3.3. Đặc trưng đa dạng hệ sinh thái khu vực nghiên cứu
3.3.2. Hệ sinh thái nhân tạo
1. Hệ sinh thái lúa nƣớc
Ruộng lúa nước thường phân bố ở thung lung, vùng đất thấp, lầy thụt, ẩm ướt chân núi. Các diện tích canh tác chuyên canh và thâm canh chủ yếu trên đất phù sa sông suối thuộc lưu vực hệ thống sông suối trong khu vực, đã được cải tạo về thủy lợi, chủ động tưới tiêu trong thời vụ canh tác. Phần lớn diện tích trồng 2 vụ lúa, một số khu vực trồng 1 vụ. Những diện tích chưa chủ động được tưới tiêu nước thì lúa được trồng xen canh với Rau màu vào mùa ít mưa. Cây trồng chính gồm nhiều giống, chủng lúa của loài Oryza sativa L., năng xuất chất lượng phụ thuộc nhiều vào chế độ canh tác, đặc biệt là hệ thống thủy lợi.
Chức năng hệ sinh thái: Quan hệ dinh dưỡng ở đây không phức tạp lắm, các chuỗi thức ăn trung bình 3-4 mắt xích. Lúa là vật cung cấp chủ yếu của hệ sinh thái và là cơ sở thức ãn cho nhiều vật tiêu thụ bậc 1, chủ yếu là các lồi cơn trùng, thân mềm chân bụng, chuột và gia súc, gia cầm. Vật tiêu thụ bậc 2 chủ yếu là các loài chim. Hệ sinh thái này đang chịu tác động của hóa chất nơng nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật….
2. Hệ sinh thái rau màu và cây trồng cạn ngắn ngày
Các loài cây trồng chính gồm Ngơ Zea mays L.; Khoai lang Ipomoea batatas (L.) Poir. in Lamk.; Khoai tây Solanum tuberosum L., Sắn Manihot esculenta Crantz, cây rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày khác. Các sản phẩm
chủ yếu cung cấp tại chỗ cho địa phương, diện tích này hiện nay đã định hình khơng có khả năng mở rộng thêm vì vậy khả năng phát triển sản phẩm mang tính hàng hóa từ loại hình canh tác này cần chú trọng vào chế độ canh tác, chủng loại cây trồng hơn là qui mô canh tác và mở rộng diện tích.
3. Hệ sinh thái khu dân cƣ nông thôn
Hệ sinh thái khu dân cư nơng thơn chiếm diện tích tương đối, phân bố chủ yếu ở quy mơ gia đình với thành phần chủ yếu gồm các loại cây trồng, vật nuôi cung cấp các nhu cầu cần thiết cho nhân dân địa phương. Từ các vật cung cấp là
các cây trồng đưa đến các vật tiêu thụ liên quan và mối quan hệ thức ăn cũng đơn giản, với số bậc dinh dưỡng trong xích thức ãn khơng nhiều trung bình 3-4 bậc.
Quần xã thực vật trong vườn nhà của các hộ gia đình có sự phân tầng khá rõ, có thể phân biệt 3 tầng:
+ Tầng cao gồm các cây lâu năm cao trên 15 m, chủ yếu là cây lấy gỗ như xoan, lát ...
+ Tầng vừa gồm các cây trồng kích cỡ trung bình 5- 15 m, chủ yếu là cây ăn quả như chuối, đu đủ,...
+ Tầng thấp gồm các cây trồng cao dưới 5m, chủ yếu các loại rau, cây lương thực. Các cây rau gồm: rau cải, xu hào, rau muống, rau dền, rau ngót, cây hoa thiên lý. Cây lương thực trồng trong vườn thường là sắn, ngô....