ Kế Bào đã được khai thác từ thời thuộc Pháp. Đến nay trữ

lượng còn khoảng 107 triệu tấn. Tuy nhiên, do ảnh hưởng tới môi trường, mặt khác cấu trúc vỉa phức tạp, chất lượng than không cao nên đã dừng khai thác quy mô cơng nghiệp.

- Vàng có ở đảo Cái Bầu là vàng sa khoáng và vàng trong đới quặng sắt chưa

khai thác.

Ngồi các khống sản quý có giá trị kinh tế trên địa bàn huyện cịn có nhiều nhóm vật liệu xây dựng phong phú cả về chủng loại và chất lượng, như mỏ núi đá vôi, đất sét, sỏi, cát biển... được phân bố ở các xã Đông Xá, Hạ Long và ở các xã đảo phục vụ nhu cầu xây dựng của địa phương.

f. Tài nguyên du lịch

* Tài nguyên du lịch tự nhiên:

Với lợi thế có nhiều đảo, huyện Vân Đồn có nhiều bãi biển đẹp,hàng trăm hịn đảo lớn nhỏ với những hình thù đa dạng độc đáo như Hịn Đơng Trong, Hang Soi Nhụ, Hang Đũa, Hang Cái Đé và Hang Đôi (đảo Trà Ngọ) tạo nên một vẻ đẹp huyền diệu thu hút khách du lịch. Thêm vào đó là sự hấp dẫn bởi những bãi cát tự nhiên dài, đẹp cịn mang dáng vẻ hoang sơ rất thích hợp cho việc tắm biển, lướt ván, và phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng ở các xã đảo như Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Trà Bản, Bản Sen.... Những bãi san hơ dọc ven bờ phía đơng các đảo Ba Mùn, Sậu Nam, Sậu Đông…, các khu rừng nguyên sinh hay Vườn Quốc gia Bái Tử Long đều là những điểm đến lý tưởng cho du khách.

* Tài nguyên du lịch nhân văn: Bên cạnh các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên,

huyện Vân Đồn còn được biết đến với tài nguyên nhân văn phong phú, đa dạng như: Thương cảng Vân Đồn, Chùa Cái Bầu, Đền Cặp Tiên, đình Quan Lạn, đền thờ Trần Khánh Dư, cụm di tích chùa tháp trên đảo Cống Đơng (xã Thắng Lợi). Tồn huyện có các lễ hội lớn đã thu hút được nhiều du khánh đến tham gia: Lễ hội Vân Đồn (từ ngày 10/6 - 20/6) tại đảo Quan Lạn; Lễ hội Ngọc Vừng (rằm tháng Giêng và rằm tháng 6) tại đảo Ngọc Vừng.

2.2.2.2. Dân cư và các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên a. Dân cư và nguồn lao động

* Dân cư

Dân số toàn huyện Vân Đồn năm 2014 là 43.400 người, nam chiếm 49,9%, nữ chiếm gần 50,1%, dân số đô thị chiếm khoảng 18,5% và 81,5% là dân cư nông thôn. Tồn huyện có 9 nhóm dân tộc khác nhau sinh sống như: Kinh, Sán Dìu, Hoa, Dao, Tày, Mường, Cao Lan (Sán Chay), Thái, Nùng. Trong đó chiếm đa số là người Kinh 84,74% tổng dân số và người Sán Dìu 12,95%.

Từ năm 2010 - 2015, dân số của huyện có xu hướng tăng chậm, tốc độ tăng tự nhiên cho cả thời kỳ trung bình khoảng 1,5-1,55%/năm và biến động không đều qua các năm. Sự gia tăng dân số chủ yếu do sự hình thành các cụm, khu cơng nghiệp.

Mật độ dân số bình qn tồn huyện là 79 người/km2 . Tuy nhiên dân số phân bố khơng đều, nơi có mật độ dân số cao như thị trấn Cái Rồng 2.223 người/km2, Xã có mật độ dân số thấp là Vạn Yên có 14 người/km2.

Bảng 2.4: Dân số Vân Đồn phân theo xã (giai đoạn 2010-2014) Đơn vị: Người Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng cộng 40800 41100 41400 42100 43400 Thị trấn Cái Rồng 7721 8444 7835 8309 8917 Xã Đoàn Kết 2542 2507 2580 2596 2647 Xã Bình Dân 1189 1225 1207 1241 1294 Xã Đài Xuyên 1792 1802 1818 1847 1903 Xã Vạn Yên 1358 1318 1378 1375 1392 Xã Hạ Long 8981 8812 9113 9147 9305 Xã Đông Xá 9103 8880 9237 9245 9377 Xã Ngọc Vừng 1028 915 1043 998 1018 Xã Quan Lạn 3670 3687 3724 3782 3894 Xã Minh Châu 933 922 946 953 973 Xã Bản Sen 987 1076 1001 1060 1084 Xã Thắng Lợi 1496 1511 1518 1547 1596

(Nguồn: Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030)

* Nguồn lao động

Năm 2014, tồn huyện có 23 740 lao động trong độ tuổi, chiếm 54,7% dân số. Cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế có xu hướng chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông - lâm - ngư nghiệp, tăng tỷ trọng lao động thương

mại - dịch vụ, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ du lịch. Giai đoạn 2007 - 2010: tỷ trọng lao động nông - lâm - ngư nghiệp giảm 0,72%, công nghiệp giảm 0,51%, lao động thương mại - dịch vụ tăng 1,23%. Giai đoạn 2010 - 2013: tỷ trọng lao động nông - lâm - ngư nghiệp giảm 10,2%, công nghiệp tăng 0,6%, lao động thương mại - dịch vụ tăng 10,1%.

Bảng 2.5: Chuyển dịch cơ cấu lao động huyện Vân Đồn giai đoạn 2007 - 1013

Lao động thuộc ngành Năm 2007 Năm 2010 Năm 2013

Lao động nông - lâm - ngư nghiệp (%) 68,62 67,9 57,2

Lao động công nghiệp (%) 6,41 5,9 6,5

Lao động thương mại - dịch vụ (%) 24,97 26,2 36,3

(Nguồn: Thuyết minh QH khu kinh tế Vân Đồn; Báo cáo QHSDĐ huyện Vân Đồn đến năm 2020, Báo cáo KT – XH Vân Đồn 2013) b. Đặc điểm các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên

* Hoạt động sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nơng nghiệp đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển kinh tế huyện Vân Đồn với các loại cây trồng chính như lúa, ngơ, cam, mía,...Huyện có diện tích đất vùng đồi khá lớn. Vừa qua đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tập trung sản xuất các loại cây ăn quả, cây dược liệu. Sản xuất nơng nghiệp tập trung ở các xã Đài Xun,Bình Dân, Đồn Kết, Hạ Long, Bản Sen.

Hiện trên tồn huyện đã có trên 500 hộ chăn ni, trong đó chỉ có 1 trang trại, cịn lại chăn ni quy mơ nhỏ lẻ hộ gia đình và gia trại. Tuy nhiên, hệ thống chuồng trại xây dựng khá sơ sài, cơng trình thu gom xử lý nước thải và chất thải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở địa lý cho quản lý và bảo vệ môi trường huyện vân đồn, tỉnh quảng ninh (Trang 40 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)