Mộtsố lồi cây đƣợc trồng tại vƣờn thuốc trạm ĐDSH Mê Linh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng sinh học thực vật khu vực trạm nghiên cứu đa dạng sinh học mê linh làm cơ sở khoa học cho bảo tồn và sử dụng hợp lý 002 (Trang 73)

(Nguồn ảnh: tác giả tự chụp, 2015)

Qua quá trình khảo sát thực tế, chúng tơi nhận thấy nhìn chung tập đồn cây gồm khoảng 70 lồi có nguồn gốc tại khu vực nghiên cứu đƣợc trồng tại vƣờn cây thuốc ít nhiều đều có tính thích nghi với điều kiện sống ở đây, cây đạt tỷ lệ sống khá cao, sinh trƣởng và phát triển bình thƣờng. Một số cây đạt tỷ lệ sống không cao, phát triển kém (Củ mài Dioscorea persimilis Prain & Purk., ...). Một số loài sinh

trƣởng và phát triển tốt (Ngải cứu Artemisia vulgaris L., Lá lốt Piper lolot C. DC., Cúc chỉ thiên Elephantopus scaber. L., Ngũ sắc Lantana camara L....), còn lại

những cây khác phát triển bình thƣờng.

Tóm lại, qua điều tra thực tế vƣờn cây thuốc, vƣờn thực vật cho thấy tại khu vực nghiên cứu đã có những hoạt động thiết thực và đầu tƣ cần thiết để bảo tồn những lồi hiện có, đặc biệt là những lồi đang có nguy cơ khan hiếm, cạn kiệt do khai thác, những loài làm dƣợc liệu quý hiếm và có giá trị kinh tế. Khơng chỉ vậy, tại Trạm cũng đã trồng thử nghiệm thành cơng nhiều lồi thực vật từ khu vực nghiên cứu.

 Thực trạng bảo tồn các loài lan tại trạm ĐDSH Mê Linh

Hiện tại, trạm ĐDSH Mê Linh đã xây dựng khu vƣờn lan với diện tích khoảng 2500 m2, 48 lồi lan với mục đích thu thập và trồng bảo tồn các loài lan tự nhiên từ các vùng khác nhau.

Tọa độ: N: 210 23’ 073

E: 1050 42’ 725; Độ cao 65 m.

Một số loài lan trong vƣờn: Lan hài lông Paphiopedilum concolor (Lindl.) Ptitz., Hài xanh Paphiopedilum malipoense S. C. Chen & Z. H. Tsi., Kiều lam sọc

trắng Calanthe argenteo-striata C. Z. Tang et S. J. Cheng., Lan kiếm Cymbidium aloifolium (L.) Sw., Đoản kiếm nâuCymbidium ensifolium (L.) Sw.; Thủy tiên hƣờng Dendrobium amabile (Lour.) O'Brien.;Hoàng thảo hoa vàngDendrobium

chrysanthum Lindl.; Thạch hộc mơi móc Dendrobium hercoglossum Reichb.f., Giáng hƣơng Aerides falcata Lindl., Kim tuyến Anoectochilus lylei Rolfe ex

Dounic., Hoàng thảo xoắn Dendrobium tortile Lindl., Song đoạn lan Diploprora championii (Beth.) Hook. f., Mao lan gối Trichotosia pulvina (Lindl.) Kraenzl., Lan

cau tím Spathoglotis plicata Blume., Bạt lan trâm Pelatantheria ctenoglossum Ridl., Lan cánh thuyền Liparis bootanensis Griff., Thƣợng lan Epipogium roseum

(D.Don) Lindl., Lan trúc Arumdina graminifolia (D. Don) Hochr., Quế lan Aerides

Phần lớn các loài lan đều sinh trƣởng, phát triển tốt và thích nghi với điều kiện của trạm ĐDSH Mê Linh. Hàng năm, tỷ lệ ra hoa của các loài lan vẫn rất cao.

Dƣới đây là hình ảnh một số lồi lan trồng tại vƣờn Lan khu vực nghiên cứu:

Lan hài lông Paphiopedilum

hirsutissimum (Lindl. ex Hook.) Stein.

Lan hạc đính

Phaius tankervilleae (Banks ex Herit.)Bl.

Thủy tiên hƣờng

Dendrobium amabile (Lour.) O'Brien.

Hồng thảo hoa vàng

Dendrobium chrysanthum Lindl.

