Quan điểm tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở địa lý cho quản lý đất đai bền vững vùng ven biển huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 30 - 35)

7. Cấu trúc luận văn

1.3 Quan điểm tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu

1.3.1. Quan điểm tiếp cận

Luận văn đã tiến hành nghiên cứu dựa trên các quan điểm tiếp cận sau: quan điểm hệ thống, quan điểm tổng hợp, quan điểm lịch sử, quan điểm phát triển bền vững.

a) Quan điểm hệ thống và tổng hợp

Bec-tơ-lan-phi nhận xét: “Hệ thống là tổng thể các thành phần, nằm trong sự tác động tƣơng hỗ, mỗi đối tƣợng và hiện tƣợng địa lý đều có nhiều thành phần và các bộ phận có mối quan hệ biện chứng tạo thành một chỉnh thể, tạo thành hệ thống, mỗi hệ thống đều có thể phân chia thành các cấp thấp hơn, đồng thời mỗi hệ thống có thể là một thành phần của hệ thống cấp cao hơn”. Quan điểm hệ thống là một quan điểm khoa học chung, một trong những quan điểm đặc trƣng của Địa lý học và là quan điểm cơ bản quyết định phƣơng pháp tƣ duy, tiếp cận mọi vấn đề.

Mỗi hệ thống là một phức hợp các yếu tố và các mối quan hệ qua lại, chính vì thế, cần phải nghiên cứu hệ thống trên quan điểm tổng hợp. Theo quan điểm này, mỗi hệ thống tự nhiên là một tập hợp gồm nhiều thành phần, các thành phần trong hệ thống và giữa các hệ thống khác nhau ln có mối quan hệ, tác động qua lại trong phạm vi lãnh thổ nhất định, trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể theo những quy luật phát triển riêng. Sự tác động của con ngƣời vào một hợp phần hay bộ phận tự nhiên nào đó có thể kéo theo sự thay đổi của hàng loạt các yếu tố khác mà nhiều khi hậu quả của nó không dừng lại ở phạm vi khu vực tác động đó xảy ra.

Vận dụng quan điểm hệ thống và tổng hợp trong một chỉnh thể thống nhất. Tại đây, ta xem xét chỉnh thể đó trong khu vực vùng ven biển huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Luận văn đã tiến hành nghiên cứu một cách toàn diện các yếu tố của hợp phần tự nhiên, kinh tế, xã hội cũng nhƣ các mối quan hệ tƣơng tác giữa các hợp phần đó. Phân tích tổng hợp các tác nhân liên quan, tác động đến quá trình khai thác sử dụng, quản lý tài nguyên đất đai tại đây.

b) Quan điểm lịch sử

Các hợp phần tự nhiên tồn tại và phát triển theo quy luật riêng của chúng. Việc tìm hiểu sự nảy sinh và phát triển của hợp phần tự nhiên trong thời gian không gian cụ thể, với những điều kiện hoàn cảnh cụ thể sẽ cho ta thấy đƣợc các quy luật tất yếu trong quá trình phát triển của môi trƣờng tự nhiên. Tài nguyên đất đai cũng khơng nằm ngồi quy luật đó. Việc tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển, khai thác và sử dụng của tài nguyên đất đai khu vực nghiên cứu giúp ta có một cái nhìn tổng quan hơn từ đó đƣa ra đƣợc cái giải pháp phục vụ quản lý đất đai bền vững một cách hiệu quả.

c) Quan điểm phát triển bền vững

Phát triển bền vững (PTBV) đƣợc hiểu “là sự phát triển nhằm đáp ứng đƣợc những nhu cầu hiện tại, nhƣng không gây trở ngại, làm tổn hại đến việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau” (Hội nghị Thƣợng đỉnh về Môi trƣờng và Phát triển ở Rio de Janeiro, Brasin, 1992).

Ngày nay, việc đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho mọi hoạt động phát triển kinh tế đều phải tuân thủ theo nguyên tắc phát triển bền vững.

Trên quan điểm đó luận văn đã xem xét đến các yếu tố tác động và ảnh hƣởng đến nguồn tài nguyên đất đai từ đó đƣa ra các giải pháp và định hƣớng trong việc quản lý, sử dụng bền vững đất đai và bảo vệ mơi trƣờng. Phát triển bền vững chính là mục tiêu cao nhất hƣớng tới của quản lý đất đai bền vững.

1.3.2. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu:

Tác giả tiến hành thu thập đƣợc các dữ liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội, bản đồ các hợp phần tự nhiên khu vực nghiên cứu. Sau đó tiến hành chuẩn hóa để đảm bảo tính đồng bộ dữ liệu.

