Điều kiện tự nhiên khu vực Trạm ĐDSH Mê Linh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng sinh học thực vật khu vực trạm nghiên cứu đa dạng sinh học mê linh làm cơ sở khoa học cho bảo tồn và sử dụng hợp lý 002 (Trang 26 - 29)

CHƢƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Tổng quan về khu vực trạm ĐDSH Mê Linh

1.2.2. Điều kiện tự nhiên khu vực Trạm ĐDSH Mê Linh

1.2.2.1. Vị trí địa lý

Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc nằm trong địa phận của xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (trƣớc thuộc huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc). Trạm Đa dạng sinh học cách trung tâm thị xã Phúc Yên khoảng 35 km về phía Bắc.

Với diện tích 170,3 ha trong đó chiều dài khoảng 3.000 m, chiều rộng trung bình khoảng 550 m (chỗ rộng nhất khoảng 800 m, chỗ hẹp nhất khoảng 300 m).

Khu vực Trạm ở toạ độ 21023'57'' - 21025'35'' độ vĩ Bắc và 105042'40'' - 105046'65'' độ kinh Đơng, phía Bắc giáp huyện Phổ n, tỉnh Bắc Thái, phía Đơng và phía Nam giáp hợp tác xã Đồng Trầm, xã Ngọc Thanh, huyện Mê Linh, phía Tây giáp vùng ngoại vi Vƣờn Quốc gia Tam Đảo huyện Tam Đảo. [33]

1.2.2.2. Địa hình

Đây thuộc vùng bán sơn địa phía Bắc huyện Mê Linh, là phần kéo dài về phía Đơng Nam của dãy Tam Đảo, có địa hình đồi và núi thấp với xu hƣớng thấp dần từ Bắc xuống Nam.

Địa hình khu vực nghiên cứu phần lớn là đất dốc, độ chia cắt sâu với nhiều dông phụ gần nhƣ vuông góc với dơng chính, độ dốc trung bình từ 15 - 30o, nhiều nơi dốc đến 30 - 35o, điểm cao nhất là 520 m (điểm cực đông thuộc đỉnh núi Đá trắng). Ở khu vực Trạm các bãi bằng rất ít, nằm rải rác dọc theo ven suối phía Tây. [33]

Hình 1.1. Bản đồ địa hình Trạm ĐDSH Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc [33]

1.2.2.3. Thổ nhưỡng

Đất gồm 2 loại chủ yếu:

- Ở độ cao 400 m đất Feralitmàu vàng phát triển trên đá sa thạch cuội hoặc dăm kết.

- Ở độ cao dƣới 400 m đất Feralit màu vàng đỏ phát triển trên sa phiến thạch. Ngồi ra, cịn có đất dốc tụ phù sa ở ven các suối lớn ở độ cao dƣới 100 m. Đất thuộc loại chua có pH = 5,0 - 5,5, thành phần cơ giới trung bình, độ dày tầng đất khoảng 30 - 40 cm .

Nhìn chung các loại đá mẹ khá cứng, thành phần khống có nhiều Thạch anh, Muscovit khó phong hóa, hình thành nên các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, cấp hạt thơ, dễ bị rửa trơi và xói mịn, nhất là những nơi dốc cao bị xóimịn mạnh để trơ lại phần đá rất cứng (điển hình là khu vực từ độ cao 300 - 400 m).

Ngồi ra cịn có đất dốc tụ phù sa ven suối ở độ cao dƣới 100 m. Thành phần cơ giới của loại đất này là trung bình, tầng đất dày, độ ẩm cao, màu mỡ, đã đƣợc khai phá để trồng lúa và hoa màu. Đất thuộc loại chua với độ pH 3,5 - 5,5 độ dày tầng đất trung bình 30 - 40 cm. [33]

Điều kiện thổ nhƣỡng của khu vực nghiên cứu là cơ sở cho sự phân hóa, hình thành các kiểu thảm thực vật khác nhau. Các kiểu thảm này chúng tơi sẽ trình bày trong phần sau.

1.2.2.4. Khí hậu - thuỷ văn

Khu vực nghiên cứu thuộc vùng nhiệt đới gió mùa đồng bằng Bắc Bộ, nhiệt độ trung bình hàng năm là 22 - 23oC, tập trung khơng đều, tháng có nhiệt độ cao là tháng 6, tháng 7 và tháng 8. Còn mùa lạnh vào các tháng 12, tháng 1 và tháng 2. Nhiệt độ cao điểm trong các tháng nóng nực lên đến 40oC, nhiệt độ lạnh nhất tới 4oC. Nhìn chung nhiệt độ trung bình vào mùa hè từ 27 - 29oC, trung bình vào mùa đơng là 16 - 17o

C.

Lƣợng mƣa từ 1.100 - 1.600 mm/năm, phân bố không đều, tập trung vào mùa hè từ tháng 6 - 8 hàng năm, ở đây có 2 mùa gió thổi rõ rệt là gió mùa Đơng Bắc (từ tháng 10 đến 3 năm sau) và gió mùa Đơng Nam (từ tháng 4 đến tháng 9). Độ ẩm trung bình là 80%. Là khu vực đầu nguồn của nhiều suối nhỏ đổ vào hồ Đại Lải. [33].

Nhìn chung, các điều kiện tự nhiên ở trên đều thuận lợi cho các loài cây gỗ thƣờng xanh phát triển và rừng rậm thƣờng xanh phát triển, tạo nên tính đặc trƣng sinh thái riêng có của khu vực trạm ĐDSH Mê Linh.

Bên cạnh việc xem xét các điều kiện về mặt tự nhiên thì những đặc điểm về mặt kinh tế-xã hội của khu vực Trạm ĐDSH Mê Linh cũng là cần thiết khi nghiên cứu về ảnh hƣởng đối với tính đa dạng sinh học thực vật của khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng sinh học thực vật khu vực trạm nghiên cứu đa dạng sinh học mê linh làm cơ sở khoa học cho bảo tồn và sử dụng hợp lý 002 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)