Hình 3.6. Một số loài lan tại vƣờn lan của trạm ĐDSH Mê Linh

3.2. Tính đa dạng thảm thực vật

Trong khu vực nghiên cứu đã ghi nhận hai loại hình thảm thực vật chính: Thảm thực vật tự nhiên và thảm thực vật nhân tác, chúng đƣợc xác định và phân chia theo quan niệm của UNESCO nhƣ sau:

A. THẢM THỰC VẬT TỰ NHIÊN

Phát sinh bởi các nhân tố sinh thái của môi trƣờng tự nhiên hoặc các quần xã phục hồi, hoang hóa sau nhân tác.

I. Quần hệ rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa trên đất thấp (dưới 550m), thốt nước

Tồn bộ vùng đồi núi thoát nƣớc nằm trong đai đất thấp (bao gồm cả các thềm hoặc các vệt phù sa cổ thoát nƣớc) đều thuộc quần hệ này.

Trƣớc khi con ngƣời tác động, toàn bộ vùng này đã đƣợc bao phủ bởi rừng rậm thƣờng xanh nhiệt đới với các quần xã rất đa dạng phong phú, đặc trƣng rõ nét nhất cho khí hậu nhiệt đới vùng nghiên cứu (Rừng thƣờng xanh cây lá rộng, cấu trúc 5 tầng trong đó có 3 tầng cây gỗ, độ phủ tán dày đặc, thành phần loài rất phong phú, đa dạng...). Đến nay, ngoại trừ các diện tích có các quần xã thực vật nhân tác đang tồn tại, quần hệ chỉ còn bao phủ bởi các quần xã thứ sinh hoặc bị tác động mạnh dƣới dạng các thể khảm. Các quần xã này có chung một nguồn gốc và đƣợc xếp trong cùng một loạt diễn thế tự nhiên.

Quần hệ này gồm 2 quần hệ phụ:

I.a Quần hệ phụ rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa cây lá rộng trên đất phù sa cổ và các quần xã thứ sinh thay thế.

Trong quần hệ phụ này vắng bóng hồn tồn các quần xã cây gỗ, chỉ còn một quần xã trảng cây bụi sau:

1. Trảng cây bụi thứ sinh, thấp, khơng có cây gỗ với các loài ƣu thế SimRhodomyrtus tomentosa(Aiton) Hassk.; MuaMelastoma candidum D. Don.; Đỏ ngọn Cratoxylon pruniflorumKurz.; GăngRandia spinosa (Thunb.) Poir.; Cỏ Lào

Chronolaena odorata L.; …

2. Trảng cỏ thấp thứ sinh ƣu thế Cỏ may Chrysopogon aciculatus (Retz.) Trin.; Cỏ gà Cynodon dactylon (L.) Pers.

Tọa độ: N: 21023’367 E: 105042’750 Độ cao: 53m Người chụp: Trịnh Xuân Thành

Hình 3.7. Trảng cỏ thấp thứ sinh ƣu thế Cỏ may Chrysopogon aciculatus (Retz.) Trin.

I.b Quần hệ phụ rừng rậm thường xanh nhiệt đới gió mùa cây lá rộng trên đất Feralit vùng đồi núi, thoát nước, phong hoá từ các loại đá mẹ khác nhau và các quần xã thứ sinh thay thế.

Chỉ còn các quần xã bị tác động mạnh hoặc thứ sinh, tất cả chúng đều có nguồn gốc từ kiểu nguyên sinh của quần hệ phụ này. Có 5 quần xã chính nhƣ sau:

1. Quần xã rừng rậm bị tác động mạnh hoặc thứ sinh thƣờng xanh nhiệt đới gió mùa cây lá rộng với các lồi ƣu thế Sau sau Liquidambar formosana Hance.; Ba soi Macaranga denticulata (Blume) Muell. - Argent.; Bùm bụp Mallotus barbatus Muell.-Arg., Trám trắng Canarium album (Lour.) Raeush. ex DC.; Chẹo tía Engelhardtia roxburghianaWall. ; Sâng Pometia pinnata ssp. tomentosa (Blume) Jacobs; Dẻ gai ấn độ Castanopsis indica (Roxb.) A. DC. ; Bứa lá thuôn Garcinia oblongifolia Champ. ex Benth. ; Côm trâu Elaeocarpus silvestris (Lour.) Poir., Chò

chỉ Parashorea chinensis Wang S. Hsieh.; Chò nâu Dipterocarpus retusus Blume. ; Cứt ngựa Archidendron balansae (Oliv.) I. C. Nielsen.; Me rừng Phyllanthus emblicaL.;

Tọa độ N: 210 23 958 E: 1050 43 138 Độ cao 170 m. Người chụp: Trịnh Xuân Thành

Hình 3.8. Quần xã rừng thứ sinh thƣờng xanh nhiệt đới gió mùa cây lá rộng

2. Quần xã tre nứa thứ sinh hoặc hỗn giao với cây lá rộng ƣu thế Nứa

Neohouzeaua dullooa (Gamble) A. Camus.; Giang Dendrocalamus patellaris

Gamble.; ...

