Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Tổng số Người 312.210 319.889 330.709 336.772 Phân theo giới tính Nam Người 156.028 159.154 163.959 167.809 Nữ Người 156.182 160.735 166.750 168.963 Phân theo thành thị, nông thôn Thành thị Người 4.719 4.976 5.195 5.187 Nông thôn Người 307.491 314.913 325.514 331.585 Số người trong độ tuổi
lao động Người 192.922 197.869 201.756 206.123 Tỷ số giới tính
(nam/nữ) % 99,90 99,02 98,33 99,32
Tỷ suất sinh thô ‰ 22,04 21,43 19,63 18,8
Tỷ suất chết thô ‰ 3,38 3,46 3,17 3,47
Tỷ suất tăng tự nhiên ‰ 18,65 17,97 16,46 15,33 Nguồn: UBND huyện Sóc Sơn [[3], [14],[15]] Mật độ dân số cao và tập trung nhiều ở thị trấn và các xã ven quốc lộ 3, quốc lộ 2, đường tỉnh lộ 131, trong đó cao nhất ở thị trấn Sóc Sơn với 6.358 người/km2, Phù Lỗ 2.712 người/km2. Các địa điểm này đã phát triển từ nhiều năm về trước nên nơi đây có nhiều điều kiện tốt để thơng thương, phát triển kinh tế; đồng thời vấn đề này cũng đang gây sức ép đối với đất đai, xã hội và mơi trường vì diện tích đất nằm quanh trục giao thơng chính có hạn mà người dân lại tập chung ngày càng đơng. Do
vậy, chính quyền huyện cần có định hướng, biện pháp, chính sách, kế hoạch nhằm phát huy những kết quả đạt được ngày càng tốt hơn, phân bố quỹ đất hợp lý, thu hút đầu tư phát triển kinh tế toàn diện trên toàn huyện để tránh tình trạng dân cư sống theo kiểu tập trung, phân hóa giàu nghèo mạnh mẽ. Nguồn nhân lực chủ lực của huyện là lao động nông nghiệp, do vậy cũng ảnh hưởng khơng ít đến việc thu nhập, ổn định đời sống của nhân dân.
Năm 2016, huyện Sóc Sơn đã thực hiện tốt công tác đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
2.1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế:
Tổng giá trị sản xuất trên tồn huyện tăng 9,4, trong đó, cơng nghiệp và xây dựng tăng 9,6%, thương mại dịch vụ tăng 12,5%, nông – lâm – thủy sản tăng 3,3%, thu nhập bình quân đầu người đạt 29,8 triệu đồng/người/năm, tăng 12,87%.
* Sản xuất công nghiệp - xây dựng
Sản xuất cơng nghiệp trong tồn huyện ổn định. Tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp theo giá cố định ước đạt 4.218 tỷ đồng, tăng 9,9%. Nhiều doanh nghiệp áp dụng khoa học công nghệ, tăng cừng mở rộng sản xuất, kinh doanh. Số doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể mới đi vào hoạt động tăng 10%. Huyện có trên 1.300 doanh nghiệp và trên 12.000 hộ sản xuất kinh doanh cá thể. Tiểu thủ công nghiệp liên tục phát triển, số hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp tăng mạnh trong một số ngành: sản xuất nghề mộc và đồ gỗ mỹ nghệ… Một số sản phẩm cơng nghiệp có mức tăng cao như: Thép tăng 10,2%, gạch tăng 9%, quần áo may sẵn tăng 12,3%, gia cơng cơ khí tăng 9,6%, khai khống tăng 9,3%, sản xuất giường tủ, bàn ghế tăng 10,8%, sản xuất gỗ dán công nghiệp tăng 8,5% …
Tổng giá trị sản xuất ngành xây dựng ước đạt 2.355 tỷ đồng, tăng 9,1%. Đầu tư xây dựng của các hộ dân và các doanh nghiệp đạt 2.355 tỷ đồng. Đầu tư từ nguồn ngân sách đạt 475,376 tỷ đồng tập trung vào các cơng trình giáo dục, giao thơng, thủy lợi nội đồng, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cho các xã xây dựng nông thôn mới.
Tổng giá trị sản xuất ngành thương mại – dịch vụ ước đạt 2.789 tỷ đồng, tăng 12,5%; tổng doanh thu bán hàng hóa dịch vụ tăng 12,9%. Đa số các sản phẩm hàng hóa, các mặt hàng tiêu dùng bán ra đều tăng hơn so với năm trước.
