Lựa chọn sinh kế của hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của thiên tai gây ra bởi biến đổi khí hậu đến sinh kế người dân xã giao xuân, huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 72)

Qua phân tích ở trên các hộ gia đình ở khu vực nghiên cứu có nhiều sinh kế khác nhau. Nhưng để lựa chọn một sinh kế tốt nhất để đầu tư phát triển sẽ phụ thuộc vào điều kiện và đặc trưng của gia đình đó. Biểu đồ sau cho thấy sự lựa chọn sinh kế trong tương lai của các chủ hộ.

Trong các nghề mà người dân muốn phát triển trong thời gian tới nhiều nhất vẫn là làm nông nghiệp truyền thống như trồng lúa (35%), chăn nuôi và trồng màu (24%); một số hộ khác muốn kinh doanh bn bán hay đi làm ăn xa, ít hộ muốn tham gia các hoạt động nuôi trồng hay đánh bắt thủy sản.

Hình 3.6. Lý do lựa chọn hướng phát triển sinh kế

Người dân lựa chọn phương hướng phát triển sinh kế của hộ gia đình mình chủ yếu là căn cứ vào sự sẵn có của nguồn nhân lực lao động và kỹ năng sinh kế, một số hộ khác có tiềm lực tài chính, hiểu biết về thị trường tiêu thụ, có đất và kinh nghiệm sản xuất. Vì thế trong thời gian tới cần hướng người dân vào các sinh kế nào phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của từng hộ gia đình, cần tránh phát triển các sinh kế làm xâm hại tới đa dạng sinh học của VQG do lượng thuỷ sản trong những năm gần đây đã giảm tới 50% so với các năm trước và nếu cứ tiếp tục khai thác thì sẽ dẫn tới cạn kiệt.

Theo như phân tích, so với thu nhập từ khai thác thuỷ sản ở khu vực thì thu nhập từ các công việc chăn nuôi, công việc phụ khơng thường xun, và làm th ngồi bãi khơng có khác biệt. Sự khác biệt được quan sát thấy trong các hoạt động sinh kế khác. Cụ thể là nông nghiệp trồng lúa đem lại mức thu nhập cho người dân thấp hơn; trong khi đó ni trồng thủy sản, đánh cá biển, làm thợ và đi làm ăn xa đều đem lại nguồn thu lớn hơn nghề khai thác thủy sản thủ cơng. Vì vậy, nếu có chương trình tạo sinh kế thay thế hay sinh kế bổ trợ cho nghề khai thác thủy sản thủ cơng thì nên khuyến khích người dân tham gia theo vào các hoạt động như: các nghề thủ công (làm thợ), nuôi

III.4.3. Nhận thức của cộng đồng về tác động và khả năng ứng phó BĐKH.

a. Nhận thức của cộng đồng về tác động của BĐKH đến các hoạt động sinh kế của cộng đồng.

Bảng 3.16: Các hoạt động kinh tế trên địa bàn xã bị ảnh hưởng bất lợi nhiều nhất khi xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan

TT Hoạt động làm ăn Nước biển dâng Bão mạnh hơn Rét đậm hơn Hạn hán tăng Mưa to hơn Tổng 1 Làm đầm nuôi thủy sản 30 19 3 11 9 100 2 Nuôi ngao 22 61 11 6 0 100 3 Khai thác tàu/thuyền 11 86 3 0 0 100 4 Trồng trọt 30 42 12 14 2 100 5 Chăn nuôi 21 4 59 9 7 100 6 Dịch vụ, du lịch 30 22 23 10 15 100 Tổng 144 234 111 50 33 600

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra hộ xã Giao Xuân, 2011 (Dự án Xây dựng quan hệ đối tác nhằm tăng cường khả năng phục hồi trước BĐKH của các Cộng đồng ven biển Việt Nam)

Theo kết quả trên thì trong số các hiện tượng thời tiết cực đoan có nguy cơ ảnh hưởng nhiều nhất đến các hoạt động sinh kế của cộng đồng thì bão là hiện tượng sẽ tác động nhiều nhất đến các hoạt động sinh kế của cộng đồng, tiếp đến là hiện tượng nước biển dâng, thứ 3 là hiện tượng rét đậm, còn lại là hiện tượng hạn hán và hiện tượng mưa to.