3. Quần xã cây bụi thứ sinh thƣờng xanh cây lá rộng ƣu thế Găng Randia spinosa (Thunb.) Poir.; Thàu táu Aporosa sphaerosperma Gagn.; Đỏ ngọn

Cratoxylon pruniflorum Kurz. ; Hoắc quang Wendlandia paniculata (Roxb.) DC.;

Ba chạc Euodia lepta (Spreng.) Merr. ; Lấu đỏ Psychotria rubra (Lour.) Poir.;Cơm nguội Ardisia helferiana Kurz.; Bục bạc Mallotus paniculatus (Lamk.) Muell. -

Tọa độ: N: 210 23 191 E: 1050 42 764 Độ cao: 103 m Người chụp: Trịnh Xuân Thành

Hình 3.9. Quần xã cây bụi thứ sinh thƣờng xanh cây lá rộng

4. Quần xã cỏ thứ sinh cao trung bình có cây bụi hoặc không ƣu thế Lau

Saccharum arundinaceum Retz.; Cỏ tranh Imperata cylindrica (L.) Beauv. ; Lách

Saccharum spontaneum L.; Chít đót Thysanolaena maxima (Roxb.) Kuntze. ; Cỏ

Lào Chronolaena odorata L., ...

5. Trảng cỏ thấp thứ sinh chịu hạn ƣu thế Cỏ may Chrysopogon aciculatus

(Retz.)Trin.; Cỏ gà Cynodon dactylon (L.) Pers.; ngồi ra cịn có: Sài đất Wedelia chinesis (Osbeck) Merr.; Trinh nữ Mimosa pudica L.; …

II. Quần hệ thực vật thủy sinh nước ngọt

Các quần xã thủy sinh sống chìm và trơi nổi ƣu thế Rau mƣơng Ludwigia hyssopifolia (G.Don) Exell. ; Rau dừa nƣớc Ludwigia adscendens (L.) Hara. ; Rong

trứng vàng Utricularia aurea Lour.; Rong đi chó Hydrilla verticillata (L.f.) Royle.; ...

Tọa độ: N 210 23’ 252 E 1050 42’ 771 Độ cao 118 m. Người chụp: Trịnh Xuân Thành Hình 3.10. Thảm thực vật thủy sinh nƣớc ngọt B. THẢM THỰC VẬT NHÂN TẠO

Trong khu vực nghiên cứu có thể ghi nhận 6 quần xã đơn loài (quần hợp nhân tác) và đa lồi thuộc hai nhóm sinh trƣởng cây hàng năm và cây lâu năm. Sau đây là phân loại chi tiết các quần xã này:

1. Quần hợp Lúa nƣớc Oryza sativa L.

Đƣợc canh tác chuyên canh và thâm canh trên đất phù sa bồi tụ, chủ yếu trên các diện tích ven suối. Phần lớn diện tích trồng hai vụ lúa, những diện tích chƣa chủ động đƣợc tƣới tiêu nƣớc thì lúa đƣợc trồng xen canh với rau màu vào mùa ít mƣa. Cây trồng chính gồm nhiều giống, chủng lúa của loài Oryza sativa L., năng suất chất lƣợng phụ thuộc nhiều vào chế độ canh tác, đặc biệt là hệ thống thủy lợi.

2. Các quần xã cây trồng cạn hàng năm: Ngô Zea mays L.; Khoai lang

Ipomoea batatas (L.) Poir. in Lamk.; Khoai tây Solanum tuberosum L., Sắn

Manihot esculenta Crantz., cây rau màu, cây cơng nghiệp ngắn ngày khác. Diện tích

Tọa độ: N: 21023’411 E: 105042’784 Độ cao: 55 m Người chụp: Trịnh Xuân Thành

Hình 3.11. Nƣơng rẫy trồng Sắn Manihot esculenta Crantz.

