Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất chính huyện Sóc Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất một số giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái ở huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 65)

Loại hình sử dụng

đất

Chỉ tiêu định lượng Khả năng cung cấp lương thực (tạ/ha) Chỉ tiêu định tính Cơng lao động (cơng/ha) GTGT/cơng lao động (1000 đồng) LUT I. 240 76.5 99-106

Phù hợp với năng lực sản xuất của hộ về

đất, nhân lực, vốn, kỹ thuật (NL) ở mức

trung bình đến cao; đáp ứng nhu cầu sản phẩm hàng ngày của người dân và xã hội (NC) ở mức cao; phù hợp với tập quán

canh tác địa phương (TQ) ở mức cao LUT II. 320-400 75.9-82.6 110-150 (NL) ở mức trung bình; (NC) ở trung bình

đến mức cao; (TQ) ở mức cao

LUT III. 345 77.8 95

(NL) ở mức thấp đến trung bình; (NC) ở

mức cao; (TQ) ở mức thấp, hạn chề về

điều kiện đất đai

LUT IV. 200-336 73.8-100.2 60-300 (NL) mức cao, (TQ) ở mức trung bình đến cao ở mức trung bình đến cao, (NC) ở

LUT V. 320 85.2 - (NL) ở mức trung bình; (NC) ở mức cao;

(TQ) ở mức trung bình

LUT VI. 358 132.1 - (NL) ở mức thấp; (NC) ở mức cao; (TQ) ở mức trung bình LUT VII. 220 807 - (NL) ở mức trung bình; (NC) ở mức trung bình; (TQ) ở mức thấp LUT VIII. 120 220.8 - (NL) ở mức thấp; (NC) ở mức trung bình; (TQ) ở mức thấp (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra nông hộ và trang trại năm 2017)

Để đánh giá hiệu quả xã hội mà quá trình sử dụng đất mang lại cần nghiên cứu các vấn đề:

- Mức độ thu hút lao động, giải quyết việc làm cho nông dân của các kiểu sử dụng đất.

- Giá trị ngày công lao động của các kiểu sử dụng đất.

- Vấn đề đảm bảo an ninh lương thực đồng thời phát triển sản xuất hàng hóa. - Mức độ phù hợp với năng lực sản xuất của nơng hộ, việc nâng cao trình độ và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất.

 Đảm bảo an ninh lương thực

Theo Theo Tổng cục Thống kê (2008), mức tiêu dùng gạo/người/tháng của vùng ĐBSH là 11,4kg, quy ra thóc khoảng 19 kg.

Theo Chi cục Thống kê huyện Sóc Sơn, sản lượng lúa của toàn huyện năm 2015 là 97.339 tấn. Dân số của huyện năm 2015 là 330.709 người. Nếu tính theo mức tiêu dùng chung của ĐBSH thì chỉ cần 75.401 tấn thóc là đã đảm bảo được an ninh lương thực cho địa phương.

Như vậy, sản xuất nơng nghiệp tại huyện Sóc Sơn khơng những đảm bảo an ninh lương thực cho người dân địa phương mà cịn sản xuất lúa hàng hóa và phục vụ chăn nuôi.

 Thu hút lao động và giải quyết việc làm

Khả năng thu hút lao động cao là: LUT II, LUT VI, LUT III…; LUT VII – trồng hoa, cây cảnh và LUT VIII – trồng chè có khả năng thu hút lao động thấp nhất.

Về giá trị gia tăng/công lao động LUT VII có giá trị cao nhất (1564.5 nghìn đồng/cơng lao động), các LUT cịn lại có giá trị gần như nhau.

 Sản xuất nông nghiệp góp phần xóa đói, giảm nghèo ở địa phương

- Sóc Sơn là huyện chủ yếu làm nơng nghiệp. Do vậy, sản xuất nông nghiệp là nguồn thu chủ yếu của người dân địa phương. Theo kết quả điều tra nông hộ, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, thủy sản chiếm khoảng 65% tổng thu nhập hàng năm của nông hộ. Việc phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm và

nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp là giải pháp quan trọng để tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng đời sống cho người dân.

