Khu tái định cƣ của đồng bào dân tộc bản địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế môi trường của hoạt động khai thác, chế biến quặng bauxite mỏ tân rai, huyện bảo lâm, tỉnh lâm đồng (Trang 65)

Tập đồn Than và Khống sản Việt Nam đã tiến hành đền bù di dân và xây dựng khu tái định cƣ giúp đồng bào dân tộc ổn định cuộc sống, tuy nhiên những ngôi nhà ấy là nhà cấp bốn, lợp mái tôn, có chiều rộng khoảng 3m, chiều dài hơn 6m, không phù hợp với cƣ dân bản địa. Quá trình tái định canh cho ngƣời dân đƣợc thực hiện dƣới 2 hình thức là nhận đất và nhận tiền, ngƣời dân so sánh lƣợng đất đƣợc phân cho mỗi hộ với lƣợng tiền họ đƣợc nhận nếu không lấy đất và nhận thấy

nhận tiền có lợi hơn, do vậy không ai nhận đất mà họ nhận tiền và mua đất ở khu vực khác để canh tác. Đối với đồng bào dân tộc bản địa nghèo khó, do mất nhà mất đất canh tác, hiện họ vẫn đến những ngọn đồi chƣa khai thác bauxite để canh tác và vẫn chƣa biết tƣơng lai khi những ngọn đồi này lần lƣợt bị khai thác hết, cuộc sống của họ sẽ nhƣ thế nào.

Trong tương lai, khi Tổ hợp Tân Rai vận hành đạt 100% công suất thiết kế, khả năng xảy ra các rủi ro nêu trên hoặc phát sinh các rủi ro khác là rất cao. Thực tế cho thấy một số rủi ro đã xảy ra và ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của Tổ hợp Tân Rai. Khi xảy ra rủi ro, Tổ hợp phải tốn nhiều chi phí để khắc phục, dẫn tới làm giảm lợi nhuận từ quá trình sản xuất. Những rủi ro này cần được định lượng và đưa vào tính tốn. Tuy nhiên, trong khn khổ luận văn, tác giả chỉ dừng lại ở việc đánh giá hiệu quả kinh tế môi trường của Tổ hợp Tân Rai thông qua các biến đầu vào từ hoạt động sản xuất thực tế. Việc dự báo, lượng hoá các rủi ro và mở rộng bài tính CBA dự tính có thể được thực hiện trong những nghiên cứu tiếp theo của tác giả.

3.2. Đề xuất các giải pháp quản lý theo hƣớng bền vững

Viê ̣t Nam là quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên và ngành công nghiê ̣p khai khoáng ở nƣớc ta những năm gần đây phát triển mạnh . Khai thác và chế biến Bauxite Lâm Đồng không chỉ giúp phát triển kinh tế của tỉnh , mà cịn góp phần tăng ng̀n thu cho ngân sách quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế cả nƣớc , đồng thời là mô ̣t bƣớc đi trong đi ̣nh hƣớng phát triển ngành công nghiê ̣p nhôm ở nƣớc ta . Tuy nhiên, khai thác bauxite cũng đồng nghĩa với việc đánh đổ i, phá hủy trên quy mô rô ̣ng lớn đối với tài nguyên rƣ̀ng , đa da ̣ng sinh ho ̣c , đất canh tác nông lâm nghiê ̣p , ảnh hƣởng trực tiếp đến môi trƣờ ng sinh thái và cuô ̣c sống của cộng đồng ngƣời dân bản địa trên đi ̣a bàn huy ện Bảo Lâm nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung. Qua đánh giá hiệu quả kinh tế có thể thấy, nếu giữ kế hoạch sản xuất nhƣ hiện tại, hoạt động của Tổ hợp Tân Rai có thể sẽ khơng đem lại nhiều lợi ích nhƣ kỳ vọng. Do vậy, nếu không có những giải pháp quản lý, khai thác và sƣ̉ du ̣ng hơ ̣p lý ,

không chỉ sẽ làm phát sinh những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến môi trƣờng tự nhiên và xã hơ ̣i , mà cịn có thể đƣa nƣớc ta rơi vào “Cái bẫy tài nguyên” hay “Lời nguyền tài nguyên” mà nhiều quốc gia giàu tài nguyên trên thế giới đã mắc phải .

