Chè an toàn Bắc Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất một số giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái ở huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 105)

Để áp dụng đúng quy trình sản xuất chè an toàn, người dân thu hái mỗi tháng từ 1 đến 2 lứa; khi tán chè có trên 30% số búp đủ tiêu chuẩn tiến hành thu hái... Với việc chăm sóc, thu hoạch đúng quy trình, năng suất cây chè ở xã Bắc Sơn tăng từ 50 đến 100%; sản lượng chè tươi thu hoạch trung bình đạt từ 60 đến 100kg/sào/lần hái; giá chè bán ra thị trường dao động từ 200 nghìn đồng đến 400 nghìn đồng/kg (chè khô). Giá trị kinh tế từ trồng cây chè ở xã Bắc Sơn đạt khá cao, từ 390 triệu đồng đến 550 triệu đồng/ha/năm. [25]

“Chè an toàn Bắc Sơn” đã được công nhận nhãn hiệu tập thể, nâng cao giá trị sản phẩm chè Bắc Sơn trên thị trường.

Chè là loại cây có rễ ăn nơng, đất trồng chè càng có nhiều mùn càng tốt, độ dày tầng đất ít nhất phải > 60 cm, đất giữ ẩm tốt nhưng phải thốt nước. Đất trồng chè phải có phản ứng chua, pH tốt nhất là 5,0 – 5,5; khi pH > 6 khơng nên trồng chè vì khi pH > 7 thì chè có thể bị chết, khi pH < 4 thì chè phát triển rất kém. [27]

Trồng chè phải chọn loại đất thích hợp, chăm sóc đúng cách mới đạt năng suất, chất lượng cao. Chè tạo độ che phủ cho diện tích đồi gị, bảo vệ đất, giúp chống xói mịn. Do vậy, định hướng ổn định diện tích sản xuất chè tại xã Bắc Sơn theo tiêu chuẩn VietGAP giúp bà con sử dụng tốt nguồn đất, có việc làm và thu nhập ổn định.

3.3.3.8. Dịch vụ sinh thái

Vùng có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, sản xuất nơng nghiệp sinh thái có thể tạo ra mơ hình nơng nghiệp kết hợp du lịch sinh thái, giải trí: khu nhà vườn, cơng viên nơng nghiệp, nhà hàng sinh thái...

Q trình đơ thị hóa làm cách xa sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị. mơ hình nơng nghiệp kết hợp du lịch sinh thái, giải trí giúp con người thư giãn trong khơng gian trong lành, nhiều cây xanh, tránh được các ảnh hưởng của môi trường đô thị như: ô nhiễm tiếng ồn, khơng khí, nguồn nước...

Tiếp tục duy trì và phát triển các mơ hình dịch vụ sinh thái như: Khu du lịch sinh thái Bản Rõm, Vườn sinh thái Ngọc Linh – xã Quang Tiến, Khu du lịch sinh thái Thiên Phú Lâm – xã Minh Phú, Công viên nông nghiệp Long Việt nằm trên địa bàn 2 xã Phú Cường và Thanh Xuân.

3.4. Đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững đất nông nghiệp huyện Sóc Sơn theo hướng phát triển nơng nghiệp đơ thị sinh thái

3.4.1. Giải pháp về quy hoạch

Các quy hoạch, kế hoạch phát triển của huyện Sóc Sơn thời gian vừa qua như: “quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”, “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020”, “Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn 5 năm 2016-2020”… đều hướng tới các tiêu chí cơ bản để đảm bảo quy hoạch phát triển chung của Thành phố tầm nhìn đến năm 2030.

Sóc Sơn là đơ thị vệ tinh, vành đai xanh, tạo cảnh quan đô thị sinh thái đồng thời cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, sạch cho dân cư trong thành phố và dân cư tại khu vực, định hướng phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái.

Để thực hiện các mục tiêu trên, huyện Sóc Sơn cần đưa ra các giải pháp cụ thể như:

- Kiến nghị Thành phố sớm phê duyệt 06 đồ án quy hoạch phân khu thuộc đơ thị vệ tinh Sóc Sơn; tổ chức lập, phê duyệt các đồ án thiết kế đô thị: hai bên tuyến đường quốc lộ 3 (đoạn trong đô thị vệ tinh), hai bên tuyến đường Núi Đôi – Đa Phúc (đoạn trong đô thị vệ tinh), hai bên tuyến đường quốc lộ 3 đi Đền Sóc, hai bên

tuyến đường từ nút giao quốc lộ 18 với đường Nội Bài – Nhật Tân đến trung tâm huyện Sóc Sơn, hai bên đường Quốc lộ 3 đi cụm trường đại học.