- Sản xuất nông nghiệp đem lại thu nhập ổn định dao động từ 76.500 – 132.100 đồng/công lao động.

- Mức độ phù hợp với năng lực của nông hộ:

Sự phù hợp với năng lực của các hộ về đất, nhân lực, vốn, kỹ thuật ở mức trung bình đến cao thì có các LUT I, LUT II, LUT VI... Khoảng 90% số nông hộ được phỏng vấn không phải vay vốn chịu lãi suất để canh tác, mà có thể bán sản phẩm và tái sản xuất, do chi phí vật chất khơng lớn. Nơng dân chủ yếu khơng có vốn lớn và ít tiếp cận vốn vay từ ngân hàng nên phù hợp với các LUT cần ít chi phí vật chất.

Khả năng đáp ứng nhu cầu sản phẩm hàng ngày của người dân ở mức cao xuất hiện ở hầu hết các LUT.

Sự phù hợp với phong tục tập quán ở mức cao tức là người dân có kinh nghiệm canh tác, kỹ thuật dễ tiếp thu. Các loại hình trồng hoa, cây cảnh, nuôi trồng thủy sản, trồng các cây đặc sản cần vốn lớn, kỹ thuật ni trồng khó và phức tạp, phần lớn các nông hộ cần được hỗ trợ về kỹ thuật.

2.3.3. Đánh giá hiệu quả môi trường

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng đất và hệ thống cây trồng hiện tại tới môi trường giúp hạn chế được những ảnh hưởng xấu đến mơi trường.

Tốc độ đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa cao; diện tích đất nơng nghiệp ngày càng giảm đã thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh cao; vấn đề sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu bệnh, thuốc kích thích sinh trưởng và làm nghèo nàn dinh dưỡng đất, gây mất cân bằng dinh dưỡng trong đất.

Qua số liệu điều tra thực tế cho thấy: mức độ trung bình sử dụng phân vơ cơ, thước BVTV của một số loại cây ở mức thấp hơn so với lượng bón phân theo khuyến cáo, sử dụng nhiều chế phẩm phân sinh học, phân hữu cơ, tận dụng chất dinh dưỡng trong đất, bảo vệ được hệ sinh thái trong đất, ít gây ảnh hưởng xấu đến nguồn nước, ít gây ơ nhiễm mơi trường.

 Mức độ sử dụng phân bón, thuốc BVTV

Kết quả nghiên cứu mức độ bón phân thực tế được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.7. Tổng hợp mức độ bón phân của một số cây trồng chính

Cây trồng

Lượng phân bón thực tế Tỷ lệ bón phân thực

tế N:P:K N

(kg/ha) (kg/ ha) P2O5 (kg/ha) K2O sinh học (tấn/ha) Phân hữu cơ,

Lúa xuân 125 75 68 4-8 1:0,6:0,5 Lúa mùa 120 60 50 4-6 1:0,5:0,4 Đậu tương 47 40 29 4-6 1:0,9:0,6 Ngô 59 30 31 50-69 1:0,5:0,5 Cà chưa 55 35 50 100-152 1:0,6:0,9 Lạc xuân 40 60 45 5-8 1:1,5:1,1 Súp lơ 70 43 56 37-52 1:0,6:0,8 Bí xanh 44 36 50 80-125 1:0,8:1,1 Khoai tây 80 51 61 100-160 1:0,6:0,8 Su hào 39 21 22 60-90 1:0,5:0,6 Bắp cải 59 26 33 95-135 1:0,4:0,6 Hoa 330 16 Chè 100 50 70 8-10 1:0,5:0,7

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra nông hộ và trang trại năm 2017) - Kết quả nghiên cứu mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) một số cây trồng chính được thể hiện qua bảng tổng hợp:

Bảng 2.8. Tình hình sử dụng thuốc BVTV cho một số cây trồng

Cây

trồng Tên thuốc

Thực tế sử dụng Tiêu chuẩn cho phép* Ghi chú Số lần phun (lần/vụ) Liều lượng/ha Liều lượng/ha/lần Lúa Acemidax 17wp (diệt cỏ) 2 400 gr 400 gr ** Regent 800wg (trừ sâu