“Lời nguyền tài nguyên” đƣợc định nghĩa là hiện tƣợng các nƣớc giàu tài nguyên thiên nhiên nhƣng vẫn là nhƣ̃ng nƣớc kém phát triển . Để làm tăng lợi ích quốc gia, nhƣ̃ng nƣớc này đã quá chú tro ̣ng vào hoa ̣t đô ̣ng khai thác tài nguyên , tƣ̀ đó làm mất cân đối trong cơ cấu kinh tế , cùng với nền quản trị yếu kém và sự lạc hâ ̣u về khoa ho ̣c công nghê ̣ dẫn đến nhƣ̃ng quốc gia này không nhƣ̃ng không thu đƣơ ̣c lợi ích tƣ̀ viê ̣c khai thác ng̀n tài ngun vớn có , mà cịn có xu hƣớng phát triển châ ̣m hơn nhƣ̃ng nƣớc nghèo tài nguyên thiên nhiên.

Thƣ̣c tra ̣ng công tác quản lý khai thác, chế biến khoáng sản thời gian qua cho thấy do chú tro ̣ng vào phát triển kinh tế , nhất là tăng trƣởng GDP , ít chú ý tới bảo vê ̣ tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng sinh thái dẫn tới tình tra ̣ng khai thác bƣ̀a bãi gây thất thốt , lãng phí tài nguyên , suy thoái môi trƣờng và làm mất cân bằng sinh thái diễn ra ở nhiều nơi trên lãnh thổ nƣớc ta . Bên cạnh đó , công nghê ̣ khai thác, chế biến hiê ̣n nay chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ hợp lý , phần lớn sƣ̉ du ̣ng công nghê ̣ la ̣c hâ ̣u. Các mỏ khoáng sản đang khai thác hầu hết nằm ở vùng núi hoặc vùng đầu nguồn dẫn đến phá rƣ̀ng , hủy hoại bề mặt đất và hệ thống thủy văn , ô nhiễm nguồn nƣớc, đất canh tác, không khí, phá vỡ các khu sinh thái , ảnh hƣởng đến hoạt đô ̣ng của các ngà nh kinh tế khác (nhƣ nông nghiê ̣p, du li ̣ch) và đời sống ngƣời dân địa phƣơng. Ngoài ra , viê ̣c thiếu minh ba ̣ch dẫn đến tham nhũng và quản lý yếu kém cũng là một trong những vấn đề lớn trong công tác quản lý hoạt động khai thá c khống sản ở nƣớc ta. Nhƣ̃ng tờn ta ̣i của Tổ hợpTân Rai cũng không nằm ngoài các vấn đề đó. Do vậy, cần có những giải pháp hợp lý và cụ thể trong quản lý hoạt động khai thác, chế biến bauxite.

Trên cơ sở kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế mơi trƣờng và q trình phân tích rủi ro trong hoạt động của Tổ hợp Tân Rai, tác giả đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động khai thác, chế biến bauxite nhƣ sau:

3.2.1. Các giả i pháp quản lý

 Quản lý quy hoạch

Cho đến nay, Việt Nam vẫn cịn là nƣớc nơng nghiệp. Nông thôn và nông dân chiếm khoảng 70% và phát triển kinh tế xã hội còn phải dựa vào khai thác tài nguyên: đất đai, rừng, biển, khoáng sản… Bauxite là loại khoáng sản có giá trị thƣơng mại trên thị trƣờng. Việc khai thác bauxite, chế biến và xuất khẩu là việc làm cần thiết cho mục đích phát triển, tạo việc làm cho cộng đồng. Vấn đề là khai thác với quy mô nào và thời điểm nào là thích hợp.

