Năm Loại đất Gía bồi thường (đồng) Gía chuyển nhượng thực tế (đồng) Chênh lệch (giá chuyển nhượng thực tế/ giá bồi thường) 2008 – 2009 Đất nông nghiệp 108.000 162.000 1.5 2010– 2013 Đất nông nghiệp 201.600 201.600 1 2014 – 2016 Đất nông nghiệp 252.000 252.000 1
Bảng 2.7: So sánh giá bồi thường đất nông nghiệp tại một số quận trên địa bàn Thành phố Hà Nội
1 Quận Nam Từ Liêm 201.600 201.600 252.000 252.000
2 Quận Bắc Từ Liêm 201.600 201.600 252.000 252.000
4 Quận Cầu Giấy 252.000 252.000 252.000 252.000
* Bồi thường đất phi nông nghiệp
Tính từ thời điểm UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định số 731/2008/QĐ- UBND về việc thu hồi 57.490 m2 đất tại xã Mễ Trì huyện Từ Liêm giao cho Công ty cổ phần xây lắp thương mại I để thực hiện Dự án nhóm nhà ở Tây Nam Mễ Trì thì đến nay vẫn chưa thu hồi được phần đất ở có trong dự án của người dân.
Theo công văn số 678/2014/BCĐ-NV1, diện tích đất phi nơng nghiệp có trên dự án chỉ gồm đất ở của 07 hộ gia đình với tổng số diện tích là 323,2 m2. Tuy nhiên thì các hộ gia đình này khơng chịu nhận số tiền bồi thường mà chủ đầu tư chi trả.
Nguyên nhân chủ yếu là do các hộ gia đình khơng đồng thuận với phương án đền bù của các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Người dân cho rằng, việc đền bù với mức giá cho đất ở đúng bằng giá hiện hành sẽ làm thiệt hại lớn tới họ. Những phần đất ở này đều được xây dựng với mục đích kinh doanh lâu dài nên người dân cho rằng việc đền bù với mức giá cho đất ở đúng bằng giá hiện hành sẽ làm thiệt hại lớn tới họ. Phía các hộ gia đình cũng đã có những phản hồi lại với chủ đầu tư và UBND quận Nam Từ Liêm.
Ngồi ra, có một hộ khơng có đủ điều kiện được bồi thường theo quy định vì khoanh đất của hộ gia đình này đang có xảy ra tranh chấp, chưa được cấp GCN quyền sử dụng đất. Vì thế, việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho 07 hộ vẫn đang dậm chân tại chỗ.
2.4.1.2.4. Bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất
Đơn giá bồi thường về tài sản, hoa màu trên đất đối với dự án được áp dụng theo quyết định số 18/2008/QĐ-UBND ngày 29/09/2008 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn Thành phố Hà Nội và quyết định số 21/2014/QĐ-UBND, quyết định số 23/2014/QĐ-UBND ngày 20/06/2014, quyết định số 10/2017/QĐ-UBND ngày 29/3/2017 của UBND thành phố Hà Nội về việc Ban hành quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND thành phố Hà Nội về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên
địa bàn Thành phố Hà Nội cho các đợt bồi thường trong quá trình thực hiện thu hồi và GPMB.
* Nguyên tắc bồi thường tài sản gắn liền với đất bao gồm:
- Nhà ở, các cơng trình tài sản là vật kiến trúc trên đất;
- Tài sản gắn liền với đất được tạo lập sau khi có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, được công bố cơng khai hoặc cắm mốc chỉ giới thì khơng được bồi thường.
- Mức bồi thường nhà, vật kiến trúc bằng giá trị xây mới của nhà và vật kiến trúc cộng với một khoản tiền bằng tỷ lệ % trên giá trị xây mới của nhà và vật kiến trúc (nếu có)
* Nguyên tắc bồi thường đối với cây trồng vật nuôi:
- Đối với cây lâu năm được tính bằng thời gian cây được trồng, đường kính gốc của cây; số lượng cây trồng lâu năm vượt quá mật độ quy định trên một đơn vị diện tích theo quy trình kỹ thuật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành thì chỉ bồi thường theo mật độ quy định.
- Đối với cây trồng hàng năm được tính theo (m2) diện tích đất chiếm dụng của loại cây trồng.