Các hoạt động xúc tiến thương mại, hội chợ, bán hàng bình ổn giá, người Việt dùng hàng Việt… được triển khai tích cực, thường xuyên. Thị trường hàng hóa ổn định, giá cả được kiểm sốt, tránh được tình trạng cung lệch cầu. Cơng tác quản lý thị trường, cấp phép kinh doanh, quản lý các dịch vụ được duy trì ổn định. Doanh thu dịch vụ ăn uống ước đạt trên 694 tỷ đồng, tăng 12,7%. Nhiều ngành dịch vụ khác cũng phát triển ổn định và có mức tăng trưởng khá.
Kinh tế tập thể tiếp tục phát triển: huyện có 143 hợp tác xã, trong đó có 97 hợp tác xã hoạt động dịch vụ nông nghiệp, 36 hợp tác xã hoạt động phi nông nghiệp.
* Nông nghiệp
Tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản ước đạt 1.580 tỷ đồng, tăng 3,3%.
Chăn nuôi phát triển ổn định, trọng lượng xuất chuồng tăng, tồn huyện có khoảng 89 trang trại và 196 gia trại chăn nuôi. Tổng diện tích gieo trồng tăng 2,5%, năng suất và sản lượng các loại cây trồng đều tăng trưởng khá. Cơ cấu mùa vụ chuyển dịch tích cực (trên 99% trà lúa xuân muộn, 94% lúa mùa sớm), cơ cấu giống cây trồng có nhiều tiến bộ, chuyển dần sang trồng các giống cây có hiệu quả kinh tế cao như: Rau, hoa, cây ăn quả, giống lúa chất lượng và giống lúa tiến bộ. Huyện tập trung đẩy mạnh phát triển các thương hiệu hàng nơng sản đã có, đồng thời tích cực xây dựng các thương hiệu: rau hữu cơ, gà đồi Sóc Sơn, gạo nếp cái hoa vàng Phú Minh (Sóc Sơn), đu đủ Nam Sơn… Hình thành các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau hữu cơ, hoa nhài, dưa lê siêu ngọt, gà đồi... Giá trị sản xuất trên 01ha đất nông nghiệp đạt 133 triệu đồng. Sản lượng lương thực đạt trên 90.000tấn.
Huyện Sóc Sơn hiện có 3.977,99 ha đất lâm nghiệp chủ yếu là rừng trồng phòng hộ. Rừng là lá phổi xanh của toàn huyện cũng như thành phố Hà Nội. Do vậy, công tác quản lý, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng cần được duy trì và tăng
cường. Hồn thành việc trồng mới 20 ha rừng tại các xã Minh Phú, Minh Trí, Hồng Kỳ, đảm bảo diện tích rừng hiện có phát triển tốt.
Hệ thống cơng trình thủy lợi, đê điều được quan tâm tu bổ, sửa chữa, xử lý các vi phạm kịp thời, sẵn sàng ứng phó khi có mưa lũ, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra do thiên tai.
2.1.2.3. Hệ thống kết cấu hạ tầng:
* Giao thơng
Sóc Sơn là đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông quan trọng nối liền Thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc như: Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hải Phịng, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Giang, Lào Cai và sang Trung Quốc… thông qua các tuyến Quốc lộ 2, Quốc lộ 3 và 3B, Quốc lộ 18, Nội Bài – Lào Cai… và các tuyến đường Võ Văn Kiệt, Võ Nguyên Giáp nối sân bay Nội Bài với trung tâm thành phố. Tổng chiều dài các tuyến đường bộ trên địa bàn huyện là 227km, mật độ bình quân là 0,86km/km2.
Ngồi ra huyện cịn có khoảng 30 tuyến đường liên xã, đường đô thị với tổng chiều dài khoảng 170 km, trung bình chiều rộng nền đường là 5-6 m, trong đó nhiều tuyến đã được trải nhựa và bê tơng hóa, nhiều tuyến quan trọng như: tuyến nối Quốc Lộ 3 với đường 35 qua hồ Đồng Quan, tuyến đường vào khu du lịch Đền Sóc… và khoảng 300 km đường giao thông giao các khu dân cư nông thôn, với bề rộng nền khoảng 4m, bề rộng mặt khoảng 3m.