Khu vƣ̣c khai thác khoáng sản bauxite có ngƣời dân đang sinh sống với hoạt đô ̣ng nông nghiê ̣p là chủ yếu . Khai thác bauxite diễn ra gây nên mâu thuẫn trong viê ̣c sƣ̉ du ̣ng tài nguyên và môi trƣờng . Đồng thời , đất sau khi khai thác bauxite không đƣơ ̣c hoàn thổ ki ̣p thời để có thể canh tác tiếp , cơ cấu cây trồng trong khu vƣ̣c thay đổi, sản lƣợng cây trồng sẽ bị ảnh hƣởng và quan trọng nhất là ảnh hƣởng lâu dài đến sinh kế của ngƣời dân . Do đó, cần tiến hành so sánh tính khả thi và hiê ̣u quả khai thác từ bauxite với nguồn lợi kinh tế thu đƣợc tƣ̀ hoa ̣t đô ̣ng sản xuất hàng năm của khu vƣ̣c . Tƣ̀ đó lƣ̣a cho ̣n phƣơng án đem la ̣i hiê ̣u quả cao trong mô ̣t khoảng thời gian nhất định để xem xét triển khai hoa ̣t đô ̣ng khoáng sản.

Trên cơ sở đó, cần sớm hoàn thiê ̣n Quy hoa ̣ch tổng thể khai thác bauxite quốc gia,Quy hoa ̣ch khu vƣ̣c khoáng sản bauxite tại Lâm Đồng ,Quy hoạch khu tái đi ̣nh cƣ bền vƣ̃ng nhằm giải quyết xung đô ̣t lợi í ch giƣ̃a doanh nghiê ̣p khai thác khoáng sản và cộng đồng . Các quy hoạch toàn diện cần phải đƣợc thực hiện trên cơ sở đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất các tác động đến môi trƣờng và cộng đồng.

 Quản lý công tác di dân, đền bù

Hỗ trợ cho ngƣời dân tái định cƣ vào canh tác tại những khu vực thuộc diện tích Tổ hợp chƣa tiến hành khai thác quặng. Tại những khu vực đã khai thác, cần khẩn trƣơng hoàn thổ, cải tạo đất, dọn vệ sinh môi trƣờng và bàn giao lại đất cho chính quyền hoặc ngƣời dân để họ canh tác, đảm bảo đời sống hàng ngày.

Quy hoa ̣ch khu tái đi ̣nh canh hợp lý , hình thành vùng sinh kế cộng đồng bền vƣ̃ng, đảm bảo đời sống tinh thần cũng nhƣ viê ̣c làm và đất sản xuất cho ngƣời dân . Đồng thời, chính quyền cần có chính sách hỗ trợ thỏa đáng , lắng nghe nguyê ̣n vo ̣ng và tạo điều kiện để ngƣời dân sớm hòa nhập và ổn định với cuộc sống mới .

 Quản lý mơi trƣờng

Trong q hình hoạt động và vận hành, những rủi ro về môi trƣờng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Để hạn chế đến mức tối thiểu các thiệt hại cho doanh nghiệp và cộng đồng, cần có những biện pháp quản lý, theo dõi, giám sát và kiểm tra chặt chẽ quy trình khai thác và đổ thải của Tổ hợp Tân Rai.

Cần yêu cầu doanh nghiệp kiểm soát chă ̣t chẽ các nguồn thải , đảm bảo nồng đô ̣ các chất ô nhiễm thải ra môi trƣờng luôn đạt q uy chuẩn hiê ̣n hành , xây dƣ̣ng Chƣơng trình quản lý và giám sát môi trƣờng và hoàn thiê ̣n Hê ̣ thống quản lý môi trƣờng của mình. Đảm bảo các chất thải đƣợc lƣu trữ và xử lý theo đúng quy định.

Có các biện pháp quản lý và giám sát cụ thể cho từng giai đoạn trong quá trình triển khai hoạt động của Tổ hợp, tƣ̀ giai đoa ̣n thử nghiệm ban đầu tới quá trình vâ ̣n hành ổn định. Quản lý chi tiết từng hoạt động trong mỗi giai đoạn , đảm bảo tuân thủ quy đi ̣nh về an toàn lao động và bảo vệ mơi trƣờng . Rà sốt, hiê ̣u chỉnh qua tƣ̀ ng giai đoa ̣n để rút kinh nghiệm và điều chỉnh hoạt động của những giai đoạn tiếp theo cho phù hợp với tình hình thực tế.

