Bản đồ địa chất vùng ven biển huyện Phù Mỹ Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở địa lý cho quản lý đất đai bền vững vùng ven biển huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 46)

2.2.4 Khí hậu - thuỷ văn a) Khí hậu: a) Khí hậu:

Khí hậu vùng ven biển huyện Phù Mỹ cũng cùng tính chất của khí hậu toàn huyện.

Do điều kiện hồn lƣu gió mùa kết hợp với vị trí địa lý và điều kiện địa hình, đặc biệt là dãy Trƣờng Sơn có ảnh hƣởng lớn đến các yếu tố khí hậu của huyện. Khí hậu của huyện giống nhƣ khí hậu chung tồn tỉnh là nhiệt đới ẩm, gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm 27 - 27,5°C. Lƣợng mƣa trung bình năm 1.600 - 2.000mm, phân bố theo mùa rõ rệt. Mùa mƣa (từ tháng 9 đến tháng 12) tập trung 75 - 80 lƣợng mƣa cả năm, lại trùng với mùa bão nên thƣờng xuyên gây ra gió lớn kết hợp với lũ, lụt. Mùa khô kéo dài gây nên hạn hán ở nhiều nơi.

Bảng 2.1: Một số đặc trưng khí hậu huyện Phù Mỹ

Các đặc trƣng Tháng Cả năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt độ (°C) 23,7 24,3 25,9 28,0 29,5 30,2 30,1 30,1 28,7 26,8 25,5 23,8 27,2 Lƣợng mƣa (mm) 53 25 29 29 90 71 32 75 239 585 437 225 1.891 Độ ẩm (%) 81 81 83 82 79 73 72 71 77 83 83 83 79 Số giờ nắng (giờ) 155 187 238 264 264 249 246 232 188 158 121 103 2.405

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Phù Mỹ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025)

Lƣợng bốc hơi trung bình hàng năm là 1.000mm, chiếm 50 - 55% tổng lƣợng mƣa. Độ ẩm tƣơng đối trung bình hàng năm là 79 - 83%. Số giờ nắng đạt trên 2.000 giờ/năm, trong đó hai tháng 4 và tháng 5 có số giờ nắng cao nhất.

Với nền nhiệt độ cao đều trong năm và lƣợng mƣa lớn thuận lợi cho huyện Phù Mỹ đa dạng hóa cây trồng, thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên với lƣợng mƣa phân bổ khơng đều, hàng năm thƣờng hay có bão nên có ảnh hƣởng xấu đến sản xuất nông, lâm, thủy sản.

b) Thủ văn:

Các quá trình thủy văn khu vực biển sát bờ rất phức tạp. Nó phụ thuộc vào các q trình khí quyển và hải dƣơng với đặc tính biến đổi theo khơng gian và thời gian khá lớn.

- Nhiệt độ nƣớc biển chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ của gió mùa, ảnh hƣởng của nó đến nhiệt độ có thể đạt đến độ sâu 200 m. Nhiệt độ tầng mặt trong mùa nắng là 26oC, mùa mƣa là 29oC. Nhiệt độ tầng đáy ở mùa nắng 20,4oC, mùa mƣa 29,6oC.

- Độ mặn của nƣớc ven bờ phụ thuộc vào mùa mƣa và mùa khô khá rõ rệt. Vào mùa mƣa, độ mặn trung bình khoảng 23 ‰ và tƣơng đối ổn định, chỉ biến động trong khoảng nhỏ (23 - 24‰). Độ mặn ở khu vực cửa sơng có thể giảm xuống 2 - 3o và xuất hiện sự phân tầng khá rõ rệt. Vào mùa khô, độ mặn tăng dần từ tháng 5- 8. Trong thời kỳ này độ mặn đạt giá trị trong khoảng 32,5 - 33,5‰ và khá ổn định.