3. Quần xã cây trồng quanh khu dân cƣ: Xoan Melia azedarach L.; Cam Citrus sinensis (L.) Osb.; Chanh Citrus aurantifolia (Christm. & Panzer) Swingle.,

Nhãn Dimocarpus longan Lour.; Đu Đủ Carica papaya L.; Chuối Musa

paradisiaca L., …cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây cho công dụng khác…

4. Rừng trồng: Quần xã cây lá rộng Keo lá tràm Acacia auriculaeformis

A.Cunn. ex Benth., Keo tai tƣợng Acacia magnum Willd., Bạch đàn các loại

Eucalyptus spp,…

Xét về giá trị kinh tế và về sinh thái mơi trƣờng, tập đồn cây trồng này chƣa đáp ứng đƣợc mục đích và hiệu quả sử dụng. Một số trong các loài trên lại là những loài ngoại nhập có biên độ sinh thái rộng, khả năng xâm nhập mạnh mẽ. Sự có mặt của chúng làm mờ nhạt, thậm chí phá vỡ các diện mạo độc đáo, đặc trƣng của thảm thực vật bản địa, tài nguyên và sinh thái bị suy giảm, môi trƣờng bị biến đổi theo hƣớng không phù hợp với quy luật vốn có.

Tọa độ: N 210 23’ 122 E 1050 42’ 763 Độ cao: 117 m. Người chụp: Trịnh Xuân Thành Hình 3.12. Quần xã rừng trồng bạch đàn các loại

5. Rừng trồng: Quần hợp Thông đuôi ngựa Pinus massoniana Lamb.

Quần xã này đƣợc trồng rải rác trên vùng đồi thấp của Trạm chiếm khoảng 11,2 %, các vùng này có độ cao từ 50 - 200 m. Rừng chỉ có một tầng cây.

6. Cây lâu năm tập trung: Chè Camellia sinensis (L.) Kuntze.

Trong vùng nghiên cứu, tỷ lệ diện tích trồng chè chỉ chiếm khoảng 0,29% là diện tích canh tác xâm canh của một số hộ gia đình hiện nay đã đƣợc di chuyển ra khỏi khu vực. Trên diện tích này Trạm đã quy hoạch và đƣa một số loài cây bản địa vào trồng phục vụ nghiên cứu.

Tọa độ: N 210 23’ 320 E 1050 43’ 120 Độ cao: 150 m. Người chụp: Trịnh Xuân Thành

Hình 3.13. Quần xã cây lâu năm tập trung

Từ kết quả phân loại các kiểu quần xã của hai kiểu hình thảm thực vật, dựa trên phƣơng pháp thành lập bản đồ thảm thực vật nhƣ đã trình bày ở phần phƣơng pháp nghiên cứu chúng tôi tiến hành xây dựng bản đồ thảm thực vật của khu vực trạm ĐDSH Mê Linh và thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bản đồ thảm thực vật khu vực nghiên cứu lần đầu tiên đã phản ánh đƣợc một cách toàn diện hệ thống cấu trúc các quần xã thực vật phân hóa đa dạng theo các điều kiện mơi trƣờng. Theo nội dung bản đồ diện tích rừng rậm thƣờng xanh nhiệt đới gió mùa bao trùm gần khắp khu vực và là trạng thái phục hồi tốt nhất để trở lại kiểu thảm thực vật nguyên sinh vốn có. Quần xã này cũng chứa đựng hầu hết các lồi thực vật có giá trị sử dụng, các loài thực vật quý hiếm và nguồn tài nguyên thực vật quý giá. Đây là diện tích cần đƣợc bảo tồn. Các quần xã cây bụi, cỏ là những quần xã thứ sinh tạm thời chiếm diện tích nhỏ trong khu vực nghiên cứu. Những quần xã này phản ánh tác động của con ngƣời trong khu vực đang giảm dần đi. Đối với những quần xã cây bụi, cỏ ở trạng thái thấp nhất trong loạt diễn thế thứ sinh phục hồi cần đƣợc nghiên cứu các giải pháp phục hồi hợp lý.

3.3. Định hƣớng bảo tồn và sử dụng hợp lý đa dạng sinh học khu vực trạm ĐDSH Mê Linh ĐDSH Mê Linh

3.3.1. Định hướng chung

Lợi ích từ tài nguyên thực vật ở Trạm ĐDSH Mê Linh đã thể hiện tiềm năng to lớn và lâu dài của khu vực này. Vì vậy cần thiết phải tiến hành các giải pháp bảo tồn nhằm hạn chế những nguyên nhân làm giảm đa dạng sinh học tài nguyên thực vật nơi đây.

Hiện tại, nhận thức của ngƣời dân về bảo vệ tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học và mơi trƣờng sinh thái cịn nhiều hạn chế. Do vậy để phát triển bền vững tài nguyên rừng, thì sự tham gia của ngƣời dân là hết sức quan trọng, nhất là đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Công tác giáo dục tuyên truyền để cộng đồng dân cƣ hiểu đƣợc giá trị tài nguyên môi trƣờng là hết sức cần thiết.