đục thân, sâu cuồn lá) 1 30 gr 30gr **

Bassa 50cc 1 450ml 400ml ***

Virtako 40WWG 2 0,75 gr 50-75 gr **

Validacin 5L 3-4 1,1 lít 0,7-1,0 lít *** Tilt super 300EC 1 0,28 lít 0,3 lít ** Acofit 300EC 1 1,1 lít 0,97-1,39 lít **

Bayscide 250EC 1-2 0,8 lít 1 lít **

Biorat 2-3 10 gr 7-11 gr/m **

Lạc, đậu, đỗ

Vertimex (trừ sâu vẽ bùa) 0-2 200-300ml 400ml ** Match, Ammate (trừ sâu

đục quả) 0-2 200-450ml 450ml ** Selecron (diệt bọ phấn) 0-1 200-450ml 450ml ** Daconil 75wp 0-2 400 gr 400 gr ** Anvil 5 SC 0-2 0,6 lít 0,8 lít ** Angun 5WDG 0-2 165 gr 150-250 gr ** Eagle 50WDG 0-2 100-132 gr 139 gr ** Cà chua, khoai tây Arygreen 75wp 0-2 0,6kg 0,8-1,2kg ** Altracol 70wp 0-2 1kg 1,4-3,5 kg ** Daconil 75wp 0-2 1,2kg 1,5-2,5 kg *** Rau Angun 5wdg 0-2 90gr 150-250 gr ** Eage 50wdg 0-1 85 gr 139 gr ** Vibamec 3.6ec 0-1 0,04 lít 0,08-0,14 lít ** Cây lâu năm Địch bách trùng (diệt bọ xít) 1-3 600gr 500gr ***

* Nguồn: Thông tư 36/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 về việc ban hành Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam. [11]

** Nằm trong định mức sử dụng ghi trên bao bì của nhà sản xuất. *** Vượt quá định mức sử dụng ghi trên bao bì của nhà sản xuất.

Ngồi ra, một số nơng hộ cịn áp dụng các chế phẩm sinh học như: giã tỏi, gừng, ớt rồi hòa với nước để phun; hoặc sử dụng thiện địch như trồng hoa dẫn dụ cơn trùng, ong, cóc, ếch, nhái, chim sâu… và biện pháp thủ công: nhổ cỏ, bắt sâu.

Số liệu điều tra cho thấy:

Phần lớn các hộ nông dân đã sử dụng thuốc BVTV theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, cơ quan chuyên ngành, nhà sản xuất. Các loại thuốc BVTV được sử dụng đúng chủng loại và nằm trong danh mục cho phép sử dụng theo quy định hiên hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bên cạnh đó, thực tế vẫn cịn một tỷ lệ nhỏ số hộ dùng thuốc BVTV không theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn như dùng thuốc quá liều lượng cho phép, dùng thuốc trong danh mục hạn chế sử dụng, sử dụng hỗn hợp nhiều loại thuốc cho 1 lần phun, phun thuốc khơng đúng thời điểm gây lãng phí, nguy cơ ô nhiễm môi trường sinh thái.

Chất lượng sản phẩm sau khi thu hoạch hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của nơng dân trong q trình phun thuốc và tuân thủ thời gian cách ly sản phẩm trước khi thu hoạch. Sử dụng thuốc BVTV không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng mà cịn làm giảm sức cạnh tranh của nơng sản trên thị trường, gây ảnh hưởng tới hệ sinh thái tự nhiên, mơi trường.