- Dòng chảy khu vực ven bờ chịu sự chi phối của hệ thống dịng chảy biển Đơng hình thành trong trƣờng gió mùa Đơng Bắc và Tây Nam. Trong thời kỳ gió mùa Đơng Bắc, dịng chảy theo hƣớng Đơng Bắc - Tây Nam áp sát bờ. Do tác dụng của gió mùa Đơng Bắc dịng tồn phần của hải lƣu gió hƣớng thẳng vào bờ gây nên hiện tƣợng nƣớc dâng dọc bờ. Theo tính chất của mơi trƣờng liên tục hình thành các khu vực nƣớc chìm (nƣớc ở tầng mặt chuyển động xuống tầng sâu). Việc xuất hiện các vùng nƣớc chìm gây nên sự nghèo nàn về thức ăn và sinh vật ít phát triển trong thời kỳ nói trên. Trong thời kỳ gió mùa Tây Nam, dịng tồn phần hải lƣu gió đi từ bờ ra khơi. Kết quả trong thời kỳ này ở dải ven bờ hay xuất hiện các vùng nƣớc trồi đƣa nƣớc và các vật chất lơ lửng từ tầng đáy lên tầng mặt, tạo thành các vùng giàu thức ăn, các loại sinh vật phát triển và cá thƣờng tập trung tại các khu vực nói trên.

- Về thủy triều: khu vực ven bờ chịu ảnh hƣởng của chế độ nhật triều không đều, hàng tháng số ngày nhật triều chiếm từ 18 - 22 ngày. Mỗi tháng có 2 kỳ nƣớc cƣờng vào đầu tháng và giữa tháng âm lịch. Vào thời kỳ này biên độ thủy triều đạt từ 1 - 2 m. Trong thời kỳ nƣớc kém biên độ thủy triều khá nhỏ khoảng 0,3 - 0,5 m. Thời gian triều dâng dài hơn thời gian triều rút. Nói chung tính chất trên đã ảnh hƣởng rất lớn trong việc hình thành và phát triển hệ sinh thái vùng triều và các khu hệ sinh vật ven bờ. Nghiên cứu đất đai ven biển của huyện Phù Mỹ trong nhiều năm qua cho thấy đoạn từ xã Mỹ Thắng đến xã Mỹ Thành đƣợc bồi đắp khá nhiều. Do đó khi quy hoạch vùng ven biển của huyện cần chú ý đến vấn đề lấn biển và bồi tụ để tránh các thiệt hại xảy ra và vấn đề khai thác sử dụng các vùng đất đƣợc bồi có hiệu quả cao nhất.

Những đặc điểm về địa lý tự nhiên trên đây đã ảnh hƣởng đến sự hình thành hoạt động của các q trình khí tƣợng, thủy văn, động lực học, thổ nhƣỡng, nƣớc dƣới đất

cũng nhƣ hệ sinh thái và môi trƣờng tỉnh Bình Định nói chung và khu vực ven bờ huyện Phù Mỹ nói riêng.

Khu vực nghiên cứu cịn chịu tác động của đầm 2 đầm lớn là đầm Trà Ổ và đầm Đề Gi.

2.3. Tài nguyên thiên nhiên

2.3.1. Tài ngu ên đất

Thổ nhƣỡng huyện Phù Mỹ tƣơng đối phong phú về chủng loại và có sự phân bố khác nhau trên các kiểu địa hình, đƣợc phong hóa trên các nền đá mẹ khác nhau. Tại vùng ven biển huyện Phù Mỹ có các loại đất đặc trƣng sau:

- Nhóm đất cát: Đƣợc hình thành chủ yếu ở khu vực ven biển, ven sông La Tinh

và các suối nhỏ do sự bồi lắng từ sản phẩm thô (granite) của dải Trƣờng Sơn Nam với sự hoạt động của các hệ thống sông và biển. Nhóm đất này tập trung ở cả 4 xã Mỹ Thắng, Mỹ An, Mỹ Thọ, Mỹ Thành;

- Nhóm đất mặn: Hình thành từ những sản phẩm phù sa sông, biển đƣợc lắng

đọng trong môi trƣờng nƣớc biển. Phẫu diện đất ở dạng chƣa thuần thục, tầng mặt thƣờng ở dạng bùn lỏng bão hịa NaCl lẫn hữu cơ, glây mạnh. Nhóm đất này tập trung ở cả 4 xã Mỹ Thắng, Mỹ An, Mỹ Thọ, Mỹ Thành;