- Tổ chức rà soát và hoàn thành phê duyệt điều chỉnh đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới 24 xã.

- Tăng cường công tác quản lý việc đầu tư xây dựng trên địa bàn theo quy hoạch; kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng, vi phạm về đất đai, vi phạm về môi trường ở thị trấn và nông thôn.

- Chỉnh trang đô thị, xây dựng hạ tầng các khu liền kề để mở rộng đô thị; xây dựng hạ tầng các khu tái định cư, khu chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở; đầu tư và huy động xã hội hóa đầu tư đường và hệ thống thoát nước ở vùng nơng thơn.

- Có kế hoạch cụ thể và kiểm tra, giám sát q trình sử dụng đất nơng nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái. Trong q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ ở như hiện nay, việc đảm bảo đất nông nghiệp được sử dụng đúng và hiệu quả là rất khó khăn; chính quyền các cấp nên tăng cường theo dõi quá trình sử dụng đất của nơng dân, có các biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời những sai phạm; giữ nguyên quỹ đất phục vụ cho nông nghiệp đô thị sinh thái, đảm bảo đủ sản lượng sản phẩm chất lượng cao, sản phẩm sạch phục vụ nhu cầu tiêu dùng của dân cư địa phương và đô thị.

3.4.2. Giải pháp về cơ chế, chính sách

- Để khai thác mạnh tiềm năng đất đai, cần có chính sách chuyển dịch cơ cấu về đất, tập trung đất đai với quy mô lớn, đẩy mạnh công tác dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất và khuyến khích các nơng hộ chủ động trong sản xuất nơng nghiệp. Chính quyền thành phố Hà Nội và huyện Sóc Sơn cần đảm bảo q trình thực hiện dân chủ, cơng khai, minh bạch, tăng cường công tác thanh kiểm tra để kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.

- Đẩy mạnh chính sách phát triển nông nghiệp: Hỗ trợ giá giống cây trồng, vật nuôi cho các khu vực có dự án sản xuất nơng nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái; tổ chức, hỗ trợ kinh phí học tập kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật hiện đại, dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm cho người sản xuất nông nghiệp…

- Chính sách về tín dụng, thuế:

+ Tín dụng: UBND thành phố Hà Nội, huyện Sóc Sơn, các ngân hàng, tổ chức tín dụng cần tạo điều kiện để bà con nông dân tiếp cận nguồn vốn như: Quỹ xóa đói giảm nghèo, Quỹ phát triển sản xuất, Ngân hàng chính sách xã hội, các quỹ hỗ trợ có nguồn vốn từ nước ngồi… để người dân có thể vay với lãi suất thấp, liên tục, thủ tục đơn giản…

+ Về thuế: cần có những chính sách ưu đãi miễn – giảm giá thuê đất để phát triển nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng – vật ni, trang bị cơ giới hóa, thuế tiêu thụ, chế biến nông sản…

- Tạo điều kiện thuận lợi để nông dân dễ dàng chuyển đổi cơ sở cây trồng, vật nuôi nhằm tăng hiệu quả kinh tế và phù hợp với nhu cầu của thị trường, Tuy nhiên, việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp và bố trí các khu, cụm cơng nghiệp mới phải dựa trên quan điểm phát triển lâu dài và bền vững.

- Phát triển cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp, thương nghiệp như: xây dựng hệ thống đường giao thông, giao thông nội đồng, thủy lợi, khu sản xuất phân hữu cơ, nhà sơ chế, bảo quản nông sản…

- Tăng cường tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đất đai.