- Những cây trồng, vật ni phát sinh sau khi có văn bản thơng báo thu hồi đất thì khơng được tính bồi thường, hỗ trợ; chủ tài sản có trách nhiệm di chuyển giải phóng mặt bằng.
Bảng 2.8: Kết quả thực hiện bồi thường tài sản, vật kiến trúc, cây cối, hoa màu trên đất của dự án. STT Loại tài sản Đơn vị tính (m2) Số lượng (m2) Đơn giá (đồng) Thành tiền (đồng)
1 Rau màu chuyên
canh m
2 1003 18.000 18.054.000
2 Cây trồng hàng
năm m
2 315 201.600 63.504.000
3 Cây trồng lâu năm
4 Ao hồ nuôi tôm cá
chuyên canh m
2 458 10.500 4.809.000
Tổng số 148.877.000
- Qua bảng trên cho thấy kết quả bồi thường tài sản, vật kiến trúc, cây cối hoa màu trên đất của dự án chủ yếu là rau màu chuyên canh tại địa phương như rau muống, cải bắp, su hào,... Phần diện tích cây trồng hàng năm và lâu năm được bồi thường bằng giá đất nông nghiệp hiện hành của giai đoạn 2010 - 2013.
- Ngoài ra, có một số hộ có diện tích cây trồng lâu năm đang đem lại nguồn thu nhập cao cho gia đình nên vào thời điểm năm 2008, các hộ khơng đồng ý với mức bồi thường như trên. Nhưng đến hết năm 2017gần ½ các hộ dân có diện tích đất nơng nghiệp nói trên đều đồng ý với mức đền bù là 70.000 đ/cây.
Nhận xét, đánh giá: * Ưu điểm:
- Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ, TĐC Thành phố Hà Nội, Tổ chuyên viên giúp việc hội đồng và UBND xã Mễ trì (nay là phường Phú Đơ) đã kiểm tra xét duyệt các đối tượng được bồi thường, hỗ trợ theo đúng nguyên tắc được quy định tại Nghị định số Nghị định số 47/2014/NĐ-CP; Quyết định số 21/2014/QĐ-UBND và quyết định số 23/2014/QĐ-UBND.
- Phịng Tài ngun và Mơi trường đã tham mưu giúp UBND Thành phố cụ thể hóa, chi tiết phương án áp dụng đối với các đối tượng, điều kiện được bồi thường về đất và tài sản phù hợp với quản lý sử dụng đất tại địa phương. Do vậy, toàn bộ các hộ dân có đất đai, tài sản trên đất nằm trong chỉ giới thu hồi đất để thực hiện dự án đủ điều kiện đều được bồi thường và hỗ trợ theo quy định.
- Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai, công khai phương án bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất cho người dân bị thu hồi đất. Về cơ bản các hộ dân đều đồng ý với đơn giá bồi thường, hỗ trợ về đất.
- Trong quá trình thực hiện dự án chủ đầu tư và các cơ quan chức năng có thẩm quyền đã hỗ trợ kinh phí để đào tạo nghề và hướng nghiệp tạo điều kiện tốt cho những hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống.
* Tồn tại:
Tính đến hết tháng 9 năm 2018 cịn 70 hộ không đến nhận tiền hoặc chưa đồng ý bồi thường, hỗ trợ GPMB, lý do chính là các hộ khơng đồng ý với giá bồi thường, hỗ trợ theo phương án đã được phê duyệt. Đa số vì các hộ dân cho rằng, dù là đất được giao sử dụng vào mục đích canh tác nơng nghiệp, nhưng các hộ dân đã khai hoang phục hóa và đầu tư số tiền lớn để trồng cây lâu năm, trang trại chăn nuôi nên mức đền bù như vậy là chưa thỏa đáng. Việc kiểm kê các cơng trình trên đất phục vụ đền bù còn nhiều phức tạp do người đang sở hữu tài sản không phải là người được giao đất nơng nghiệp …Có 01 hộ vắng mặt, do chưa xác định được địa chỉ thường trú, nên chưa chi trả được tiền bồi thường.