- Nhóm đất phù sa: Chủ yếu hình thành do sự bồi đắp của sông, suối nhỏ và sản

phẩm dốc tụ chân núi. Nhóm đất phân bố rải rác ở 3 xã Mỹ An, Mỹ Thọ và Mỹ Thành;

- Nhóm đất xám: Đất có phản ứng chua, hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng đều rất

thấp dung tích hấp thu thấp, đây là loại đất khó cải tạo. Phân bố rải rác ở 3 xã Mỹ Thành, Mỹ Thọ, Mỹ An, hƣớng sử dụng là trồng cây gây rừng, bảo vệ mơi trƣờng;

- Nhóm đất vàng đỏ trên đá mắc ma axít granite: Hình thành ở vùng núi và gị

đồi, trên sản phẩm phong hóa của đá granite ở địa hình chia cắt, dốc nhiều nơi có lƣợng mƣa trên 2.000mm/năm. Hƣớng sử dụng là phát triển trồng, khoanh ni rừng và bảo vệ mơi trƣờng. Nhóm đất này phân bố tại vùng núi, gò đồi của khu vực nghiên cứu.

Nguồn: Bản đồ thổ nhưỡng huyện Phù Mỹ - Bình Định

Người biên tập: Phạm Phương Nguyên Hình 2.5: Bản đồ thổ nhưỡng vùng ven biển huyện Phù Mỹ - Bình Định

2.3.2. Tài ngu ên nước

Khu vực nghiên cứu có lƣu vực sơng chính là sơng La Tinh, ngồi ra cịn có một số sơng suối nhỏ đổ vào đầm Trà Ổ và đổ ra biển.

Ngồi ra cịn các đầm nƣớc ngọt Trà Ổ, đầm nƣớc lợ Đề Gi thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản.

Nguồn nƣớc ngầm ở Phù Mỹ có trữ lƣợng khơng lớn song chất lƣợng khá tốt có thể sử dụng cho sinh hoạt. Tại khu vực nghiên cứu: Với trữ lƣợng khai thác khoảng 3.000 m3/ngày đêm, tập trung ở vùng ven biển, độ mặn và lƣợng sắt cao, chất lƣợng chƣa đáp ứng yêu cầu nƣớc sinh hoạt.

2.3.3. Tài ngun sinh vật

Với khí hậu nóng ẩm, mƣa nhiều, địa hình, đất đai đa dạng, đã tạo cho hệ thực vật rừng của huyện Phù Mỹ khá phong phú về thành phần loài tuy rằng số lƣợng không lớn.

Tại khu vực nghiên cứu rừng nằm ở phía Tây và ven biển chủ yếu là rừng phòng hộ phi lao ven biển. Và một phần nhỏ là rừng trồng (keo, bạch đàn) nằm ở gần khu vực phía nam đầm Trà Ổ.

Vùng ven biển của huyện Phù Mỹ có bờ biển dài 32km với cửa lạch lớn là Đề Gi. Biển Phù Mỹ có nhiều sản phẩm quý hiếm có giá trị kinh tế cao nhƣ: cá hồng, cá mú, cá thu, cá chua, tôm biển và các loại hải sản khác nhƣ cá cơm, mực, cua biển…

Vùng nƣớc lợ của huyện gắn liền với eo, vịnh biển và các cửa sông nối với biển Đơng, có nồng độ muối thấp, nguồn thức ăn phong phú và đa dạng rất thích hợp cho các lồi thủy sản sinh trƣởng và phát triển. Nơi đây có nhiều lồi tơm, cá có giá trị kinh tế cao dùng cho xuất khẩu cũng nhƣ tiêu dùng nội địa. Diện tích mặt nƣớc lợ lớn và tập trung nhƣ phần đầm Đề Gi là vùng thích hợp cho ni trồng thủy sản.

