Vị trí khu vực Tổ hợpTân Rai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế môi trường của hoạt động khai thác, chế biến quặng bauxite mỏ tân rai, huyện bảo lâm, tỉnh lâm đồng (Trang 33 - 36)

(Nguồn: UBND huyện Bảo Lâm)

2.2. Nội dung nghiên cứu và ý nghĩa khoa học, thực tiễn

thể trên cơ sở phân tích các chất thải đầu ra của quá trình sản xuất, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý bền vững cho hoạt động khai thác, chế biến bauxite trong tƣơng lai; (ii) Về kinh tế, đánh giá hiệu quả trực tiếp và gián tiếp mà Tổ hợp Tân Rai mang lại trong thời gian 30 năm hoạt động của Tổ hợp; (iii) Về xã hội, phân tích những vấn đề liên quan đến hoạt động đền bù, di dân tái định cƣ và ổn định sinh kế của ngƣời dân khu vực nghiên cứu.

Hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung là khái niệm phản ánh khả năng sử dụng các nguồn lực nhƣ lao động, máy móc, nguyên nhiên vật liệu, vốn... để đạt đƣợc mục tiêu ban đầu đặt ra, thƣờng là mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Hoạt động khai thác, chế biến bauxite gây ra nhiều tác động tới môi trƣờng tự nhiên. Vì vậy, cần xem xét đầy đủ các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trƣờng trên cơ sở so sánh nguồn lực đầu vào (hay có thể gọi là chi phí) với mục tiêu đạt đƣợc (hay lợi ích thu đƣợc), từ đó đƣa ra kết luận về tính hiệu quả của q trình sản xuất này. Do đó, tác giả đã chọn phân tích chi phí lợi ích mở rộng làm phƣơng pháp nghiên cứu chính, kết hợp với sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khác để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu. Các phƣơng pháp này đƣợc đề cập chi tiết ở mục 2.5.

Về ý nghĩa thực tiễn, đề tài đƣa ra một cái nhìn khách quan và khoa học về hiệu quả hoạt động của Tổ hợp bauxite - aluminaTân Rai. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp quản lý góp phần đem lại lợi ích kinh tế, hạn chế rủi ro môi trƣờng và ổn định đời sống xã hội khu vực nghiên cứu. Bên cạnh đó,những kiến nghị của đề tài hƣớng tới mục tiêu phát triển bền vững ngành công nghiệp khai khoáng ở nƣớc ta trong tƣơng lai.

2.3. Cách tiếp cận nghiên cứu

2.3.1. Tiếp cận phát triển bền vững

Phát triển bền vững đã trở thành định hƣớng và mục tiêu chung cho sự phát triển ở t ất cả các quốc gia trên thế giới. Phát triển bền vững đƣợc định nghĩa là sự phát triển nhằm đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại nhƣng không làm tổn ha ̣i đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tƣơng lai (Báo cáo Brundtland của Uỷ ban Môi trƣờng và Phát triển Thế giới năm 1987). Bản chất của phát triển bền vững

là sự phát triển kết hợp hài hịa giữa ba yếu tớ: kinh tế, xã hội và môi trƣờng . Ngày 25/09/2015, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã tổ chức hội nghị về phát triển bền vững với đại diện 193 nƣớc tham dự, trong đó có Chủ tịch Trƣơng Tấn Sang. Hội nghị đã thơng qua chƣơng trình nghị sự phát triển bền vững tồn cầu năm 2030 bao gồm 17 mục tiêu, trong đó có chấm dứt đói nghèo, đấu tranh với bất bình đẳng, vơ luật pháp và giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu.

Bất kỳ hoạt động phát triển kinh tế - xã hội dù ở hình thức hay quy mơ nào cũng luôn gắn liền với việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và phát sinh các chất thải có khả năng gây ô nhiễm môi trƣờng. Do đó, hoạt động khai thác và chế biến bauxite cần đƣợc nghiên cứu và định hƣớng quản lý theo tiếp cận phát triển bền vững để hƣớng tới sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên có giá trị, tạo ra sản phẩm đem lại lợi ích kinh tế cao, giảm thiểu các tác hại tiêu cực tới môi trƣờng tự nhiên, không để lại những hệ quả xấu tới cộng đồng địa phƣơng và đồng thời đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

2.3.2. Tiếp cận liên ngành, liên vùng

Hoạt động khai thác , chế biến quă ̣ng bauxite giúp phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lâm Đồng , tuy nhiên cũng gây nên nhƣ̃ng tác đô ̣ng đến môi trƣờng , sinh thái, phá vỡ cân bằng tƣ̣ nhiên . Các đối tƣợng bị tác động nhiều nhất trƣớc hết là các hệ sinh thái nha ̣y cảm , các thành phần môi trƣờng đất , nƣớc, không khí , tài nguyên rƣ̀ng và thảm thƣ̣c vâ ̣t nói chung , sau đó là đời sống xã hô ̣i của ngƣời dân đi ̣a phƣơng. Bên ca ̣nh đó, Tổ hợp Tân Rai nằm ở thƣợng nguồn sông La Ngà - phụ lƣu bên tả ngạn sông Đồng Nai , nếu xảy ra ô nhiễm có thể gây ảnh hƣởng đến các tỉnh ở khu vực hạ lƣu . Do vậy, cần sử dụng cách tiếp cận liên ngành liên vùng, quản lý tổng hợp tài nguyên khu vực.

2.3.3. Tiếp cận hệ sinh thái

Tiếp cận hệ sinh thái là một phƣơng thức để quản lý tổng hợp các tài nguyên đất, nƣớc, sinh vật nhằm tăng cƣờng bảo vệ và sử dụng bền vững theo hƣớng công bằng. Tiếp cận hệ sinh thái hƣớng con ngƣời và việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên

đến trọng tâm của việc ra quyết định. Bởi vậy, cách tiếp cận này đƣợc sử dụng để tìm kiếm một giải pháp đảm bảo sự cân bằng thích hợp giữa việc bảo vệ và sử dụng đa dạng sinh học ở những vùng có nhiều ngƣời sử dụng tài nguyên với những mục đích khác nhau, cung cấp một giải pháp hữu ích cho việc ra quyết định của các nhà quản lý.

2.3.4. Khung logic nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế môi trường của hoạt động khai thác, chế biến quặng bauxite mỏ tân rai, huyện bảo lâm, tỉnh lâm đồng (Trang 33 - 36)