Tổng quan về giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đầu tư xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng tại các dự án đầu tư trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 37)

6. Cấu trúc Luận văn

1.4. Tổng quan về giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đầu tư xây dựng

1.4.1. Dự án đầu tư

Dự án là tập hợp một số giải pháp nhằm đạt được mục tiêu nhất định trong một thời gian nhất định với giá thành quy định và chất lượng theo yêu cầu. Dự án đầu tư là một trong những dự án quan trọng nhất.

Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng và cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định.

1.4.2. Vai trị của cơng tác giải phóng mặt bằng trong thực hiện các dự án đầu tư. tư.

a. Khái niệm của công tác GPMB.

Công tác GPMB là một khái niệm suy rộng của công tác thu hồi đất phục vụ quốc phòng an ninh và các dự án phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm các công đoạn: từ bồi thường cho đối tượng sử dụng đất, giải toả các cơng trình trên đất, di chuyển người dân tạo mặt bằng cho triển khai dự án đến việc hỗ trợ cho người bị thu hồi đất, tái tạo lại chỗ ở, việc làm, thu nhập, ổn định cuộc sống.

b. Các bước tiến hành công tác giải phóng mặt bằng trong một dự án.

- Lập kế hoạch, phương án đền bù, hỗ trợ và tái định cư.

Việc lập kế hoạch đền bù, hỗ trợ và TĐC là nội dung đầu tiên và quan trọng phải thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Đối với các dự án thông thường kế hoạch đền bù, hỗ trợ và TĐC là một nội dung của báo cáo nghiên cứu khả thi. Đối với các dự án đặc biệt có quy mơ sử dụng đất và số lượng cư dân bị ảnh hưởng lớn kế hoạch bồi thường, hỗ trợ và TĐC có thể được trình bày như một dự án riêng.

- Tổ chức BTHT, giải toả.

Căn cứ kế hoạch đầu tư đã được vạch ra, việc tổ chức bồi thường, hỗ trợ và GPMB được thực hiện trên cơ sở sự phối hợp và phân công trách nhiệm chặt chẽ giữa chủ dự án và các cấp chính quyền địa phương.

- Tổ chức thực hiện xây dựng khu tái định cư, hỗ trợ khơi phục đời sống cho

Tái bố trí và hỗ trợ người bị ảnh hưởng bởi các dự án đầu tư phát triển là mục đích hàng đầu trong việc hình thành chính sách TĐC khi Nhà nước thu hồi đất, có tác động trực tiếp và sâu rộng đến quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư.

1.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơng tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng dự án đầu tư. bằng dự án đầu tư.

a. Công tác quản lý nhà nước về đất đai.

- Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch của các cấp chính quyền ở một số địa phương chưa đồng bộ và bị buông lỏng, không công khai quy hoạch là kẽ hở tạo điều kiện cho kẻ xấu lợi dụng đầu cơ buôn bán đất. Việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất mang tính ước lượng giữa kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và nguồn vốn đầu tư cho các dự án, cơng trình với kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm bị sai lệch, tác động đến tính khả thi của kế hoạch và tiến độ GPMB khi có dự án.

- Lập và quản lý hệ thống hồ sơ địa chính có vai trị quan trọng hàng đầu để quản lý chặt chẽ đất đai trong quá trình phát triển thị trường bất động sản, là cơ sở xác định tính pháp lý của đất đai.

b. Công tác định giá đất và giá đất.

Trong điều kiện hiện nay thực hiện tốt công tác định giá đất đồng nghĩa với việc góp phần điều chỉnh những quan hệ trong việc quản lý, sử dụng đất đai đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngồi và giải quyết được mục tiêu cơng bằng, dân chủ trong xã hội.

c. Tính pháp chế.

Yếu tố pháp chế có tác động rất lớn trong q trình hoạt động của pháp luật nói chung và trực tiếp ảnh hưởng đến công tác GPMB. Các yếu tố tác động đến gồm:

Thứ nhất: Đối với cơ chế, chính sách.

Thứ ba: Nghĩa vụ của người bị ảnh hưởng.

d. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở.