Vùng biển Phù Mỹ thuộc tỉnh Bình Định nói riêng và Dun hải Miền Trung nói chung đã phát hiện đƣợc trên 500 lồi cá (trong đó tỷ lệ cá nổi 65 và cá đáy 35 ), trong đó có 38 lồi cá kinh tế. Trữ lƣợng cá trong vùng ƣớc tính khoảng 50.000 tấn, trong đó cá chuồn 20.000 - 25.000 tấn, cá ngừ 2.000 - 3.000 tấn, cá cơm 1.000 - 1.500 tấn, cịn lại là các lồi cá khác. Sản lƣợng có khả năng khai thác thuộc vùng biển Phù Mỹ để đảm bảo phát triển bền vững hàng năm là 25.000 - 30.000 tấn.

Trữ lƣợng tôm hàng năm khoảng 1.000 - 1.500 tấn, khả năng khai thác 300 - 500 tấn/năm. Trữ lƣợng mực 1.000 - 1.500 tấn, khả năng khai thác 500 - 1.000 tấn/năm. Ngồi ra cịn có những lồi đặc sản khác nhƣ cua huỳnh đế, sò, điệp, cá ngựa, hải sâm…

2.3.4. Tài nguyên khoáng sản

Khu vực nghiên cứu chủ yếu tập trung loại khoáng sản sau:

- Đá xây dựng: Đá granite màu đen ở Mỹ Thành là loại đá có giá trị cao đƣợc thị trƣờng trong và ngoài nƣớc ƣa chuộng. Các loại đá làm vật liệu xây dựng thông thƣờng nhƣ đá ong phấn bố ở Mỹ An;

- Quặng Titan: Sa khoáng titan nằm dọc theo bờ biển, có một số mỏ lớn tập trung ở Mỹ Thành, Mỹ Thọ, Mỹ An, Mỹ Thắng (phụ lục). Titan hiện đang đƣợc khai thác tập trung chủ yếu ở xã Mỹ Thành;

- Cát và cát trắng: Cát phân bố dọc theo bờ biển, các thung lũng, bãi bồi và lịng sơng cạn với trữ lƣợng lớn đáp ứng nhu cầu làm vật liệu xây dựng.

- Một số loại khống sản khác có giá trị cơng nghiệp, trữ lƣợng không nhiều nhƣ than bùn ở Mỹ Thắng.

2.3.5. Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch của Phù Mỹ tƣơng đối phong phú và đa dạng, bao gồm cả núi, hồ, biển, các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội có sức hấp dẫn. Bờ biển dài, nhiều vùng vịnh với những bãi tắm đẹp và danh lam thắng cảnh biển hài hòa, hấp dẫn nhƣ mũi Vi Rồng, Bãi Bàng, Hải Đăng, Đề Gi, Đầm Trà Ổ… thu hút nhiều khách tham quan của các xã, huyện lân cận và thành phố Quy Nhơn.

Tập trung chủ yếu ở khu vực ven biển dọc đƣờng tỉnh ĐT.632 và vùng phụ cận trong vịng bán kính khoảng 30 - 40km là một vùng ven biển rất đẹp kéo dài từ Vĩnh Lợi (Mỹ Thành) đến Hà Ra (Mỹ Đức) gồm nhiều bãi cát dài, trong đó bãi cát từ Xuân Thạnh (Mỹ An) qua Mỹ Thắng đến Mỹ Đức là dài nhất. Trong thời kỳ quy hoạch, thế mạnh của du lịch Phù Mỹ là khai thác các lợi thế về cảnh quan, du lịch biển phát triển các sản phẩm nhƣ tham quan, du lịch sinh thái biển, tắm biển, thể thao, ẩm thực đặc trƣng biển…

2.4. Phân tích thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

Thực trạng phát triển kinh tế xã hội huyện Phù Mỹ nói chung và khu vực nghiên cứu nói riêng.

2.4.1. Đặc điểm dân cư a) Dân số:

Tổng dân số của huyện Phù Mỹ năm 2016 là 173.602 ngƣời. Mật độ dân số là 312 ngƣời/km2.