3.4.3. Giải pháp về giống và đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Hiện nay, nhiều xã trên địa bàn Sóc Sơn đã thực hiện dồn điền đổi thửa xong nên cần áp dụng cơ giới hóa sản xuất nơng nghiệp đem lại nhiều kết quả tốt; tuy nhiên nền nông nghiệp vẫn còn phụ thuộc nhiều vào sức lao động của con người nên sản lượng chưa đáp ứng được kỳ vọng. Do đó, cần đầu tư ứng dụng khoa hoạc kĩ thuật, công nghệ cao, công nghệ sạch vào sản xuất nông nghiệp, chế biến và bảo quản sau thu hoạch nhằm mục đích nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, sản phẩm sạch, giảm sự phụ thuộc vào sức lao động của nhà nông, tiết kiệm thời gian và chi phí, mang lại lợi nhuận cao cho người sản xuất nông nghiệp.

Áp dụng các loại giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao, sản xuất sản phẩm sạch. Thực hiện thí điểm về các loại giống mới có giá trị kinh tế cao tại một số khu vực sản xuất nơng nghiệp có tình ổn định lâu dài, nếu phù hợp và có hiệu

quả tốt sẽ áp dụng rộng rãi sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đa dạng hóa cây trồng, vật ni tạo nguồn sản phẩm phong phú, đáp ứng được nhu cầu đổi mới của thị trường. Nông dân áp dụng những sáng kiến, sạng tạo để tạo ra những sản phẩm lạ, độc đáo, mang lại giá trị kinh tế lớn so với các loại sản phẩm khác trên thị trường.

3.4.4. Giải pháp về thị trường, sản phẩm

Để phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái tại huyện Sóc Sơn, cần phải có thị trường tốt để đảm bảo hàng hóa lưu thơng nhanh, thúc đẩy sản xuất tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, Hà Nội là thủ đô, là một thị trường tiềm năng.

Để tạo tâm lý tốt cho người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm, mở rộng thị trường, người sản xuất cần xây dựng thương hiệu, chất lượng cho sản phẩm của mình, đảm bảo chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn quốc tế như: ISO, HACCP, VIETGAP... Việc xây dựng thương hiệu sản phẩm bắt đầu từ nhãn hiệu, mã vạch, bao bì để phân biệt với các sản phẩm thông thường. Các thương hiệu sản phẩm sạch cần phải có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ từ phía cơ quan chức năng, tránh các hiện tượng giả mạo sản phẩm để thu lợi trên thị trường, gây ảnh hưởng lớn tới sản xuất.

Các sản phẩm sạch đưa ra thị trường phải ổn định, thường xuyên, đảm bảo chất lượng, thông suốt tới những địa điểm tiêu thụ như: cửa hàng, siêu thị… tại các thị trường tiêu thụ lâu dài, bền vững, Việc thành lập các hợp tác xã tiêu thụ sản phẩm và tổ chức tốt các hoạt động tiêu thụ, quảng bá sản phẩm là rất cần thiết.

Bên cạnh đó, vấn đề giá cả là một yếu tố quan trọng tác động tới thị trường tiêu thụ, Giá thành tốt cần đảm bảo lợi ích hài hịa giữa người tiêu dùng và người sản xuất nông nghiệp; đảm bảo các sản phẩm sạch, ngon, bổ, rẻ; đồng thời, nhà nước, thương gia cần đẩy mạnh các chương trình trợ giá, bình ổn giá xây dựng thị trường tiêu dùng lành mạnh.

Ngồi ra, cần kích cầu dịch vụ nghỉ ngơi cuối tuần, du lịch sinh thái bằng cách tặng cường quảng bá, cung cấp thơng tin về các mơ hình hoạt động và sản phẩm nông nghiệp đô thị sinh thái trên các phương tiện thông tin đại chúng; đầu tư tôn tạo

cảnh quan thiên nhiên, xây dựng hạ tầng, cơ chế quản lý phù hợp để kích cầu và tăng nguồn thu cho các địa điểm nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái.