Như vậy, theo kết quả điều tra thì nhận thức của cộng đồng dân cư cho rằng trong các hiện tượng thời tiết cực đoan do BĐKH gây ra thì hiện tượng bão lớn thất thường là hiện tượng có nhiều ảnh hưởng bất lợi nhất đến các hoạt động sinh kế của cộng đồng. Tiếp đến lần lượt là các hiện tượng nước biển dâng, hiện tượng rét đậm hơn mang đến nhiều tác động tiêu cực cho các hoạt động sinh kế của cộng đồng. Còn 2 hiện tượng hạn hán và hiện tượng mưa to thất thường sẽ ảnh hưởng ít hơn đối với các hoạt động sinh kế hiện nay của xã.

b. Nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của hệ thống cơ sở hạ tầng đối với các hoạt động sinh kế trong điều kiện BĐKH hiện nay.

cần phải nâng cấp sửa chữa như sau:

Bảng 3.17: Các cơng trình hạ tầng kỹ thuật cần phải nâng cấp để đáp ứng nhu cầu sản xuất của cộng đồng khi xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan

TT Cơ sở hạ tầng Không cần nâng cấp Tỷ lệ (%) Cần nâng cấp Tỷ lệ (%)

1 Đường giao thơng nối xã với bên ngồi 24 23,76 77 76,24

2 Đường giao thông đi lại trong xã 13 12,87 88 87,13

3 Đê biển 23 22,77 78 77,23

4 Đường đi lại trong vùng nuôi thủy sản 46 45,54 55 54,46

5 Hệ thống điện 45 44,55 56 55,45

6 Hệ thống thủy lợi 42 41,58 59 58,42

7 Hệ thống nước sinh hoạt 7 6,93 94 93,07

8 Cảng biển, nơi đậu của tàu thuyền 86 85,15 15 14,85

9 Hệ thống thông tin, điện thoại 73 72,28 28 27,72

10 Hệ thống trường học, y tế 33 32,67 68 67,33

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra hộ xã Giao Xuân, 2011 (Dự án Xây dựng quan hệ đối tác nhằm tăng cường khả năng phục hồi trước BĐKH của các Cộng đồng ven biển Việt Nam)

- Đối với hệ thống đường giao thông nối xã với bên ngồi (đường giao thơng liên xã): 76,24% người cho rằng cần thiết phải nâng cấp để đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của cộng đồng khi xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan; Có 23,76% người cho rằng không cần nâng cấp.

- Đối với đường giao thông đi lại trong xã: có 87,13% người cho rằng cần phải nâng cấp và 12,87% người cho rằng không cần nâng cấp.

- Đối với đê biển: có 77,23% người cho rằng cần thiết phải nâng cấp, 22,77% người cho là chưa cần thiết.

- Đối với hệ thống đường đi lại trong khu nuôi trồng thuỷ sản: đa phần cho rằng cần được nâng cấp.

- Đối với hệ thống điện: có 30,25% người có ý kiến cho rằng cần nâng cấp. - Đối với hệ thống thuỷ lợi: có 58,4% có ý kiến, hệ thống nước sinh hoạt 93,1%

nâng cấp.

Như vậy theo thứ tự ưu tiên thì hệ thống nước sinh hoạt theo kết quả điều tra là cần thiết phải nâng cấp. Tiếp theo là đường giao thông đi lại trong xã, thứ 3 là đê biển, thứ tư là hệ thống đường giao thơng nối xã với bên ngồi và thứ 5 là hệ thống trường học, trạm y tế.

III.5. Những giải pháp cải thiện sinh kế người dân trước những tác động của thiên tai gây nên bởi BĐKH

III.5.1. Các biện pháp ứng phó đã thực hiện

- Đã thơng tin, cảnh báo cho người dân trước khi có bão.

- Người dân đã thực hiện các biện pháp phòng tránh do các cơ quan chức năng hướng dẫn như: chằng, chống nhà cửa, dùng nilon che bảo vệ mạ mới gieo.

Các biện pháp ứng phó đã thực hiện cụ thể như sau:

Năm Thảm họa Cơ chế ứng phó

1961 Bão - Chằng chống nhà cửa.

- Có thơng tin về bão từ đài truyền thanh trung ương, nhưng chỉ có 5-10% người dân nghe được, cũng khơng phổ biến lại cho hàng xóm.

- Khơng có hỗ trợ gì.