Tại khu vực nghiên cứu dân số và mật độ dân số cụ thể đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2: Diện tích dân số và mật độ dân số năm 2016 phân theo xã

Năm Diện tích (km2) Dân số (ngƣời) Mật độ dân số Ngƣời/km2 Mỹ Thắng 26,84 10769 401 Mỹ Thọ 34,26 14990 438 Mỹ An 24,41 8427 345 Mỹ Thành 35,45 10700 302

(Nguồn: Niên giám thống kê 2016- Chi cục Thống kê huyện Phù Mỹ)

Bảng 2.3: Dân số trung bình phân theo xã

Đơn vị: Người Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Mỹ Thắng 10622 10676 10698 10735 10769 Mỹ Thọ 14786 14862 14893 14944 14990 Mỹ An 8311 8354 8371 8400 8427 Mỹ Thành 10555 10611 10631 10669 10700

(Nguồn:Niên giám thống kê 2016- Chi cục Thống kê huyện Phù Mỹ)

b) Lao động, việc làm

Nguồn lao động trẻ, lao động dƣới 30 tuổi chiếm tỷ trọng cao 52 , trong đó tỷ trọng lực lƣợng lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm 7,12 với trình độ chuyên môn kỹ thuật gồm 1,80 sơ cấp, 2,23 trung cấp, 0,66 cao đẳng và 2,43 trình độ đại học. Phần lớn cịn lại là lao động giản đơn, trong đó thợ thủ cơng chiếm trên 6 , ngành nghề thuộc khu vực nông - lâm - ngƣ nghiệp trên 5 , các ngành du lịch chiếm 4 , cịn các nghề có chun môn kỹ thuật bậc cao, bậc trung và thợ lắp ráp, vận hành máy móc và thiết bị chiếm bình quân 2 cho mỗi loại. Nhƣ vậy, chất lƣợng lao động cịn thấp, tỷ lệ cơng nhân lành nghề, cán bộ kỹ thuật chƣa tƣơng xứng với yêu cầu phát triển kinh tế và chất lƣợng nguồn lao động không đồng đều giữa các vùng trong huyện, các khu vực và các ngành kinh tế.

Cơ cấu ngành chuyển đổi đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trƣởng, đồng thời thúc đẩy việc thay đổi ngành nghề, thu hút lao động mới vào sản xuất, tạo thêm việc làm.

Bảng 2.4: Số lao động trong một số ngành nghề huyện Phù Mỹ qua các năm Đơn vị: người Đơn vị: người Chỉ tiêu 2002 2005 2010 - Tổng số lao động xã hội 90.934 90.031 92.174 - Đánh bắt thủy sản 8.041 10.329 11.512 - Công nghiệp 3.375 3.378 5.695 - Thƣơng nghiệp 1.801 1.949 4.168 - Khách sạn, nhà hàng 657 673 1.546 - Dịch vụ 400 218 852 - Vận tải 347 639 1.259

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Phỳ Mỹ đến năm 2020 và định hướng đến 2025)

Nhìn chung, nguồn lao động của huyện khá dồi dào, chủ yếu là lực lƣợng lao động trẻ, tuy nhiên trình độ và chất lƣợng lao động chƣa cao, chủ yếu là lao động phổ thơng, hạn chế về trình độ chun mơn cũng nhƣ tay nghề... Trong tƣơng lai, để đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện thì việc đào tạo, nâng cao chất lƣợng và trình độ lao động là vấn đề cần đƣợc quan tâm để đáp ứng cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa.

c) Tập quán sinh hoạt, sản xuất

Trong quá trình phát triển của địa phƣơng, nhân dân trong huyện từ lâu đã có truyền thống sản xuất nông nghiệp nhất là về kỹ thuật trồng cây ăn trái, lúa, màu. Ngƣời dân có tinh thần cần cù, sáng tạo, xây dựng nếp sống văn minh, áp dụng các chƣơng trình khoa học kỹ thuật phát triển nông nghiệp và rất nhiều các phƣơng pháp khác để nâng cao đƣợc năng suất trồng lúa hàng năm, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản đạt hiệu quả. Trên địa bàn có nhiều khống sản nhƣ mỏ đá Granite, quặng Titan, đá ong, đất sét … là tiềm năng để phát triển công nghiệp nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ngồi ra, huyện cịn có các làng nghề truyền thống sản xuất các mặt hàng nhƣ: cá cơm, hải sản khô, thảm sơ dừa, bánh tráng … Dân cƣ của huyện sống thành những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cơ sở địa lý cho quản lý đất đai bền vững vùng ven biển huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)