Kết quả xác định MIC/MBC của cao EAF trên các chủng VSV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt tính sinh học của một số nhóm chất tách chiết từ cây tô mộc (caesanpinia sapan l ) (Trang 58 - 60)

Chủng VSV MIC (µg/ml) MBC (µg/ml) E. coli Gram (-) < 1250 < 1500 P. aeruginosa < 1800 < 1900 S. typhimurium < 800 < 850 S. aureus Gram (+) < 150 < 200 B. cereus < 175 < 200 B. subtilis < 550 < 600

Kết quả trình bày trên bảng 3.7 đã cho thấy cao EAF có khả năng ức chế các chủng vi khuẩn Gram (+) tốt hơn so với các chủng Gram (-). Nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của cao EAF trên 2 chủng S. aureus và B. cereus lần lượt là 150 µg/ml và 175 µg/ml. Ở nồng độ 200 µg/ml cao EAF cho thấy khả năng diệt khuẩn đối với cả 2 chủng này. Các kết quả này gần với các giá trị MIC/MBC của cao chiết ethanol gỗ Tô mộc trên chủng S. aureus ATCC 25923 trong một nghiên cứu của Nirmal và cộng sự (2014) là 250 µg/ml [43]. Đối với chủng B. subtilis, giá trị MIC/MBC được xác định lần lượt là 550 và 600 µg/ml, cho thấy hoạt tính kháng khuẩn khá tốt của cao EAF.

Với các chủng Gram (-) cao EAF thể hiện hoạt tính kháng khuẩn kém hơn với giá trị MIC/MBC được xác định lớn hơn rất nhiều lần so với các chủng Gram (+). Trong đó EAF có khả năng ức chế S. typhimurium (MIC <800 µg/ml) tốt hơn 2

chủng E. coli và P. aeruginosa (MIC lần lượt là 1250 và 1800 µg/ml). Nồng độ diệt khuẩn của cao EAF trên 2 chủng E. coli và P. aeruginosa đều ở mức cao, lần lượt là 1500 và 1900 µg/ml. Trong nghiên cứu của Nilmak và cộng sự (2014), giá trị

MIC/MBC của cao chiết ethanol gỗ Tô mộc trên chủng E. coli ATCC 25922 cũng được xác định ở mức cao là 1000 µg/ml [43].

Từ các kết quả trên, có thể nhận thấy cao EAF chiết xuất từ gỗ Tơ mộc có hoạt tính kháng khuẩn tốt trên các chủng Gram (+) so với các chủng Gram (-). Kết quả này tương đồng với các kết quả nghiên cứu về hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết Tơ mộc đã được cơng bố trước đó [31, 68].

3.4.3 Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của phân đoạn ethyl acetate trên các chủng Vibrio chủng Vibrio

Vibrio được biết đến như một mầm bệnh vi khuẩn trên tôm từ những năm

1990, là một trong những nguyên nhân gây nhiễm trùng sơ cấp và thứ cấp. Với nhiễm trùng sơ cấp, Vibrio đã trở thành một mối quan tâm lớn hơn sau khi Tran và cộng sự (2013) báo cáo Vibrio parahaemolyticus là tác nhân gây bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND). Vibrio lây truyền qua đường miệng, sau đó chúng xâm nhập vào đường tiêu hóa của tơm, tạo ra độc tố gây phá hủy mô, làm rối loạn chức năng của gan tụy và các cơ quan tiêu hóa của tơm.

Do đặc tính sinh học có khả năng kháng lại các loại kháng sinh cộng thêm khả năng bùng phát và lây lan nhanh chóng nên khi ao nuôi bị nhiễm Vibrio, vấn đề

kiểm sốt, tiêu diệt lồi vi khuẩn này gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, việc sử dụng kháng sinh để kiểm soát Vibrio cũng bị hạn chế và quản lý chặt chẽ bởi khi dư lượng thuốc kháng sinh trong tôm vượt quá mức cho phép sẽ gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới chất lượng tơm xuất khẩu. Ngồi ra, thuốc kháng sinh khơng dùng để phòng bệnh, sử dụng kháng sinh khơng đúng cách khi khơng có sự giám sát của bác sỹ thú y có thể dẫn đến các vấn đề liên quan đến kháng thuốc kháng sinh. Vì vậy hiện nay việc sử dụng các hợp chất tự nhiên từ thực vật để kiểm sốt các bệnh nhiễm khuẩn trong tơm đang được quan tâm chú ý.

3.4.3.1 Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn của cao EAF trên các chủng Vibrio

Chúng tơi đã tiến hành thử hoạt tính kháng khuẩn của cao EAF trên 4 chủng

V. parahaemolyticus (VP1, VP2, VP3, VP4) và V. harveyi (VH) bằng phương pháp

khuếch tán trên thạch (mục 2.2.4.1), kết quả được thể hiện trong bảng 3.8.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt tính sinh học của một số nhóm chất tách chiết từ cây tô mộc (caesanpinia sapan l ) (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)