Cơ sở khoa học của việc đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy nhanh cơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng tại các dự án đầu tư trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 79)

6. Cấu trúc Luận văn

3.1. Cơ sở khoa học của việc đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy nhanh cơng

cơng tác giải phóng mặt bằng.

a. Cơ sở pháp lý của việc đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy nhanh cơng tác giải phóng mặt bằng.

Các văn bản pháp lý chủ yếu của Thành phố về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND, Luật Đất đai, các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành luật đất đai (quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và TĐC) và Luật thủ đô Thành phố đã ban hành các văn bản pháp lý chủ yếu về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và TĐC như sau:

Quyết định số 118/2004 /QĐ-UBND ngày 30/07/2004 của UBND Thành phố Hà nội về việc phân công nhiệm vụ cho các Sở, Ngành Thành phố trong việc tổ chức thực hiện công tác GPMB, TĐC trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Quyết định số 32/2008/QĐ-UBND ngày 20/10/2008 của UBND thành phố về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban chỉ đạo GPMB Thành phố Hà Nội.

Quyết định số 53/2009/QĐ-UBND ngày 13/09/2009 của UBND thành phố về việc Ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo Giải phóng mặt bằng thành phố Hà Nội.

Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của Ủy ban nhân dân Thành phố về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Nội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của Ủy ban nhân dân Thành phố về bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Nghị quyết số 09/2013/NQ-HĐND ngày 17/07/2013 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về các biện pháp bảo đảm việc thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng kịp thời, đúng tiến độ đối với các dự án đầu tư quan trọng trên địa bàn Thủ đô (Theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Luật Thủ đô).

Quyết định số 27/2013/QĐ-UBND ngày 18/07/2013 của UBND TP Hà Nội về việc quy định chi tiết việc xác định giá đất ở, giá bán nhà TĐC làm căn cứ bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Quyết định số 6239/QĐ-UBND ngày 15/10/2013 của UBND TP Hà Nội về việc quy định trình tự, thủ tục ban hành quyết định về kế hoạch tổ chức thực hiện thu hồi đất, khảo sát, điều tra, kiểm đếm và các biện pháp thu hồi đất, giải phóng mặt bằng; ban hành quyết định phân kỳ thu hồi đất, giao đất, giải phóng mặt bằng.

b. Cơ sở thực tiễn của việc đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy nhanh cơng tác giải phóng mặt bằng.

Ngày 12- 11- 2013 Ông Trương Quang Thiều, Trưởng Ban Chỉ đạo Giải phóng mặt bằng (GPMB) TP Hà Nội trao đổi với báo chí về vấn đề GPMB các cơng trình giao thơng qua địa bàn Thủ đơ.

Hà Nội có 10 dự án giao thơng trọng điểm gặp vướng mắc về GPMB, vậy thực trạng tiến độ GPMB hiện nay của các dự án này ra sao?

Hiện nay trên địa bàn TP. Hà Nội có rất nhiều cơng trình trọng điểm, trong đó có 10 dự án giao thơng trọng điểm đang tổ chức thực hiện rất tập trung quyết liệt. Sự phối hợp giữa Hà Nội và Bộ GTVT gắn bó, nên công tác GPMB đạt những tiến độ đáng phấn khởi. Hiện nay, chúng tôi đã bàn giao cho chủ đầu tư 3 dự án lớn Hà Nội-Lào Cai, Hà Nội-Thái Ngun, nhà ga T2. Cịn 6 cơng trình chúng tơi đang tổ chức chỉ đạo quyết liệt để khối lượng GPMB chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, cịn rất nhiều điểm, cần tiếp tục tuyên truyền vận động, tổ chức thực hiện trong quá trình

tái định cư, những vấn đề xử lý đặc thù trong quá trình tổ chức thực hiện trong công tác GPMB tiếp theo.