1983 Bão Khơng có biện pháp ứng phó

Bão số 6 Chui vào đống rơm rạ, bể nước để tránh bão

1974 Rét đậm HTX mua mạ về cho dân

1975 Sét Khơng có biện pháp ứng phó

1979 Bão Có lực lượng xung kích thường trực cứu hộ

1985 Lụt Bất ngờ, khơng kịp ứng phó

1986 Bão số 6

(gây lụt)

Chằng chống nhà cửa

Đã có sự quan tâm của chính quyền

Bão số 3 Đã có thơng tin từ truyền thanh địa phương

Đã có sự chuẩn bị của nhân dân Đã có hỗ trợ chăn màn cho nhà bị đổ

Bão số 2 Chằng chống nhà cửa, dự trữ lương thực

1962 Bão C Thông tin hạn chế

- Chỉ được thơng báo miệng

Chưa có thơng tin

1990 Sét Khơng có biện pháp ứng phó

1996 Bão số 8 Chằng chống nhà cửa

2003 Lụt Bất ngờ, khơng kịp ứng phó

2005 Lụt Sơ tán đến điểm an toàn

Bão số 7 Khơng có biện pháp ứng phó

Bão số 7 - Sơ tán đến nơi an tồn

- Có sự chỉ đạo của đảng, chính quyền địa phương

2008 Hạn hán kéo dài

3 tháng

Khơng có hỗ trợ

- Người dân tập trung gieo lại mạ Dịch vàng lùn

xoắn lá (lúa) - Dịch bệnh

Hỗ trợ của nhà nước

- Là bệnh mới phát sinh nên khơng có thuốc đặc trị - Nhà nước hỗ trợ 1 lần phun thuốc diệt rầy, sau đó dân tự lo

- Nhà nước hỗ trợ 100% số hộ bị thiệt hại

2009 Dịch vàng lùn

xoắn lá

Nhà nước hỗ trợ 14kg/sào, tiền 220000/mẫu (14.000/sào)

- Hỗ trợ thuốc trừ rầy cho vụ sau Dịch bệnh vàng

lùn xoắn lá

Có sự chỉ đạo của xã huyện phun trừ nhưng không hiệu quả

2010 Rét đậm rét hại

kéo dài 38 ngày - Rét đậm, hại

Có biện pháp phủ nilon cho mạ theo hướng dẫn của Ban nông nghiệp HTX

- Không được hỗ trợ

- Mua giống các nơi trồng lại

2012 Bão Sơn Tinh Đài truyền thanh xã đã thông báo trước 1 ngày

Nhân dân đã tập trung thu hoạch hoa màu, lúa Nhân dân đã có biện pháp phịng chống bão - Đã thơng báo cho người đánh bắt ngồi biển - Chủ quan, bị động

Bão số 8 - Có thơng báo nhưng thiếu chính xác

- Nhân dân đã chằng chống nhà cửa - hiện chưa có sự hỗ trợ nào của cấp trên

Bão Sơn Tinh Chủ quan theo dự báo

Thơn xóm hỗ trợ nhau dựng lại nhà Nhà nước đang tổng hợp thiệt hại

III.5.2. Các giải pháp thích ứng với BĐKH trong phát triển sinh kế bền vững a. Xác định giải pháp ứng phó với các hiểm hoạ thiên nhiên.

Bảng 3.18: Các giải pháp ứng phó với hiểm họa thiên nhiên

Vấn đề Khó khăn Giải pháp Ai thực hiện Nguồn lực

Chăn nuôi

- Kỹ thuật - Giống vốn - Vật tư

- Nâng cao năng lực về kỹ thuật - Đề nghị các đơn vị hỗ trợ vay vốn - Chủ hộ, trang trại - Chi cục thú y - Cộng đồng - Ngân hàng Nuôi trồng thủy sản - Bị động trước hiểm họa - Chi phí tăng cao - Khó khăn về giải pháp ứng phó - Giống chưa phù hợp - Tăng cường dự báo

- Tăng cường cơ sở vật chất

- Lựa chọn giống phù hợp

- Tăng vốn đầu tư

- Các cơ quan quản lý và các nhà khoa học - Chủ hộ - Các cơ quan nhà nước - Cộng đồng - Ngân hàng, cơ sở tín dụng Trồng trọt - Bị động trước hiểm họa - Chi phí tăng cao - Giải pháp ứng phó - Giống - Tăng cường dự báo

- Tăng cường cơ sở hạ tầng kỹ thuật

- Lựa chọn giống phù hợp

- Tăng vốn đầu tư

- Cơ quan nhà nước, nhà quản lý, nhà khoa học - Chủ hộ - Nhà nước - Cộng đồng - Ngân hàng Dịch vụ - Không ảnh hưởng nhiều - Không ảnh hưởng nhiều - Không ảnh hưởng nhiều - Không ảnh hưởng nhiều

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra hộ xã Giao Xuân, 2011 (Dự án Xây dựng quan hệ đối tác nhằm tăng cường khả năng phục hồi trước BĐKH của các Cộng đồng ven biển Việt Nam)