Bên cạnh đó, các nơng hộ trong các nhóm rau hữu cơ lại khơng sử dụng thuốc BVTV hóa học nào mà sử dụng hồn tồn bằng biện pháp sinh học và thủ cơng. Các nông hộ này đã áp dụng các chế phẩm sinh học như: giã tỏi, gừng, ớt rồi hòa với nước để phun; hoặc sử dụng thiện địch như trồng hoa dẫn dụ cơn trùng, ong, cóc, ếch, nhái, chim sâu… và biện pháp thủ công: nhổ cỏ, bắt sâu. Phương pháp này tuy mất thời gian và công sức lao động nhưng an toàn cho người sản xuất và tiêu

dùng, bảo vệ hệ sinh thái trong đất và sản phẩm nông nghiệp, không ảnh hưởng đến môi trường, chất lượng nông sản và sức khỏe con người.

2.4. Kết quả điều tra, khảo sát hiệu quả của một số mơ hình sử dụng đất theo hướng nơng nghiệp đơ thị sinh thái trên địa bàn huyện Sóc Sơn

2.4.1. Tiêu chí lựa chọn mơ hình

Các mơ hình được lựa chọn phải là mo hình sản xuất có tính bền vững về kinh tế, xã hội, mơi trường và phải mang tính đặc trưng cho huyện Sóc Sơn.

- Về kinh tế: Những mơ hình tăng trưởng và ổn định trong thời gian dài, ít nhất 5 năm, sử dụng hợp lý các nguồn lực như: đất đai, lao động, tiền vốn, khoa học kỹ thuật, thị trường tiêu thụ sản phẩm, đạt hiệu quả kinh tế cao, thu nhập trên 70 triệu đồng/ha/năm.

- Về xã hội: Mơ hình có nhiều lao động tham gia (người nhà, thuê nhân cơng), có việc làm và thu nhập ổn định hoặc ngày càng tăng do mở rộng sản xuất, dịch vụ, góp phần nâng cao chất lượng đời sống xã hội.

- Về môi trường: Mơ hình thể hiện được tính bền vững như:

+ Khơng gây suy thối, ơ nhiễm môi trường đất, nước, khơng khí; bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên.

+ Sử dụng hợp lý phân bón vơ cơ, hữu cơ, các hóa chất BVTV trong q trình sản xuất.

+ Góp phần làm đẹp cảnh quan đô thị, môi trường sinh thái.

Độ tin cậy

Để đảm bảo độ tin cậy cho số liệu điều tra trong từng mơ hình, đề tài chọn ngẫu nhiên 5 hộ (theo tiêu chí lựa chọn mơ hình) để tiến hành đánh giá. Kết quả tính tốn lấy giá trị trung bình của 5 hộ đó.

Các nội dung chính trong phiếu điều tra: loại hình sử dụng đất, số nhân khẩu nông nghiệp trong hộ, chi phí cho hoạt động sản xuất nơng nghiệp, năng suất các loại hình sử dụng đất, mức ảnh hưởng tới mơi trường của các loại hình sử dụng đất, mức thu hút lao động tại địa phương cho loại hình đó.

2.4.2. Mơ hình sản xuất rau hữu cơ

2.4.2.1. Khái qt mơ hình rau hữu cơ Thanh Xn:

Mơ hình sản xuất rau theo phương pháp hữu cơ tại xã Thanh Xuân (huyện Sóc Sơn) đã đi vào sản xuất được 9 năm. Đây là mơ hình tiên phong trong sản xuất rau theo phương pháp hữu cơ. Diện tích mở rộng lên 36 ha, cung cấp cho thị trường Hà Nội từ 500-700 tấn rau sạch mỗi năm. Hiện nay, mơ hình gồm 25 nhóm thành viên, cung cấp ra thị trường từ 40-60 tấn/tháng, gồm hơn 40 chủng loại rau, củ, quả.