Huyện có hai bến xe khách (bến xe Phù Lỗ và bến xe tại Phố Nỉ) và nhiều bến phục vụ hoạt động của các tuyến xe buýt dọc Quốc Lộ 3, Quốc Lộ 2, và đường 131, đường 35…
Tuyến đường sắt Hà Nội- Thái Nguyên đi qua các xã phía đơng của huyện với chiều dài khoảng 16 km với hai ga đường sắt là ga Nỉ và ga Đa Phúc, với quy mơ trung bình 50-60 người/ ngày. Nền đường sắt đơn gồm hai khổ lồng là 1000 mm và 1345 mm. Tuy nhiên do hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao nên tuyến đường sắt này đã tạm dừng hoạt động .
Huyện Sóc Sơn có tuyến đường khơng khá quan trọng, đó là: sân bay Nội Bài - cảng hàng không lớn nhất miền Bắc với diện tích khu vực sân khoảng 325,5 ha, gồm 2 nhà ga (T1, T2), tuyến đường cất hạ cánh rộng 45m dài 3.200m. Lưu lượng lưu thông đạt khoảng trên 1 triệu lượt khách/năm và khoảng 16 nghìn tấn hàng hóa. Sân bay quốc tế Nội Bài liên tục phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng phục vụ.
Huyện có 3 tuyến giao thơng đường thủy quan chính: sơng Cầu, sơng Cơng và sông Cà Lồ. Tuy nhiên, khả năng khai thác còn hạn chế do phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ nước các sông. Hiện nay, trên sông Công các tuyến vận tải thông qua cảng đầu mối là Trung Giã với hàng hóa chủ yếu là gỗ và vật liệu xây dựng; trên sông Cầu chủ yếu vận chuyển vật liệu xây dựng qua cảng Cẩm Hà và cảng Việt Long; trên sông Cà Lồ thông qua cảng Thanh Xuân và cảng Thá.
Nhìn chung, hệ thống giao thông của huyện được quan tâm đầu tư, tuy nhiên chưa đáp ứng được yêu cầu CNH, ĐTH. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu phát triển khu vực, cần nhiều sự quan tâm, đầu tư của thành phố và các doanh nghiệp lớn.
* Thủy lợi
Toàn huyện hiện có 27 cơng trình hồ chứa, 119 cơng trình tiểu thủy nơng, 129 trạm bơm và khoảng 73.810 km kênh mương. Hệ thống đê kè các tuyến sông khoảng 32 km, được gia cố, cơ bản đáp ứng yêu cầu phòng chống lũ lụt hàng năm. Mặc dù vậy vẫn còn nhiều tồn tại, đến nay mới đảm bảo tưới tiêu chủ động cho 60 - 70% diện tích đất canh tác, có những khu vực phải tưới ba cấp. Một số khu vực địa hình cao gặp khó khăn về nước tưới như: Đồng Mốc, Được Hà, Vệ Linh, Phù Mã, Xuân Dục… dẫn đến tình trạng hàng năm diện tích này phải chuyển sang trồng đỗ tương, lạc hoặc bỏ hoang hóa. Bên cạnh đó, một số khu vực bị úng lụt vào mùa mưa, do đặc điểm địa hình của huyện (vùng Đơng Bắc và Đông Nam của huyện); phần khác do các trạm bơm tiêu và thơng mương thốt, cống tiêu chưa đáp ứng được yêu cầu.
* Năng lượng và bưu chính viễn thông
Năng lượng: Nguồn năng lượng quan trọng của huyện và khu vực là điện năng, được cung cấp bởi trạm 220 KV Chèm bằng các tuyến đường dây 110 KV
Chèm – Đông Anh, Đông Anh – Thái Nguyên và Đơng Anh - Gị Gầm… Các nguồn này nhìn chung đảm bảo cung cấp được điện năng cho phụ tải khu vực. Bên cạnh đó, huyện có 05 trạm trung gian với tổng dụng lương là 14.400 KVA, Phù Lỗ, Đa Phúc, Trung Giã, Phú Cường và Bắc Sơn các xã phía Tây huyện (Tân Dân, Minh Trí, Thanh Xuân và Minh Phú) được cấp điện từ lưới 10KV của trạm trung gian TG Phúc Yên và TG Xn Hịa.
