Phổ dạng sống hệ thực vật Thung Chuông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác vật liệu xây dựng tới hệ sinh thái, đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý khu vực mỏ đá vôi núi thung chuông, xã đức long, huyện nho quan (Trang 28 - 30)

vật đó càng thay đổi, chủ yếu theo hướng suy thối ở các mức độ khác nhau. Từ các lồi thu thập được trong khu bảo tồn Thung Chuông, chúng tôi đã lập danh lục và phổ dạng sống của hệ thực vật. Các nhóm dạng sống cơ bản theo phân tích của Raunkier( 1932). Chi tiết phổ dạng sống và kí hiệu của chúng trong danh lục được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.2. Phổ dạng sống hệ thực vật Thung Chuông. T. T. T CÁC DẠNG SỐNG CỦA HỆ THỰC VẬT Kí hiệu trong danh lục Phổ dạng sống

Cây chồi trên Phanerophytes: Là cây có chồi tái sinh nằm trên mặt đất từ 25 cm trở lên

1 Cây chồi trên lớn Megaphanerophytes : Là cây gỗ

cao từ 25m trở lên R.Mega 0,62%

2 Cây chồi trên trung bình Mesophanerophytes: Là

cây gỗ cao từ 8m – 25m R.Meso 8,91%

3 Cây chồi trên nhỏ Microphanerophytes : Là cây gỗ

dạng bụi và cây bụi cao từ 2m – 8m R.Mi 23,31%

4 Cây chồi trên lùn Nanophanerophytes : Là cây bụi

lùn, cây thảo hoá gỗ cao từ 25 cm – 2m R.Na 4,99%

5 Cây bì sinh Epiphytes : Gồm các lồi bì sinh sống

lâu năm trên thân , cành cây và bám trên đá... E.pi 1,28%

6 Dây leo Liannes : Cây chồi trên dạng dây leo thân

hoá gỗ hoặc thân thảo. Li 12,87%

7 Cây chồi trên thân thảo hoá gỗ Herbaceous Heb 0,84%

Cây chồi sát đất Chamaephytes:

8 Cây chồi sát đất Chamaephytes : Cây có chồi cách

Cây chồi nửa ẩn Hemicryptophytes:

9 Cây chồi nửa ẩn Hemicryptophytes : Cây có chồi

nằm sát mặt đất, được lá khơ che phủ bảo vệ He 18,97%

Cây chồi ẩn Cryptophytes:

10 Cây chồi ẩn Cryptophytes : Chồi nằm dưới đất hay

đất dưới nước Cry

11,22 %

Cây một năm Therophytes:

11 Cây một năm Therophytes: Cây sống một năm, tái

sinh bằng hạt The 9,4%

Trong bảng phân tích trên, các nhóm cây chồi trên có ưu thế là nhóm cây chồi trên nhỏ - Microphanerophytes với 140 loài (23,31% tổng số loài của hệ thực vật) tiếp đến là nhóm cây dây leo (12,87% số lồi của tồn hệ), các loài cây chồi trên trung bình với 8,91%) và cây chồi trên lớn 0,82%. Trên thực tế là nhóm cây chồi trên ( R. Mega, R.Meso và R. Mi) là các cây nhỏ đang trong giai đoạn tái sinh phát triển.

Bên cạnh nhóm cây chồi trên các nhóm cây khác cũng chiếm tỉ lệ tương đối trong hệ thực vật như: Cây chồi nửa ẩn Hemicryptophytes chiếm 18,97% số loài của hệ thực vật, Cây chồi ẩn Cryptophytes với chiếm 11,22 % số loài của hệ thực vật, hai nhóm cây cịn lại chiếm tỉ lệ thấp hơn. Phân tích các số liệu trên có thể phân tích phổ dạng sống cơ bản của hệ thực vật Vân Long như sau:

52,82% Ph + 37,78% ( Cha + He + Cry) + 9,4% The

So với phổ dạng sống hệ thực vật Bắc Việt Nam do Pocs.T. (1965) xây dựng (52,21 Ph + 40,68 (Ch + Hm + Cr) + 7,1Th), nhóm cây 1 năm (Th) của Thung Chng nhiều hơn hẳn, ba nhóm cịn lại cây chồi thấp (Ch), chồi nửa ẩn (Hm) và chồi ẩn (Cr) ít hơn. Nhóm cây chồi trên tương đồng với tỷ lệ của hệ thực vật Bắc Việt Nam nhưng tỷ lệ từng dạng sống trong nhóm này khác biệt hẳn, nhóm cây gỗ lớn và cây gỗ trung bình thấp hơn nhiều trong khi cây bụi, dây leo

lại khá phong phú. Nhiều loài cây gỗ lớn có mặt nhưng chỉ ở dạng cây gỗ dạng bụi đang tái sinh. Nếu so sánh với phổ dạng sống của vườn quốc gia Cúc Phương, nơi có phổ dạng sống khá tương đồng với hệ thực vật Việt Nam thì hệ thực vật Thung Chuông nơi trước kia đặc trưng cho hệ sinh thái độc đáo này bị suy giảm và thay đổi đáng kể theo hướng thoái hoá của hệ sinh thái..

3. Giá trị đa dạng sinh học thực vật

Khu vực nghiên cứu trước kia là nơi tập trung của một số loài cây gỗ và cây thuốc quý đem lại nhiều giá trị cho con người như làm thuốc; cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người và các loại gia súc, cung cấp vật liệu cho xây dựng, thương mại, đem lại các giá trị bảo tồn. Tuy nhiên, dưới tác động lâu dài của con người bởi các hoạt động chặt phá khai thác nên hiện tại số loài đã suy giảm đáng kể

 Làm thuốc

Thống kê trong khu vực hiện tại có khoảng 106 lồi có khả năng làm thuốc hoặc dược liệu. Tuy nhiên cũng như nhiều khu vực bị tác động khác, số lượng cá thể của các loài này đang bị suy giảm nặng nề, chỉ có giá trị cung cấp tại chỗ, không thể phát triển thành vùng nguyên liệu. Dưới đây là một số loài cây làm thuốc hay gặp ở khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác vật liệu xây dựng tới hệ sinh thái, đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý khu vực mỏ đá vôi núi thung chuông, xã đức long, huyện nho quan (Trang 28 - 30)