GCN - QSD đất là căn cứ pháp lý quan trọng trong việc xác định điều kiện được BTHT. Việc xác định giá trị pháp lý của các loại đất chưa có GCN - QSD đất rất khó khăn, cản trở cơng tác thu hồi đất, GPMB.

1.5. Khái quát kết quả thực hiện cơng tác thu hồi đất giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội.

1.5.1. Kết quả công tác GPMB năm 2012

Theo kết quả công tác GPMB năm 2012 của Ban chỉ đạo GPMB thành phố Hà Nội cho thấy:

a. Kết quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành trong công tác GPMB.

- Thành phố đã tập trung tháo gỡ và giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong công tác GPMB tại các dự án trọng điểm, các dự án dở dang, dân sinh bức xúc để UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện

- Thành phố đã chỉ đạo quyết liệt, giao Ban Chỉ đạo GPMB Thành phố chủ trì cùng Liên ngành tổ chức đối thoại, rà sốt các cơ chế chính sách đã thực hiện và đề xuất các giải pháp khắc phục bổ sung, đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của người dân, đáp ứng được lợi ích của Nhà nước, của nhà đầu tư.

- Việc tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác GPMB tại các Ban BTGPMB, các Trung tâm PTQĐ cấp huyện và 01 số chủ đầu tư tiếp tục được Ban Chỉ đạo GPMB Thành phố quan tâm thực hiện, cùng với đó là việc phối hợp với các tổ chức đồn thể, tổ chức chính trị - xã hội tổ chức các buổi trao đổi, tọa đàm về các cơ chế chính sách về BTHTr & TĐC của Thành phố, qua đó góp phần nâng cao trình độ, nhận thức về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Thành phố.

Trên địa bàn Thành phố đang có 1.125 dự án liên quan đến thu hồi đất - GPMB với tổng diện tích đất thu hồi là 10.653 ha. Năm 2012 có 152 dự án hồn thành cơng tác GPMB, với diện tích đất đã GPMB đạt 938,29 ha đất, chi trả hơn 6.352 tỷ đồng tiền bồi thường, hỗ trợ cho 22.045 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và bố trí tái định cư cho 709 hộ.

1.5.2. Kết quả công tác GPMB 9 tháng năm 2013

Theo kết quả công tác GPMB đến hết 9 tháng năm 2013 của Ban chỉ đạo GPMB thành phố Hà Nội cho thấy:

Năm 2013 là năm Thành phố tập trung quyết liệt cho công tác thu hồi đất GPMB nhằm đảm bảo hoàn thành, bàn giao mặt bằng. So với các năm trước đây Thành phố chủ yếu thu hồi GPMB đất nơng nghiệp thì năm 2013 các dự án lại tập trung thu hồi khối lượng lớn về đất ở. Khối lượng công tác GPMB của năm tập trung chủ yếu vào các dự án trọng điểm của Trung ương và Thành phố (gồm nhóm các dự án của Bộ giao thơng vận tải như: Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên, Đường nối Nhật Tân - Nội Bài, Cầu Nhật Tân, Đường Kim Mã - Trần Phú, các đường Vành đai 1, Vành đai 2, Vành đai 2,5 ...; và nhóm 37 cụm cơng trình trọng điểm của Thành phố).

a. Về khối lượng thực hiện chung 9 tháng năm 2013 trên địa bàn Thành phố.

Khối lượng năm 2013 tính đến thời điểm ngày 30/9/2013, UBND các quận, huyện, thị xã của Thành phố đã phê duyệt phương án và tổ chức chi trả hơn 4.024,12 tỷ đồng tiền bồi thường, hỗ trợ cho 13.654 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và bố trí tái định cư cho 1.008 hộ gia đình, cá nhân phải di chuyển chỗ ở; đã thu hồi và nhận bàn giao mặt bằng 536,29 ha đất tại 96 dự án. Trong đó, một số địa bàn có kết quả thực hiện cơng tác GPMB tốt, với diện tích đất đã thu hồi đạt khối lượng cao như: Từ Liêm, Thạch Thất, Đan Phượng, Đơng Anh, Sóc Sơn, Ba Vì, Mê Linh, Thanh Trì, Hà Đơng ... Tuy nhiên, diện tích đất đã thu hồi chủ yếu là đất nông nghiệp.