Một dự án điển hình là Dự án cầu Nhật Tân gồm: cầu Nhật Tân và đường dẫn cầu Nhật Tân lên sân bay Nội Bài. Dự án đường dẫn cầu Nhật Tân lên sân bay Nội Bài hiện nay khối lượng GPMB rất nhiều. Theo kiểm đếm của chúng tơi, có 415 hộ phải di chuyển mặt bằng, trong thời gian hết sức ngắn, nhưng nhờ sự chỉ đạo đồng bộ đến giờ phút này, khối lượng GPMB cơ bản đã xong. Đến ngày hơm nay (12/11) cịn 14 hộ dân tuy đã nhận tiền nhưng chưa bàn giao mặt bằng, chủ yếu là những hộ bị cắt xén diện tích, khơng phải những hộ được tái định cư và di chuyển chỗ ở. Chúng tơi tiếp tục vận động và chỉ đạo hồn thiện dự án này.

Liên quan đến tuyến cao tốc Hà Nội-Hải Phịng, về cơ bản mặt bằng thi cơng giai đoạn 1 và giai đoạn 2 đã được bàn giao cho Bộ GTVT, giai đoạn 3 đang vướng vào khoảng hơn 1 ha đất ở của hơn 10 hộ dân do có sự điều chỉnh về chỉ giới. Có phải điều này đã tạo ra những bất cập cho Hà Nội trong công tác di dời hơn 10 hộ dân hay cịn ngun nhân nào khác, thưa ơng?

Đúng là đối với công tác GPMB, việc điều chỉnh chỉ giới, thu hồi thêm đất, phân kỳ GPMB theo chiều ngang là hết sức khó khăn. Vì chúng ta điều chỉnh chỉ giới thì với hộ dân đã GPMB giai đoạn 1, giai đoạn 2 đã cắt xén nhà, đã ổn định cuộc sống, khi tiếp tục giải phóng giai đoạn 3, tiếp tục xử lý sẽ rất khó khăn.

Đơi khi tâm lý người dân thấy việc này là vì lý do gì đó, họ khơng hiểu và thấy điều chỉnh chỉ giới thêm phức tạp. Trình tự thủ tục GPMB khi phải thu hồi thêm đấy, chỉnh đốn tái định cư, đo đạc, thu hồi thêm đất rất khó khăn. Riêng tuyến cao tốc Hà Nội-Hải Phòng cơ bản đã xong, chỉ cịn mấy hộ đó, chúng tơi sẽ quyết tâm làm để tổ chức thực hiện theo kế hoạch Bộ GTVT đề ra.

Cơng trình đường sắt trên cao Hà Đông-Cát Linh dự kiến đến tháng 11/2013 bàn giao xong mặt bằng cho chủ đầu tư , tuy nhiên, dự án hiện đang vướng ga Cát

Linh, quận Thanh Xuân và Đống Đa, vậy TP Hà Nội phối hợp giải quyết tình trạng ấy như thế nào?

Dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông hết sức quan trọng, dự kiến là tháng 11 xong cơng tác GPMB , thì tơi cho đây là nguyện vọng, mong muốn, là cái mà để chúng ta cố gắng. Hiện nay công tác GPMB trên tuyến này hết sức khó khăn, khối lượng rất nhiều. Thứ nhất là vừa rồi thì chủ đầu tư mới bàn giao lại các chỉ giới, mốc giới GPMB một số tuyến ga trên cao và một số tuyến ga trên địa bàn 3 quận Hà Đông, Thanh Xuân và Đống Đa. Sau khi bàn giao xong thì quận cịn phải điều tra, kiểm đếm, lên phương án cả lộ trình hết sức cần có thời gian.

Thứ hai là, thành phố cũng làm việc với chủ đầu tư và Bộ GTVT để xác định lại phần kiến trúc, ấn định lại chỉ giới GPMB, tổ chức lại công tác GPMB. Vấn đề tái định cư cũng hết sức khó khăn, khối lượng điều tra, kiểm đếm tại ga Cát Linh rất nhiều thì cũng cần có thời gian.

Phần đường tránh tại Hà Đơng đến nay trình tự thủ tục và những vấn đề về thu hồi đất, chỉ giới GPMB chủ đầu tư vẫn chưa bàn giao, xử lý điều kiện GPMB cho Hà Đơng hết sức khó khăn, nên chúng tơi vẫn xác định cái đó vẫn là nguyện vọng, mong muốn và ý chí chúng ta quyết tâm, tơi nghĩ rằng trong tháng 11 này là không xong được, và chúng ta làm dần cố gắng nhanh nhất tiến độ của tuyến Cát Linh Hà Đông

GPMB luôn là vấn đề nhạy cảm, nhất là địa bàn Thủ đô nơi “tấc đất, tấc vàng”. Ơng có kiến nghị gì với Chính phủ và chủ đầu tư để việc GPMB sn sẻ hơn và có thể coi như một điểm sáng để các địa phương khác áp dụng?