Qua điều tra phỏng vấn một số hộ có đất bị thu hồi cho thấy đại đa số người dân không đồng tình và nhất trí với đơn giá bồi thường trong phương án xây dựng đã được phê duyệt, tuy nhiên cũng có ý kiến khác thể hiện tại bảng sau đây:
Bảng 2.9: Ý kiến của người có đất bị thu hồi trong việc xác định đơn giá bồi thường các loại đất STT Giá đất BT xác định cho các loại đất Phiếu phát ra
Số phiếu thu về Số hộ đồng ý Số hộ không đồng ý Số phiếu Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Đất ở và đất nông nghiệp 111 111 100 12 10,8 99 89,2
Trên cơ sở phiếu điều tra phỏng vấn các hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi để thực hiện dự án nhóm nhà ở Tây Nam Mễ Trì, tơi đã tổng hợp các ý kiến, quan điểm của người có đất bị thu hồi trong việc xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường, hỗ trợ. Tổng hợp số hộ khi xét duyệt bồi thường có khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân tồn tại, kết quả được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.10: Ý kiến của người có đất bị thu hồi trong việc xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường
TT Loại SDĐ Phiếu điều tra Số phiếu thu về Số hộ có khó khăn, Số hộ khơng có khó Tỷ lệ (%) Số Tỷ lệ Có Khơng
phát ra phiếu (%) vướng mắc (hộ) khăn, vướng mắc (hộ) khó khăn, vướng mắc có khó khăn, vướng mắc 1 Đất ở 07 07 100 07 0 100 0 2 Đất nông nghiệp cùng các loại đất khác 104 104 100 92 12 92 12
Từ bảng trên ta thấy đa số các hộ gia đình đều khơng đồng tình với phương án đền bù của cơ quan có thẩm quyền đưa ra. Người dân nhận thấy giá bồi thường như vậy là chưa thỏa đáng và không chấp hành bàn giao lại đất cho Nhà nước. Họ vẫn tiếp tục hoạt động sản xuất trên diện tích đất bị thu hồi. Họ cho rằng giá bồi thường không phù hợp với những đầu tư cải tạo mà người dân đã cất công gây dựng từ rất nhiều năm nay. Các khiếu kiện của người dân trong việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC tập trung chủ yếu vào vấn đề giá đất tính bồi thường khơng đảm bảo được quyền lợi chính đáng của người dân. Bên cạnh đó, cũng có một số ít các hộ dân đã đồng ý với mức bồi thường mà Hội đồng bồi thường đã đề ra chiếm 11,2% số hộ được phỏng vấn trực tiếp.
2.4.1.3.Tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ đất nơng nghiệp, tái định cư 2.4.1.3.1. Hỗ trợ về đất
Căn cứ vào Nghị định số 47/2014/NĐ-CP; Quyết định số 21/2014/QĐ-UBND và quyết định số 23/2014/QĐ-UBND, quyết định 10/2017/QĐ-UBND ngày 29/3/2017 của UBND Thành phố Hà Nội, chính sách hỗ trợ đối với dự án được thực hiện như sau:
- Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích cơng ích của xã, phường, thị trấn không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, nhưng được hỗ trợ bằng mức giá đất nông nghiệp trong Bảng giá đất của UBND Thành phố; tiền hỗ trợ được nộp vào Ngân sách Nhà nước và được đưa vào dự toán ngân sách hàng năm của xã, phường, thị trấn;
tiền hỗ trợ chỉ được sử dụng để đầu tư xây dựng các cơng trình hạ tầng, sử dụng vào mục đích cơng ích của cấp xã nơi bị thu hồi đất theo đúng quy định.
- Hộ gia đình, cá nhân thuê, nhận đấu thầu sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất cơng ích của xã, phường, thị trấn thì khơng được bồi thường về đất, chỉ được bồi thường chi phí đầu tư vào đất cịn lại (nếu có) theo quy định tại Điều 76 Luật Đất đai, Điều 3 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ; hoặc được hỗ trợ tối đa không quá 10% mức bồi thường giá đất nông nghiệp được công bố theo quy định, kinh phí hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân thuê, đấu thầu theo quy định này được trích từ số tiền hỗ trợ cho ngân sách UBND cấp xã/phường theo quy định tại khoản 1 Điều này.
- Những phần diện tích đất nơng nghiệp khơng được Nhà nước giao được hỗ trợ 80.000đ/m2.