3.4.5. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực, tay nghề lao động

Việc phát triển nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái địi hỏi nguồn nhân lực và trình độ lao động nhất định như: sản xuất rau hữu cơ, rau an toàn, nghề trồng hoa, cây cảnh, cây ăn quả, kĩ thuật chăn nuôi…

Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao tay nghề cho nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, chủ các trang trại và đội ngũ cán bộ, tư vấn kỹ thuật cấp xã (hội nông dân, hợp tác xã nông nghiệp, cán bộ phụ trách nông nghiệp phát triển nông thôn, BVTV, thú ý…) một cách đồng bộ, đảm bảo chất lượng, nhận thức những điểm đặc trưng của giống mới, kỹ thuật mới để người dân áp dụng tốt các chỉ tiêu, tiêu chuẩn của nông nghiệp đô thị sinh thái; đồng thời, mở rộng đào tào tới những người trong độ tuổi lao động chưa có việc làm, khơng có nhu cầu di chuyển tới nơi khác để làm ăn, có nhiều thời gian rảnh rỗi muốn tăng thêm thu nhập cho bản thân và gia đình…

Tăng cường phát triển các chính sách khuyến khích, hỗ trợ, đào tạo và tìm kiếm việc lào cho người lao động nông nghiệp để hướng người lao động phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái theo.

Nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức dịch vụ nông nghiệp, nhất là các dịch vụ về giống, thủy lợi, BVTV, thú ý, khuyến nơng, phát triển thị trường…; hình thành các vùng chuyên canh phù hợp với điều kiện tự nhiên, sinh thái của từng tiểu vùng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

1. Nơng nghiệp huyện Sóc Sơn đang phát triển theo hướng sản xuất nông nghiệp đô thị sinh thái, phù hợp với mục tiêu chung về phát triển kinh tế - xã hội của thủ đơ Hà Nội. Diện tích đất nơng nghiệp của huyện là 18.451.83 ha, chiếm 61% diện tích tự nhiên tồn huyện. Trong q trình đơ thị hóa, diện tích đất nơng nghiệp đã chuyển mục đích sử dụng một phần sang đất phi nông nghiệp để phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Vì vậy, chính quyền các cấp cần quản lý đất đai hợp lý, tạo điều kiện phát triển nông nghiệp theo hướng phát triển nơng nghiệp đơ thị sinh thái có chất lượng tốt, hiệu quả cao, an toàn cho người sử dụng và bền vững với môi trường.

2. Huyện có hệ thống cây trồng, vật ni đa dạng, có 8 loại hình sử dụng đất phổ biến và 12 kiểu sử dụng đất chính. Qua đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các loại hình cho thấy các loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao cả về kinh tế, xã hội, môi trường và phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái là các loại hình: sản xuất rau hữu cơ, rau an toàn, VAC, hoa – cây cảnh, cây ăn quả, chè.

3. Trên cơ sở kết quả đánh giá hiện trạng và hiệu quả các loại hình sử dụng đất nông nghiệp, luận văn đã đề xuất định hướng sử dụng đất nơng nghiệp huyện Sóc Sơn theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái, tiếp tục phát triển các thương hiệu nông sản địa phương và tập trung phát triển một số loại hình sản xuất nơng nghiệp như: Rau hữu cơ: diện tích 40 - 100 ha; Rau an tồn: diện tích 550 - 600 ha; Rau ứng dụng công nghệ cao: 30 – 40 ha; VAC: 200 – 400 ha; Hoa – cây cảnh: 50 -70 ha; cây ăn quả: 1400 – 1450 ha; chè: 650 ha; gà đồi; dịch vụ sinh thái tại những địa bàn phù hợp.

4. Một số giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện định hướng phát triển nơng nghiệp đơ thị sinh thái tại huyện Sóc Sơn gồm:

- Giải pháp về quy hoạch.

- Giải pháp về giống và đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. - Giải pháp về thị trường, sản phẩm.

- Giải pháp phát triển nguồn nhân lực, tay nghề lao động.

Kiến nghị

1. Huyện Sóc Sơn cần nghiên cứu và triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao phát triển sản xuất nông nghiệp để khai thác tiểm năng đất và kinh tế trên địa bàn huyện; mở rộng sản xuất đối với các loại hình sử dụng đất có khả năng về kinh tế - xã hội - môi trường, nhằm tạo hiệu quả kinh tế cho người dân, bảo đảm chất lượng sản phẩm tới người tiêu dùng, an tồn với mơi trường.

2. Huyện cần tập trung chỉ đạo sản xuất đúng khung thời vụ; quan tâm, xây dựng, tăng quy mô các vùng sản xuất tập trung, tăng cường áp dụng tiến bộ khoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất một số giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái ở huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 105)