Thƣ̣c hiê ̣n cơng tác giám sát chất lƣợng môi trƣờng xung quanh nhằm theo dõi ảnh hƣởng của hoạt động sản xuất tới môi trƣờng s ống của cộng đồng dân cƣ và hê ̣ sinh thái khu vƣ̣c . Tƣ̀ các kết quả theo dõi đề xuất các giải pháp điều chỉnh hoạt động sản xuất, giảm thiểu và khắc phục kịp thời các tác động xấu tới môi trƣờng tự nhiên và xã hội.

 Quản lý hồ chứa

Sƣ̣ cố môi trƣờng có thể xảy ra khi vỡ đâ ̣p hồ chứa bùn thải quặng đuôi hoặcbùn đỏ, cần tuân thủ nghiêm ngặt những yêu cầu về kỹ thuật khi xâydựng các

hồ chứa, đảm bảo chịu đƣợc lƣợng mƣa lớn trong một khoảng thời gian nhất định , hạn chế tối đa nguy cơ vỡ đập khi có sự cố hoặc thiên tai .

Thƣờng xuyên theo dõi, giám sát môi trƣờng để phát hiện và xử lý kịp thời sƣ̣ phát tán của bùn thải quặng đuôi hoặc bùn đỏ ra môi trƣờng và ki ̣p thời ƣ́ng phó khi sƣ̣ cố môi trƣờng xảy ra. Tập huấn nâng cao năng lực ứng phó sự cố của các cán bộ và lao động trong nhà máy. Có phƣơng án dự phịng giảm thiểu tác động tới mơi trƣờng khi xảy ra sƣ̣ cố vỡ đâ ̣p cũng nhƣ các phƣơng án cải ta ̣o và phu ̣c hồi m ôi trƣờng.

 Nâng cao năng lƣ̣c quản lý

Khi tiến hành khai thác khoáng sản bauxite, Lâm Đồng sẽ gă ̣p phải rất nhiều khó khăn trong việc quản lý hoạt động khai thác và giảm thiểu các tác động bất lợi . Vì vậy, cần có kế hoa ̣c h đào ta ̣o nâng cao nhâ ̣n thƣ́c , năng lƣ̣c làm viê ̣c cũng nhƣ trách nhiệm và đạo đức của cán bộ quản lý địa phƣơng.

Cần tăng số lƣợng và nâng cao chất lƣợng cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nƣớc về khai thác khoáng s ản ở các cấp. Đồng thời tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác để phát hiện kịp thời và xử lý các trƣờng hợp vi phạm gây ơ nhiễm mơi trƣờ ng trong q trình khai thác và ch ế biến quặng bauxite.

3.3.2. Giải pháp kỹ thuật cơng nghệ

(1) Q trình khai thác và chế biến bauxite làm phát sinh nhiều nguồn thải ra môi trƣờng, gây ảnh hƣởng đến hê ̣ sinh thái và đời sống ngƣời dân khu vƣ̣c diễn ra hoạt động khống sản . Để ha ̣n chế tác đơ ̣ng này cần áp du ̣ng công ng hê ̣ thân thiê ̣n với môi trƣờng trong quá trình khai thác và chế biến khoáng sản bauxite. Công nghê ̣ thân thiê ̣n môi trƣờng là quy trình khai thác hợp lý sao cho tiêu tốn năng lƣợng và tổn thất tài nguyên là ít nhất , hê ̣ số thu hồ i quă ̣ng lớn nhất , đem la ̣i lợi ích kinh tế cao, lƣợng chất thải ít , không gây ô nhiễm môi trƣờng , đồng thời ít tác ha ̣i đến các dạng tài nguyên hiện có nhƣ : đất đỏ bazan , tài nguyên nƣớc , thảm thực vật rừng , cây trồng nông ng hiê ̣p và công nghiê ̣p ..., không làm phát sinh vấn đề xói mòn , rƣ̉a

trôi đất ; Đồng thời không tạo ra những nguy cơ dẫn đến mâu thuẫn , xung đột xã hô ̣i, không ảnh hƣởng đến lợi ích và sƣ́c khỏe ngƣời dân , nhất là đối với cô ̣ng đồ ng dân tô ̣c ít ngƣời ở Lâm Đồng.