Hoạt động dịch vụ bưu chính viễn thông trên địa bàn phát triển nhanh, mạng lưới bưu chính viễn thơng của huyện đã đến được với 100% xã, thị trấn, đảm bảo được nhu cầu trao đổi thông tin thông suốt trong nước và quốc tế. Huyện có 7 bưu cục huyện và 26 bưu điện khu vực, 24 bưu điện văn hóa xã, 13 đại lý bưu điện và 85 đại lý thu phát cước.
2.1.2.4. Văn hóa – xã hội, an sinh xã hội
Huyện luôn tổ chức tốt các hoạt động thông tin, tuyên truyền, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao mừng Đảng, mừng xuân, chào mừng Đại hội Đảng các cấp và các ngày lễ lớn. Quản lý, tổ chức thành cơng 174 lễ hội, trong đó: Lễ đón nhận bằng cơng nhận Di tích quốc gia đặc biệt - đền Sóc, hồn thành lập hồ sơ 485 di tích. Chủ động lập và đề xuất thành phố bổ sung quy hoạch biển quảng cáo tấm lớn và biển tuyên truyền nhiệm vụ chính trị trên địa bàn; duy trì cơng tác quản lý các hoạt động dịch vụ văn hố, thơng tin, các cửa hàng kinh doanh dịch vụ internet trên địa bàn. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được triển khai rộng khắp từ huyện đến cơ sở, tỷ lệ hộ gia đình văn hóa đạt 89% (vượt 2% KH), tỷ lệ thơn làng văn hố 53% (vượt 6,6% KH), tỷ lệ tổ dân phố văn hoá 58,3% (đạt 100% KH); tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả đề án “Tang văn minh, tiến bộ”.
Các hoạt động thể dục thể thao tiếp tục được quan tâm và diễn ra thường xuyên, các giải thể thao quần chúng được mở rộng cả về quy mơ, chất lượng tạo được khơng khí vui tươi, lành mạnh trong quần chúng nhân dân.
Công tác y tế, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân có nhiều tiến bộ. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế ngày càng tăng. Công tác y tế dự phòng được chỉ đạo quyết liệt, không để dịch bệnh bùng phát, lây lan; thực hiện nghiêm
túc cơng tác phịng chống suy dinh dưỡng trẻ em. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng là 9,7%, giảm 0,4% so với năm 2014. Cơng tác vệ sinh an tồn thực phẩm được kiểm tra thường xuyên. Huyện đã đạt chuẩn quốc gia về y tế.
Huyện đã thực hiện tốt công tác đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; chăm lo chu đáo cho các đối tượng chính sách, người có cơng; cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho 42.154 đối tượng; hoàn thiện hồ sơ, tổ chức phong tặng, truy tặng danh hiệu cho 91 mẹ Việt Nam anh hùng; giải quyết cho 1.112 lao động vay vốn từ quỹ Quốc gia quyết việc làm với số tiền 22,3 tỷ đồng. Công tác vận động xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ bảo trợ trẻ em, quỹ hỗ trợ các vùng bị thiên tai... tiếp tục được triển khai tích cực, hiệu quả. [3]
2.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2017 và biến động sử dụng đất nông nghiệp từ năm 2010 – 2017
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2015 và kết quả thống kê đất đai ngày 01 tháng 01 năm 2017, huyện có tổng diện tích tự nhiên là 30.475,96 ha, chiếm gần 10% tổng diện tích tự nhiên của tồn Thành phố Hà Nội, bình qn diện tích tự nhiên 0,12 ha/người.
Quỹ đất của huyện được sử dụng theo 03 nhóm đất chính như sau: - Đất nơng nghiệp: 18451,83 ha, chiếm 60,55 % tổng diện tích tự nhiên; - Đất phi nông nghiệp: 11988,02ha, chiếm 39,34% tổng diện tích tự nhiên; - Đất chưa sử dụng: 36,11 ha, chiếm 0,11% tổng diện tích tự nhiên.
2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2017
Diện tích đất nơng nghiệp của huyện năm 2017 có 18451,83 ha, chiếm 60,55% tổng diện tích tự nhiên. Bình quân khoảng 715 m2/nhân khẩu, khoảng 3.200m2/hộ. Các xã có diện tích đất nơng nghiệp lớn là Bắc Sơn 2.314,08 ha, Minh Trí 1.631,25ha, Minh Phú 1.458,07 ha, Nam Sơn 1.779,87 ha, Phù Linh 872,41 ha, Tiên Dược 833,30 ha, Hiền Ninh 809,50 ha, Bắc Phú 709,90 ha…