GPMB như tôi đã nêu là rất quan trọng vì góp phần quyết định vào tiến độ của dự án và nhiều khi ảnh hưởng đến chất lượng cơng trình. Cơng tác GPMB cực kỳ khó khăn, phức tạp, có những vấn đề liên quan đến cả Hiến pháp, Luật Đất đai. Nhưng trong khn khổ này, tơi có mấy vấn đề kiến nghị với Chính phủ và các Bộ ngành.

Thứ nhất là, phải hết sức quan tâm, xử lý những việc liên quan đến khu tái định cư như thế nào cho phù hợp. Hiện nay, trên địa bàn thành phố, những khu tái định cư tại các huyện ngoại thành phải được xử lý sao cho phù hợp, có lộ trình, kế hoạch, vốn để xây dựng các khu tái định cư sớm, phù hợp. Trong nội thành, hầu như tái định cư bằng nhà, chung cư, cũng phải có quỹ nhà tái định cư. Ví dụ như đường sắt Cát Linh-Hà Đơng cũng phải có quỹ nhà tái định cư để xử lý các vấn để xây dựng sớm và đảm bảo chất lượng tốt.

Thứ hai là, GPMB và hồn trả các cơng trình hạ tầng kỹ thuật, chúng ta phải nghiên cứu, khảo sát, xây dựng quy mô, thiết kế, tổ chức thi công. Tôi đề nghị việc này phải đưa vào dự án tổng thể, dự án ban đầu để có nghiên cứu cơng trình kỹ thuật nào đưa vào GPMB, cơng trình nào đưa vào dự án chính để thẩm định phê duyệt, xác định nguồn vốn, từ đó mới tiến hành GPMB.

Thứ ba là, liên quan đến chiến lược tổng quan, tôi đề nghị những dự án quan trọng của quốc gia nên tách phần GPMB thành tiểu dự án. Hiện nay, chúng ta hầu như vừa tổ chức thi công, vừa GPMB. Cách làm như vậy hết sức khó khăn, bất cập, không đồng bộ, như trong vấn đề tái định cư, vấn đề hạ tầng kỹ thuật, hoặc là những yếu tố khách quan khác. Cịn về chế độ, chính sách, về những vấn đề cao hơn thì Quốc hội và Chính phủ cũng đã bàn.

3.2. Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh cơng tác giải phóng mặt bằng tại các dự án trên địa bàn quận Hà Đông

3.2.1. Giải pháp về quy hoạch kế hoạch sử dụng đất

Cơng tác quy hoạch sử dụng đất có ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện dự án nói chung và cơng tác GPMB nói riêng. Trước hết, việc lập và phê duyệt dự án phải phù hợp với quy hoạch tổng thể chung của địa phương và của Thành phố. Nếu quy hoạch hợp lý sẽ rút ngắn thời gian điều tra, xét duyệt dự án, do đó làm giảm chi phí trong q trình thực hiện. Hơn nữa, với quy hoạch sử dụng đất hợp lý thì việc

chuẩn bị nhà TĐC cũng dễ dàng hơn, các hiện tượng lấn chiếm đất đai, sử dụng đất sai mục đích gây cản trở cho q trình GPMB cũng khơng cịn nữa.

Quy hoạch hợp lý là quan trọng nhưng kế hoạch sử dụng đất phù hợp với quy hoạch tổng thể và với tình hình kinh tế - xã hội thực tế thì cịn quan trọng hơn. Hiện nay việc thực hiện các dự án làm thay đổi mọi mặt của đời sống, trong đó có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa. Do đó Thành phố cũng như mỗi địa phương cần phải có kế hoạch sử dụng đất trong cả dài hạn và ngắn hạn.