b. Về kết quả thực hiện công tác GPMB tại một số dự án trọng điểm của Bộ, ngành Trung ương

b.1. Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng: đầu tháng 9/2013, UBND các quận, huyện Long Biên, Gia Lâm đã hồn thành, bàn giao tồn bộ diện tích đất phải thu hồi cho VIDIFI (phần diện tích thu hồi bổ sung, UBND huyện Gia Lâm đang tập trung triển khai để hoàn thành trong năm 2013);

b.2. Dự án Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên: đến tuần đầu của tháng 9/2013, toàn bộ mặt bằng của dự án đã được UBND các huyện Gia Lâm, Đơng Anh, Sóc Sơn hồn thành GPMB và bàn giao cho Ban quản lý dự án 2 (Bộ giao thông vận tải) để tổ chức thi công, đảm bảo thông xe vào cuối năm 2013;

b.3. Dự án đường nối từ cầu Nhật Tân đến sân bay Nội Bài: đến nay, phần lớn các hộ gia đình nằm trong phạm vi GPMB của dự án trên địa bàn huyện Sóc Sơn đã đồng thuận với phương án, nhận tiền và bàn giao mặt bằng; các trường hợp còn lại hiện UBND huyện Sóc Sơn đang chờ kinh phí GPMB từ Ban quản lý dự án 85 (Bộ giao thông vận tải) để tiếp tục chi trả.

b.4. Dự án đường Vành đai 2: Phần lớn diện tích đất phải thu hồi trên địa bàn quận Tây Hồ đã được GPMB xong và bàn giao để triển khai thi cơng; Phần diện tích đất thu hồi cịn lại tại các quận Đống Đa, Ba Đình, Cầu Giấy chủ đầu tư và các quận tập trung thực hiện, phấn đấu hoàn thành GPMB theo tiến độ đã cam kết với Ngân hàng Thế giới WB.

c. Về kết quả thực hiện công tác GPMB tại một số dự án trọng điểm của Thành phố :

c.1. Dự án đường Vành đai I (Ơ Chợ Dừa - Hồng Cầu): đến nay cơ bản mặt bằng tồn tuyến đã được GPMB xong; Hiện chỉ cịn một số điểm còn tồn tại sẽ được giải quyết nốt trong tháng 10/2013;

c.2. Dự án đường Vành đai I (Ơ Đống Mác - Nguyễn Khối): Đã xong điều tra khảo sát, xác nhận nguồn gốc đất đối với các hộ nằm trong chỉ giới GPMB của dự án, đang chuẩn bị phê duyệt phương án BT, HTr theo quy trình.

c.3. Dự án đường 5 kéo dài: Đến nay đã cơ bản bàn giao mặt bằng chính tuyến để thi cơng trên cả 02 địa bàn quận Long Biên, huyện Đơng Anh. Hiện chỉ cịn tồn tại 17 hộ bị thu hồi đất ở tại xã Xuân Canh, UBND huyện Đông Anh đang chờ Quyết định phê duyệt giá đất ở để làm căn cứ phê duyệt nốt các phương án còn lại.

Chương 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CƠNG TÁC GIẢI PHĨNG MẶT BẰNG

TẠI MỘT SỐ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HÀ ĐÔNG, HÀ NỘI

2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội ở quận Hà Đông 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Quận Hà Đơng có tọa độ địa lý 20°59 vĩ độ Bắc, 105°45 kinh Đông, nằm giữa giao điểm của Quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hịa Bình và quốc lộ 70A. Hà Đông cũng là nơi khởi đầu của quốc lộ 21B, nối trung tâm Hà Nội với các huyện phía Nam của Thủ đô và tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình. Trên địa bàn quận có sông Nhuệ, sông Đáy, kênh La Khê chảy qua. Quận Hà Đơng có diện tích tự nhiên 4.833,67 ha và 17 đơn vị hành chính cấp phường. Dân số đến năm 2012 có 259.032 người, mật độ dân số 3.772 người/km2. Ranh giới tiếp giáp như sau:

