VSV ĐC (-) Nồng độ cao chiết (mg/ml) ĐC (+) 1 2 3 4 5 VP1 0 1,0 ± 0 4,4 ± 0,5 6,2 ± 0,5 7,9 ± 0,7 9,1 ± 0,7 5,6 ± 0,5C10 VP2 0 0 9 ± 0,2 11,2 ± 0,2 12,3 ± 0,2 13,7 ± 0,5 8,3 ± 0,2C10 VP3 0 0 3,7 ± 0,5 6,3 ± 0,5 8 ± 0,8 9,3 ± 1,2 8,3 ± 0,5C10 VP4 0 10,5 ± 0,5 13 ± 1 14,8 ± 0,3 15,8 ± 0,3 17,3 ± 0,3 4 ± 0,2C1000 VH 0 12 ± 2 13 ± 2 16 ± 2,5 18 ± 3 18,5 ± 2,5 8 ± 1C10
(C10: Chloramphenicol 10 µg/ml; C1000: Chloramphenicol 1 mg/ml; đường kính vịng kháng khuẩn được đo bằng đơn vị mm)
Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn cho thấy, cao EAF có hoạt tính kháng khuẩn tốt trên cả 5 chủng Vibrio. EAF thể hiện hoạt tính kháng khuẩn tương đương trên 2 chủng VP1 và VP3 với đường kính vịng kháng khuẩn ở cùng một nồng độ
cao là tương đối giống nhau. EAF cũng cho thấy khả năng ức chế mạnh chủng VP2, ở nồng độ cao 2mg/ml, phân đoạn này có hoạt tính mạnh hơn kháng sinh chloramphenicol nồng độ 10 µg/ml. Đặc biệt, EAF thể hiện khả năng ức chế mạnh 2 chủng VP4 và VH. Đây là 2 chủng được đánh giá là mạnh nhất và khó kiểm sốt nhất khi gây bệnh trên tôm. Ở nồng độ cao 1 mg/ml, cao EAF đã cho thấy hoạt tính mạnh hơn rất nhiều so với dung dịch kháng sinh đối chứng là chloramphenicol nồng độ 10 µg/ml và 1 mg/ml (Bảng 3.8 và Hình 3.5).
Hình 3.5. Hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết EAF trên các chủng Vibrio
(C10: C10: Chloramphenicol 10 µg/ml; C1000: Chloramphenicol 1 mg/ml; 1-5: Nồng độ cao chiết (mg/ml); (-): Đối chứng âm)
Từ các kết quả khả quan thu được, chúng tơi có thể đưa ra kết luận rằng cao EAF có hoạt tính kháng khuẩn mạnh trên cả 5 chủng Vibrio và có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển các chế phẩm sinh học ứng dụng phòng và điều trị các bệnh dịch trên tôm do vi khuẩn Vibrio gây ra.
3.4.3.2 Kết quả đánh giá khả năng ức chế sự phát triển của cao EAF trên các chủng Vibrio trong môi trường lỏng
Phân đoạn ethyl acetate chiết xuất từ gỗ Tô mộc đã cho thấy khả năng ức chế mạnh vi khuẩn Vibrio thông qua các kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn bằng
phương pháp khuếch tán trên thạch. Do đó chúng tơi đã tiếp tục tiến hành một thí nghiệm để đánh giá mức độ nhạy cảm của vi khuẩn Vibrio với cao chiết EAF trong
được bổ sung vào môi trường nuôi cấy Vibrio ở các nồng độ 100, 200, 300, 400 và 500 µg/ml, sau đó đem ni lắc ở điều kiện tối ưu 30oC (200 vòng/ phút). Dịch vi khuẩn được lấy mẫu định kỳ sau mỗi 1giờ nuôi cấy để đánh giá sự phát triển của vi khuẩn bằng cách đo độ hấp thụ quang phổ ở bước sóng 600 nm. Kết quả khảo sát sự phát triển của vi khuẩn Vibrio khi có mặt cao EAF trong 7 giờ liên tục được hiển thị trên các sơ đồ hình 3.6.