Như đã xét ở phần trên, những khó khăn chính mà người dân gặp phải đối với sinh kế chăn nuôi là kỹ thuật, giống, vốn và vật tư thiết bị phục vụ chăn nuôi. Để khắc phục những khó khăn nói trên, giải pháp chính vẫn là nâng cao năng lực cho cộng đồng về kỹ thuật chăn nuôi và đề nghị các cơ quan, đơn vị có chức năng hỗ trợ về giống và vốn. Đối tượng chính là các chủ trang trại, người nông dân và hay động các nguồn lực chính như ngân hàng để huy động vốn, Chi cục thú y hỗ trợ về kỹ thuật và cộng đồng tự tương trợ lẫn nhau.

phó và khó khăn về giống chưa phù hợp và thống nhất đưa ra giải pháp là cần tăng cường dự báo hiểm hoạ thiên nhiên, tăng cường hệ thống cơ sở vật chất, lựa chọn giống phù hợp và tăng vốn đầu tư. Đối tượng thực hiện là các cơ quan quản lý, các nhà khoa học cùng phối hợp với các chủ hộ nuôi trồng thuỷ sản. Còn về nguồn lực cần huy động để thực hiện thì cần có sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước, cộng đồng, ngân hàng và các cơ sở tín dụng.

Đối với sinh kế trồng trọt: những khó khăn chính sẽ gặp phải là bị động trước hiểm họa thiên nhiên, chi phí trồng trọt tăng cao, khó khăn về giải pháp ứng phó và khó khăn về giống phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu. Giải pháp khắc phục cho những khó khăn đặt ra đó là cần tăng cường hệ thống cảnh báo, dự báo trước các hiện tượng thời tiết cực đoan, tăng cường cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tăng vốn đầu tư và lựa chọn giống phù hợp. Người thực hiện những giải pháp này sẽ là cơ quan nhà nước, nhà quản lý, nhà khoa học và các chủ hộ. Về nguồn lực do hỗ trợ nhà nước, cộng đồng và ngân hàng.

b. u cầu đối với các nhóm gia đình và các hộ gia đình.

- Tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho ngư dân và người nghèo tại các xã ven biển là một nhiệm vụ vơ cùng có ý nghĩa trong việc giảm tác động, khai thác của người dân địa phương các xã ven biển lên hệ sinh thái rừng ngập mặn. Nhận thức rõ điều này, trong những năm qua UBND các xã đã phối hợp với các tổ chức tiến hành các hoạt động nhằm phát triển sinh kế mới.

- Du lịch sinh thái cộng đồng, hay các hoạt động để thúc đẩy việc khai thác và ni trồng thủy sản bền vững. Ngồi ra cịn có các hoạt động nhằm nâng cao năng lực kinh doanh cho người dân, hay tăng cường hiệu quả hoạt động tín dụng nhỏ.

+ Nhằm hỗ trợ người dân địa phương sử dụng hiệu quả đồng vốn, lấy ngắn nuôi dài, cùng nhau thực hiện tiểu dự án đa dạng hóa sinh kế.

+ Tổ chức thành các nhóm, hội.

- Hoạt động khảo sát, hướng dẫn các hộ tham gia, tập huấn lý thuyết và hướng dẫn làm chuồng trại, ủ phân đã được chuyên gia thực hiện.

- Các nhóm hộ gia đình tổ chức lại thành các nhóm nhằm hỗ trợ, giúp đỡ nhau giữa các gia đình, thành viên trong nhóm mình cũng như các nhóm khác trong việc

- Ứng phó với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ của tồn xã hội. Vì vậy cần hỗ trợ và huy động cộng đồng, hộ gia đình tham gia tích cực xây dựng, vận hành và quản lý các cơng trình ứng phó với biến đổi khí hậu, nhân rộng và phổ biến kinh nghiệm các mơ hình ứng phó với biến đổi khí hậu.

c. Các đề xuất giải pháp giảm nhẹ rủi ro

- Kịp thời thông tin, cảnh báo về tình hình thiên tai đến các hộ gia đình, giải pháp nâng cấp hệ thống truyền thanh xã phủ khắp các xóm, mỗi xóm 02 cụm loa để 100% người dân được nghe các thông tin cảnh báo thiên tai.

- Trang bị các trang thiết bị ứng phó với thiên tai như phao cứu sinh, áo phao ở các thuyền đánh bắt cá và các hộ nuôi trồng thuỷ sản có chịi canh gác trên biển.

- Nâng cao nhận thức về phòng ngừa, giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho cán bộ chủ chốt xã, xóm và người dân bằng tập huấn các kiến thức về giảm nhẹ rủi ro thiên tai,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của thiên tai gây ra bởi biến đổi khí hậu đến sinh kế người dân xã giao xuân, huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)