Mơ hình là kết quả của đề án “Trồng rau hữu cơ giúp xóa đói giảm nghèo và bảo vệ mơi trường” do Đan Mạch (ADDA) hỗ trợ. Mơ hình sản xuất hồn tồn bằng phương pháp hữu cơ, khơng sử dụng hóa chất vơ cơ. Quy trình sản xuất rau gồm các bước cơ bản: chọn vùng đất sản xuất, tạo vùng đệm cách ly với các vùng sản xuất khác, làm phân ủ nóng, chuẩn bị đất, trồng các loại rau và chăm sóc hồn tồn bằng phương pháp hữu cơ và thủ công, quản lý dịch hại, thu hoạch và sơ chế, truy xuất nguồn gốc, cung cấp ra thị trường…

Hình 2. 1: Chứng nhận PGS của Rau hữu cơ Thanh Xuân

Rau hữu cơ Thanh Xuân đạt chứng nhận PGS - là chứng nhận cấp cho các nhóm hoặc các nơng dân sản xuất tn theo quy trình và các tiêu chuẩn PGS. PGS là viết tắt của Participatory Guarantee System có nghĩa là Hệ thống Đảm bảo Cùng tham gia. Chứng nhận PGS đảm bảo sản phẩm được chứng nhận được sản xuất theo đúng quy trình, tuân thủ các quy định trong sản xuất hữu cơ. [31]

Trong suốt quá trình canh tác, nơng dân ln tn thủ nguyên tắc "5 không": - Khơng sử dụng phân bón hóa học;

- Khơng dùng những chất biến đổi gen;

- Không dùng chất kích thích sinh trưởng để phun, tưới lên rau; - Không dùng các loại thuốc diệt cỏ;

- Không dùng thuốc trừ sâu.

Người trồng rau chỉ bón duy nhất loại phân hữu cơ đã được ủ hoai mục trước đó 3 tháng. Sau khi bón phân, người dân phải chờ đúng thời gian cho phép, sản phẩm mới được thu hoạch. Bà con dùng tỏi, gừng, ớt giã nhuyễn trộn với rượu phun lên rau hoặc dùng phương pháp dẫn dụ thủ cơng để phịng trừ sâu bệnh gây hại. Nước tưới chủ yếu sử dụng là nước ngầm và nước mặt. Toàn bộ nước tưới đều được xét nghiệm bảo đảm đủ tiêu chuẩn, không bị nhiễm hóa chất độc hại và kim loại nặng.

Hiện nay, rau hữu cơ được đánh giá là sản phẩm an toàn tuyệt đối cho cả người sản xuất và người tiêu dùng. Vùng sản xuất rau hữu cơ đòi hỏi phải bảo đảm theo đúng 24 nguyên tắc của Bộ tiêu chuẩn quốc tế IFOAM. Rau hữu cơ Thanh Xuân đã đăng kí nhãn hiệu tập thể và ngày càng khẳng định thương hiệu trên thị trường.

Trong số 40 hộ đã điều tra, phỏng vấn vùng đồng bằng ven sơng, đề tài lựa chọn 5 mơ hình để theo dõi.

Bảng 2.9. Cơ cấu diện tích của mơ hình rau hữu cơ

TT Hộ điều tra Địa chỉ Diện tích đất trồng rau

Thơn Xã (m2)

1 Nguyễn Văn Viện Thanh Nhàn Thanh Xuân 2000 2 Nguyễn Thị Khanh Chợ Nga Thanh Xuân 1000 3 Nguyễn Thị Nhung Bái Thượng Thanh Xuân 800 4 Nguyễn Thị Len Trung Thanh Xuân 1000

5 Nguyễn Thị Điện Na Thanh Xuân 1500

Trung bình 1260

Hoạt động chính của mơ hình: Trồng các loại rau quanh năm: Bí xanh, bí ngơ, ngót, mồng tơi, cà chua bi, cà chua thường, ngô, muống…

2.4.2.2. Hiệu quả kinh tế của mơ hình:

Bảng 2.10. Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của mơ hình rau hữu cơ

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Bình quân 3 năm

1

Hiệu quả kinh tế

Tổng thu Triệu đồng 87 94 94 91,667

Tổng chi Triệu đồng 10,5 11,5 10 10,667

Lãi thuần Triệu đồng 76,5 82,5 84 81

Tổng công LĐ Công 310 325 330 321,7

2

Hiệu quả sử dụng lao động gia đình

Tổng thu/năm/LĐ Triệu đồng 29 31,333 31,333 30,556

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất một số giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái ở huyện sóc sơn, thành phố hà nội (Trang 65)