Hình 3.6. Kết quả khảo sát khả năng ức chế vi khuẩn Vibrio của cao EAF
Kết quả đánh giá mức độ nhạy cảm của vi khuẩn Vibrio với cao chiết EAF
được nuôi cấy trong môi trường tối ưu, khơng có mặt chất ức chế, tương đương nồng độ cao chiết 0 µg/ml). Kết quả thử nghiệm trên chủng VP1 cho thấy cao EAF ở nồng độ 400 và 500 µg/ml đã ức chế sự phát triển của vi khuẩn chỉ sau 3 giờ nuôi cấy trong khi mẫu đối chứng âm vi khuẩn phát triển bình thường, các nồng độ khác khơng cho thấy sự ức chế (Hình 3.6A). Đối với chủng VP2, cao chiết EAF cũng cho thấy sự ức chế tăng trưởng rõ rệt ở nồng độ cao chiết 400 và 500 µg/ml sau 4 giờ ni cấy, trong 3 giờ tiếp theo cũng không nhận thấy sự phát triển của vi khuẩn ở 2 nồng độ thử nghiệm này (Hình 3.6B).
Cao chiết EAF tiếp tục cho thấy khả năng ức chế sự phát triển của chủng VP3 ở nồng độ cao 400 và 500 µg/ml chỉ sau 2 giờ quan sát. Trong 5 giờ tiếp theo, ở 2 nồng độ này chúng tôi cũng không quan sát thấy sự phát triển rõ ràng của vi khuẩn
VP3 trong khi ở mẫu đối chứng âm và mẫu có nồng độ cao chiết 100 µg/ml vi
khuẩn vẫn phát triển bình thường. Nồng độ 200 và 300 µg/ml cao chiết cho thấy sự ức chế nhẹ, vi khuẩn phát triển chậm hơn so với mẫu đối chứng âm (Hình 3.6C). Đối với chủng VP4, cao EAF cho thấy hoạt tính ức chế tăng trưởng rõ rệt ở nồng độ từ 200 µg/ml sau 3 giờ nuôi cấy. Nồng độ 100 µg/ml chưa cho thấy sự ức chế rõ ràng trong 7 giờ quan sát, mẫu đối chứng âm vi khuẩn phát triển bình thường (Hình 3.6D).
Kết quả thử nghiệm trên chủng VH tiếp tục cho thấy khả năng ức chế vi khuẩn
Vibrio của cao EAF. Ở nồng độ cao chiết từ 300 – 500 µg/ml, vi khuẩn bị ức chế
chỉ sau 3 giờ quan sát, đường con sinh trưởng nằm ngang không cho thấy dấu hiệu phát triển của vi khuẩn này trong khi mẫu đối chứng âm vi khuẩn phát triển bình thường. Nồng độ cao chiết 100 µg/ml không cho thấy sự ức chế phát triển của vi khuẩn (Hình 3.6E).
Sự gia tăng đột ngột độ hấp thụ quang ở bước sóng 600 nm của các mẫu thí nghiệm bổ sung cao chiết được giải thích là do sự tương tác giữa vi khuẩn và các hợp chất trong cao EAF trong mẫu làm tăng độ hấp thụ quang của mẫu. Đây cũng là
lý do vì sao đường cong sinh trưởng của vi khuẩn trong mẫu đối chứng âm nằm dưới đường cong sinh trưởng của vi khuẩn trong các mẫu khác.
Từ các kết quả thu được có thể thấy cao EAF có tác dụng ức chế nhanh các chủng Vibrio chỉ từ sau 2-4 h điều trị. Đây được đánh giá là một kết quả khả quan có nhiều triển vọng để tiếp tục nghiên cứu và phát triển cao chiết Tô mộc thành các chế phẩm sinh học ứng dụng trong điều trị và kiểm soát các bệnh trên thủy sản do Vibrio gây ra.
3.5 Đánh giá hoạt tính kháng nấm của phân đoạn ethyl acetate
Hoạt tính kháng nấm của cao EAF được chúng tơi tiến hành thử nghiệm trên 3 chủng A. niger, C. albicans và P. digitatum bằng phương pháp khuếch tán trên
thạch (mục 2.2.5), kết quả được trình bày trong bảng 3.9.