Thứ nữa, cần phải phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho cộng đồng là định hƣớng tiếp theo: đa số ngƣời dân tại khu vực nghiên cứu đều có thu nhập thấp. Đời sống phụ thuộc rất lớn vào khai thác rừng, do vậy các hoạt động chính cần tiến hành là:

+ Triển khai xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp thôn xã theo hƣớng quản lý bền vững, trong đó đặc biệt chú trọng sự tham gia của ngƣời dân trong quá trình

làm quy hoạch. Đẩy mạnh và hoàn thiện công tác giao đất lâm nghiệp và khoán quản lý bảo vệ rừng cho các hộ gia đình đối với phần diện tích đất rừng xung quanh khu vực Trạm, tăng cƣờng đầu tƣ và khuyến khích ngƣời dân trồng cây gây rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng.

+ Lựa chọn các mơ hình canh tác cho năng suất, hiệu quả cao và bền vững cho các hộ gia đình biết và học tập. Đồng thời nghiên cứu phát triển, gây trồng một số loài cây phù hợp với điều kiện tự nhiên và trồng cây đặc sản của địa phƣơng nhƣ cây dƣợc liệu, cây ăn quả, các loại hoa…

+ Tăng cƣờng các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm. Phổ cập hƣớng dẫn kỹ thuật canh tác mới và bồi dƣỡng kiến thức về thị trƣờng và quản lý kinh tế hộ cho nông dân.

+ Hƣớng dẫn ngƣời dân các phƣơng pháp sử dụng tiết kiệm tài nguyên rừng nhƣ đun bếp cải tiến, làm nhà tiết kiệm gỗ…

- Tăng cƣờng công tác quản lý bảo vệ, ổn định dân số:

+ Tăng cƣờng thêm nhân lực làm công tác bảo vệ rừng, ngăn chặn hoạt động khai thác trái phép tài nguyên thực vật trong phạm vi quản lý.

+ Mở rộng việc khoán quản lý bảo vệ rừng cho các cộng đồng thơn bản hoặc các hộ gia đình.

Bên cạnh đó, cần tăng cƣờng các hoạt động nghiên cứu, điều tra giám sát và bảo tồn ĐDSH nói chung, đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc nói riêng: Do phá rừng làm nƣơng rẫy, do sức ép của hoạt động khai thác lâm sản và chƣa nâng cao hiệu lực quản lý nên nguồn tài ngun rừng nói chung và nhiều lồi cây thuốc quý hiếm đang có chịu nhiều tác động xấu. Việc xây dựng và phát triển vƣờn thực vật là rất cần thiết vì khơng những nó góp phần bảo tồn nguồn gen thực vật quý hiếm bản địa mà còn là địa điểm thực hiện giáo dục môi trƣờng và tham quan du lịch.

+ Mở rộng diện tích và số lƣợng những cây mà bƣớc đầu đã cho thấy là thích nghi với điều kiện sinh thái ở đây.

+ Tiếp tục thuần hố một số cây có ích từ vùng sinh thái khác về vƣờn cây thuốc của Trạm ĐDSH Mê Linh.

+ Nghiên cứu khả năng tái sinh tự nhiên những lồi trƣớc đây đã có nhƣng do khai thác quá mức đã trở nên cạn kiệt, cịn lại khơng đáng kể.

+ Nghiên cứu khả năng tái sinh bằng phƣơng pháp sinh sản sinh dƣỡng và hữu tính của một số lồi cây có trong vƣờn cầy thuốc làm cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và phát triển chúng trong giai đoạn tới.

3.3.2. Một số giải pháp cụ thể

Đối với khu vườn cây thuốc, vườn Lan:

Tiếp tục sƣu tầm từ các vùng khác nhau trong cả nƣớc (kể cả nhập từ nƣớc ngồi) các lồi cây thuốc để thuần hố, gây trồng bảo tồn nguồn gen, kết hợp các nghiên cứu về sinh học, sinh thái học nhằm phát triển chúng phục vụ các nhu cầu sản xuất, đời sống. Trong tiểu khu sẽ phân ra 2 vƣờn sau:

+ Vƣờn nhân tạo (bao gồm cả bể cát ƣơm cây) để trồng, bảo quản các loài cây theo hệ thống các bộ sƣu tập trong điều kiện cần phải đƣợc chăm sóc chủ động của con ngƣời. Vƣờn có hệ thống tƣới, che mƣa, che nắng thích hợp đối với từng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng sinh học thực vật khu vực trạm nghiên cứu đa dạng sinh học mê linh làm cơ sở khoa học cho bảo tồn và sử dụng hợp lý 002 (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)