Tiến hành khai thác quặng theo hình thức cuốn chiếu, khai thác đến đâu tiến hành hồn thổ đến đó (theo trình tự a-b-c-d-e, hình 3.11). Lập kế hoạch khai thác và kịp thời hoàn thổ theo mùa, tránh xói mịn, rửa trơi vào mùa mƣa [34].

Hình 3.11. Mơ hình hồn thổ cuốn chiếu thân thiện với mơi trƣờng [34]. (a) Địa hình ban đầu của khu vực chứa quặng bauxite.

(b) Khi khai đào thì cạo lớp đất mùn cây để dành sang một bên, cạo lớp đất đá không có quặng để sang một bên khác.

Lớp phủ thổ nhƣỡng Lớp kết von

Lớp quặng bauxite Lớp sét

(c) Lấp những hố khai đào bằng đất đá không có quặng đã để dành và phủ lớp đất đất mùn cây đã để dành lên trên.

(d) Trồng cây đã ƣơm trƣớc hay giao lại đất cho ngƣời dân canh tác. (e) Kết thúc q trình hồn thổ phục hồi mơi trƣờng.

Sau khi hoàn thổ, trồng lại rừng và cây kinh tế phù hợp (chè, cà phê, tiêu...) theo hƣớng dẫn kỹ thuâ ̣t lâm nghiê ̣p để phủ xanh đất đồi , cải tạo đất và lƣu giữ nƣớc. Hoàn thổ, phục hồi mơi trƣờng xong đến đâu , thì đất phải đƣợc bàn giao lại cho ngƣời dân đến đó với sƣ̣ giám sát của chính quyền đi ̣a phƣơng để ngƣời dân tiếp tu ̣c thƣ̣c hiê ̣n quyền sƣ̉ du ̣ng đất của mình theo quy đi ̣nh củ a pháp luâ ̣t.

(2) Từ khi Tổ hợp Tân Rai ra đời, nhiều cơng trình nghiên cứu về tận dụng bùn đỏ của nhà máy alumina để sản xuất chất lọc H2S chứa trong khí biogas, gạch khơng nung, gang xốp và thép, vật liệu xây dựng, thu hồi sắt... đã đƣợc thực hiện. Trong đó, kết quả nghiên cứu của Lƣu Đức Hải (2014) cho thấy nếu xây dựng nhà máy sản xuất gạch gốm nung từ bùn đỏ có công suất 15 triệu viên/năm, có thể đem lại lợi nhuận trên 43 tỉ VNĐ/năm [8].Nhận thấy, trên cơ sở đó, cầnđẩy mạnh đầu tƣ và có cơ chế hỗ trợ nghiên cứu tận dụng chất thải bùn đỏ, hƣớng tới biến bùn đỏ thành một nguồn nguyên liệu đem lại giá trị kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh tế của Tổ hợp Tân Rai, đồng thời giảm nguy cơ gây ô nhiễm tới môi trƣờng.

(3) Ngoài ra, trong những năm gần đây, trên thế giới đã xuất hiện nhiều nghiên cứu vềcông nghệ sản xuất alumina từ quặng bauxite khôngtạo ra bùn đỏ, nhƣ công nghệ Orbite Aluminae, Hydrogarnet... Công nghệ Orbite Aluminae đã đƣợc thử nghiệm thành công tại Canada, không những tinh chế ra alumina khơng tạo ra bùn đỏ mà cịn có thể chiết tách đƣợc một số sản phẩm khác nhƣ các kim loại, đất hiếm từ các khu vực chứa bùn đỏ tại quốc gia này [19]. Công nghệ Hydrogarnet sử dụng phƣơng pháp thuỷ hoá học. Sản phẩm của công nghệ này là bùn hydrogarnet hầu nhƣ không chứa kiềm và có hàm lƣợng oxit nhơm, oxit canxi ít hơn bùn đỏ [39]. Việt Nam cần thƣờng xuyên cập nhật các công nghệ sản xuất alumina không bùn đỏ trên thế giới để hƣớng tới áp dụng công nghệ sạch và tiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế môi trường của hoạt động khai thác, chế biến quặng bauxite mỏ tân rai, huyện bảo lâm, tỉnh lâm đồng (Trang 65)