Xác định rõ mục đích sử dụng từng khu đất và có kế hoạch sử dụng cụ thể đối với chúng. Phát triển mỗi khu đất theo định hướng phát triển chung của toàn thành phố. Khu đất cần GPMB của dự án bao gồm cả đất nông nghiệp, đất ở và đất do hợp tác xã quản lý nên khi lập phương án bồi thường rất khó khăn và cịn gây nhiều thắc mắc, khiếu kiện về giá bồi thường. Do vậy, quận cần có chính sách quy hoạch hợp lý riêng biệt các khu đất này, khơng để có hiện tượng chuyển đổi mục đích sử dụng đất tùy tiện.

Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội đồng bộ, hồn chỉnh: các cơng trình cơng cộng, khu vui chơi giải trí cần được quan tâm phát triển đúng mức để nâng cao đời sống của nhân dân, đặc biệt vấn đề quy hoạch phát triển hệ thống đường giao thông phải được thực hiện theo kế hoạch phát triển dài hạn và với một tầm nhìn xa. Tất cả các cơng trình này được kiểm tra, phê duyệt kỹ lưỡng trước khi thực hiện.

Xây dựng kế hoạch phát triển ngắn hạn, dài hạn cho từng địa phương và cho cả nước. Tiến hành theo đúng kế hoạch đặt ra và phải phù hợp quy hoạch tổng thể. Đối với quận Hà Đơng thì mỗi quy hoạch được duyệt cần có kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể và phải thường xuyên kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện.

Ngoài ra cũng cần phải đổi mới phương pháp quy hoạch cho phù hợp với tình hình phát triển. Trong q trình lập quy hoạch, ngồi sự tham gia của các cơ quan có thẩm quyền thì cần có sự tham gia góp ý kiến, kiểm tra giám sát của nhân dân để đảm bảo tính chủ quan, kết hợp hài hịa lợi ích của tất cả các tầng lớp trong xã hội,

với mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi ích của tồn xã hội. Khi đã được sự đồng ý của nhân dân thì các quyết định thu hồi đất của Nhà nước để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội sẽ được người dân ủng hộ và công tác GPMB cũng dễ dàng hơn.

3.2.2. Giải pháp về chính sách bồi thường

Trước hết, các chính sách, văn bản pháp luật quy định về thủ tục, trình tự thu hồi, bồi thường, hỗ trợ TĐC của Thành phố phải được thường xuyên sửa đổi và hoàn thiện cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội và điều kiện của từng địa phương. Các chính sách phải tập trung giải quyết mối quan hệ giữa quyền của Nhà nước và quyền của người sử dụng đất đai, mối quan hệ giữa lợi ích xã hội mà dự án đem lại và lợi ích của người có đất bị thu hồi.

Thường xuyên bổ sung sửa đổi quy định về khung giá đất cho phù hợp với thực tế. Điều chỉnh mức giá đảm bảo giá đất bồi thường phù hợp với giá trị thực tế của đất sử dụng, sát với giá thị trường.

Để có kế hoạch dài hạn và chủ động trong khâu giải quyết việc làm cho người lao động thơng qua các chương trình hướng nghiệp và dạy nghề, tạo điều kiện cho sự phát triển ổn định, cần có chủ trương nghiên cứu thành lập quỹ giải quyết việc làm để hỗ trợ học nghề khi bị thu hồi đất sản xuất, các dự án phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ trên địa bàn, ưu tiên tuyển dụng lao động tại nơi có đất bị thu hồi.

Cho phép các cơ sở phải di chuyển vay vốn với mức lãi suất thấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật mới.

Tiếp tục chỉ đạo ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung đồng bộ về chính sách và áp dụng chính sách khi thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Pháp luật đóng vai trị quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước, là nhân tố không thể thiếu trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Hồn thiện hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống luật đất đai nói riêng là địi hỏi bắt buộc của Nhà nước pháp quyền. Đồng thời, để đảm bảo đạt hiệu quả trong việc bồi thường,

hỗ trợ và tái định cư khi thực hiện GPMB, pháp luật cần tập trung một số vấn đề sau:

- Giá cả các loại đất, phương pháp xác định hiện nay cịn mang tính chủ quan, chưa phản ánh đúng thực chất giá trị quyền sử dụng đất.

- Giá đất không được khơng được xác định chính xác làm thiệt hại cho nhà nước khi khai thác các nguồn tài chính về đất đai (các khoản thuế).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng tại các dự án đầu tư trên địa bàn quận hà đông, thành phố hà nội (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)