Dữ liệu thu thập đƣợc bao gồm:

- Tài liệu bản đồ: Các bản đồ thành phần tự nhiên bao gồm: địa chất, địa mạo, thổ nhƣỡng, sinh khí hậu, thảm thực vật... của huyện Phù Mỹ cùng tỉ lệ; bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ QHSDĐ huyện Phù Mỹ.

- Tài liệu lƣu trữ: các báo cáo về hiện trạng và quy hoạch các ngành sản xuất, về tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, niên giám thống kê của tỉnh, huyện kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án có liên quan trực tiếp đến huyện, tỉnh.

- Phương pháp khảo sát ngoài thực địa:

Phƣơng pháp này giúp tác giả tìm hiểu và thu thập thêm số liệu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu và có một cái nhìn thực tế hơn về không gian nghiên cứu. Tác giả đã tiến hành khảo sát khu vực vùng ven biển huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình định từ ngày 9/7/2017 đến ngày 13/7/2017.

Khảo sát theo các tuyến lộ trình đƣợc thiết kế trƣớc nhằm xác định điều kiện phân hóa tự nhiên của đất đai và q trình sử dụng đất đai tại khu vực nghiên cứu. Sau đó vạch ra các điểm khảo sát đáng chú ý nhằm xác minh lại tính chính xác trên dữ liệu.

Tuyến khảo sát: 3 tuyến chính khảo sát

Tuyến 1: Từ trung tâm thành phố Quy Nhơn di chuyển dọc theo quốc lộ 1A đến địa bàn huyện Phù Mỹ. Rẽ và men theo trục đƣờng ven vịnh Nƣớc Ngọt. Khảo sát khu vực ven vịnh và đi sâu vào khu vực đồi cát hƣớng ra phía biển thuộc huyện Mỹ Thành;

Tuyến 2: Đi dọc theo đƣờng ven biển thuộc 4 xã;

Tuyến 3: Từ trục đƣờng ven biển rẽ về hƣớng đầm Trà Ổ, khảo sát khu vực xung quanh đầm.

- Phương pháp phân tích liên kết các thành phần tự nhiên: Phƣơng pháp này còn

đƣợc gọi là “Phƣơng pháp phân vùng theo tổng hợp các dấu hiệu”. Các đơn vị tổng thể (đới, miền, khu, vùng,..) đƣợc hình thành dƣới tác động tƣơng hỗ của các thành phần cấu tạo. Vì vậy, khi phân vùng cần phải tính đến sự tổng hợp liên kết của các nhân tố và các thành phần này, và khi thể hiện các đơn vị địa tổng thể nên sử dụng các dấu hiệu chung đó. [23]

Nội dung phƣơng pháp này là dựa trên các bản đồ thành phần và bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch đất đai tác giả tiến hành phân tích, so sánh tìm ra ranh giới chung của các thành phần từ đó tiến hành phân vùng địa lý tự nhiên khu vực nghiên cứu.

- Phương pháp bản đồ - viễn thám: Phƣơng pháp này tác giả tiến hành biên tập,

chuẩn hóa các bản đồ địa lý hợp phần nhƣ địa chất, địa hình, địa mạo, thổ nhƣỡng,… và xây dựng bản đồ phân vùng địa lý tự nhiên và bản đồ định hƣớng sử dụng đất đai bền vững vùng ven biển huyện Phù Mỹ - Bình Định. Sử dụng một số ảnh vệ tinh trong q trình phân tích.

1.3.3. Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu của luận văn gồm 3 bƣớc chính:

Bước 1:

- Xác định mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu;

- Xây dựng tổng quan cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu;

- Định hƣớng nội dung và các bƣớc nghiên cứu cụ thể từ đó xác định các nguồn thông tin cần thu thập;

- Thu thập tài liệu và xử lý thơng tin: các thơng tin trong phịng (sơ đồ khu vực nghiên cứu, các tài liệu, cơng trình đã đƣợc cơng bố có liên quan đến nội dung nghiên cứu và khu vực nghiên cứu…) và các thơng tin khảo sát ngồi thực địa.

Bước 2:

Tiến hành nghiên cứu, phân tích các đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, biên tập các bản đồ chuyên đề của khu vực nhƣ: bản đồ địa chất, bản đồ địa mạo, bản đồ thổ nhƣỡng, bản đồ hiện trạng sử dụng đất... Từ đó làm cơ sở xây dựng bản đồ phân vùng địa lý tự nhiên khu vực nghiên cứu.

Bước 3:

Phân tích hiện trạng sử dụng tài nguyên đất và hiện trạng môi trƣờng khu vực nghiên cứu. Kết hợp với bản đồ phân vùng địa lý tự nhiên xây dựng bản đồ định hƣớng quản lý đất đai bền vững vùng ven biển huyện Phù Mỹ, Bình Định.

CHƢƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG VEN BIỂN HUYỆN PHÙ MỸ, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở địa lý cho quản lý đất đai bền vững vùng ven biển huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)