Phía Bắc giáp huyện Từ Liêm và huyện Hồi Đức Phía Nam giáp huyện Thanh Oai và huyện Chương Mỹ Phía Đơng giáp huyện Thanh Trì và quận Thanh Xn Phía Tây giáp huyện Hồi Đức và huyện Quốc Oai

b. Địa hình, địa mạo

Quận Hà Đơng có địa hình bằng phẳng, độ chênh địa hình khơng lớn, biên độ cao trình nằm trong khoảng 3,5m đến 6,8m. Địa hình quận chia ra làm 3 khu vực chính:

- Khu vực Bắc và Đơng Sơng Nhuệ - Khu vực Bắc Sông La Khê - Khu vực nam Sông La Khê

Với đặc điểm địa hình bằng phẳng quận Hà Đơng có điều kiện thuận lợi trong thực hiện đa dạng hố cây trồng vật ni, ln canh tăng vụ tăng năng suất. Tuy vậy, cũng cần củng cố hệ thống kênh mương để chủ động trong việc tưới và tiêu để nâng cao hiệu quả sản xuất.

Quận Hà Đông mang chế độ khí hậu của vùng đồng bằng Sơng Hồng, khí hậu nóng ẩm và có mùa đơng lạnh do ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc, với nhiệt độ trung bình năm là 23,80C, lượng mưa trung bình 1700 mm - 1800 mm.

Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm dao động 23,1 - 23,30C tại trạm Hà Đông. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau và có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 13,60C. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10.

Chế độ ẩm: độ ẩm tương đối trung bình từ 83 - 85%. Tháng có ẩm độ trung bình cao nhất là tháng 3, tháng 4 (87 - 89%), các tháng có độ ẩm tương đối thấp là các tháng 11, tháng 12 (80 - 81%).

Chế độ bức xạ: hàng năm có khoảng 120 - 140 ngày nắng với tổng số giờ nắng trung bình tại trạm của quận là 1.617 giờ. Tuy nhiên số giờ nắng không phân bổ đều trong năm, mùa đơng thường có những đợt khơng có nắng kéo dài 2 - 5 ngày, mùa hè số giờ nắng trên ngày cao dẫn đến ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp - hạn chế sinh trưởng phát triển của cây trồng trong vụ Đông Xuân và gây hạn trong vụ hè.

Chế độ mưa: lượng mưa phân bổ không đều, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 85 - 90% tổng lượng mưa trong năm và mưa lớn thường tập trung vào các tháng 6, 7, 8. Mùa khô thường diễn ra từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chiếm 10 - 15% lượng mưa cả năm và thường chỉ có mưa phùn, tháng mưa ít nhất là tháng 12, 1 và tháng 2.

d. Thuỷ văn

Sơng Đáy là sơng chính của lưu vực sông Nhuệ - Đáy ở phía Tây Nam vùng châu thổ sơng Hồng. Sơng Đáy có chiều dài khoảng 240 km chảy gọn trong các thành phố Hà Nội và các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình và Nam Định với dịng sơng chảy gần song song bên hữu ngạn hạ lưu sông Hồng, đoạn chảy qua địa phận quận Hà Đơng có chiều dài khoảng 6 km.

Sông Nhuệ tức Nhuệ Giang là sông nhỏ, phụ lưu của sông Đáy, với dài khoảng 76 km, chảy gần như theo hướng bắc Tây Bắc - Nam Đông Nam qua địa phận thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Nam, đoạn chảy qua địa phận quận Hà Đơng có chiều dài khoảng 7 km.

Ngồi ra trên địa bàn quận cịn có kênh La Khê.

e. Thổ nhưỡng

Lớp phủ thổ nhưỡng của quận Hà Đông với 3 loại đất:

- Đất phù sa được bồi (Pb) đất có thành phần cơ giới nhẹ, độ phì cao, chiếm khoảng 10,1% tổng diện tích đất nơng nghiệp.

- Đất phù sa khơng được bồi (P) có thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt trung bình, mơi trường đất chua đến ít chua, độ phì nhiêu của đất đạt mức trung bình chiếm 37,4 % diện tích đất nơng nghiệp. .

- Đất phù sa gley(Pg) là loại đất này thường ngập nước mùa mưa, đất chua, có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng tại các dự án đầu tư trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)