Hệ sinh thái thủy vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác vật liệu xây dựng tới hệ sinh thái, đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý khu vực mỏ đá vôi núi thung chuông, xã đức long, huyện nho quan (Trang 52 - 53)

3.3. Đặc trưng đa dạng hệ sinh thái khu vực nghiên cứu

3.3.3. Hệ sinh thái thủy vực

1. Hệ sinh thái nƣớc chảy

Hệ sinh thái nước chảy là hệ sinh thái trong hệ thống sông, suối. Cách khu vực nghiên cứu 1 km có nhánh sơng Hồng Long, bên cạnh có con suối, mương nhỏ uốn khúc và chẻ dòng nhiều chỗ với độ sâu trung bình khoảng 1m, nhiều chỗ nơng có thể lội qua dễ dàng vào mùa khô.

Hệ thực vật: Dọc hai bên bờ suối, mương chủ yếu là cỏ và cây bụi, phổ biến nhất là sậy, ruối, cúc tần…

Quần cư động vật ở đây đặc trưng cho hệ sinh thái nước chảy miền núi. Các loài Cá thường gặp Cá Diếc, cá Mương… Động vật nổi chủ yếu thuộc các họ Brachinonodae, Cyclopidae, Canthocamptidae… Động vật đáy gồm các loài thuộc họ Naididae, Viviparidae, Thiaridae, Litíoridỉnidae, Lymnaeidae, Palaemonidae, Potamidae….

Chức năng: Hệ sinh thái này cung cấp nguồn nước cho tưới tiêu đồng ruộng, vườn nhà và nước uống cho gia súc, gia cầm, cung cấp thực phẩm cho dân cư: cá, ốc, tôm, tép,... Hệ sinh thái này duy trì độ ẩm cho khu vực. Vào mùa khơ,

khơng chỉ các con suối có nước thường xun mà các suối ngầm có vai trị rất lớn trong việc giữ độ ẩm cho toần khu vực

2. Hệ sinh thái nƣớc đứng

Hệ sinh thái nước đứng là hệ sinh thái trong hệ thống các hồ, ao, đầm, những nơi đất trũng được cấp nước ngọt thường xuyên hoặc phần lớn thời gian trong năm. Tại khu vực nghiên cứu có một số ao, hồ, đầm tự nhiên và nhân tạo.

Các loài thủy sinh ưu thế là Súng Nymphaea sp, Rong tóc tiên Hydrilla verticillata (L.f.) Royle, sống chìm, đứng thẳng nhờ nước.

Các quần xã sống trôi nổi như: Bèo tấm Lemna minor L., Bèo cái Pistia stratioides L., Bèo hoa dâu Azolla pinata R. Br. Điều đáng lưu ý là quần xã bèo

Tây Eichhornia crassipes(Mares)Solms, là lồi ngoại lai có sức cạnh tranh mạnh, phát triển hầu khắp các thủy vực, bên cạch đó là các lồi có khả năng sinh tồn cao như Bèo cái Pistia stratioides L.

Các loài thực vật nổi thuộc ngành Tảo Mắt, Tảo Lục, Tảo Lam, Các loài động vật nổi thuộc ngành Trùng bánh xe, ngành chân khớp (các bộ Chân chèo, Râu ngành ..)

Về động vật thủy sinh: chủ yếu là các lồi cá ni thả và các lồi cá tự nhiên thuộc các họ cá Chép Cyprinidae (như cá Chép Cyprinus carpio, Cá Trắm

Ctenopharyngodon idellus, Cá Diếc Carassius auratus)……

Hầu hết các thủy vực nước tĩnh đang ở các giai đoạn đầu của loạt diễn thế, tầng bùn mỏng và chưa tạo thành tầng than bùn dầy. Xích thức ăn đơn giản, thường 3-4 bậc thể hiện sự tác động mạnh của con người. Các lồi ngoại lai xuất hiện nhiều, có thể thấy sự ưu thế của các cá thể các loài ngoại lai như Bèo Tây, Ốc Bươu vàng, Mai dương (quanh mép hồ)…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác vật liệu xây dựng tới hệ sinh thái, đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý khu vực mỏ đá vôi núi thung chuông, xã đức long, huyện nho quan (Trang 52 - 53)