Tỷ lệ % mƣời họ giàu loài nhất Mê Linh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng sinh học thực vật khu vực trạm nghiên cứu đa dạng sinh học mê linh làm cơ sở khoa học cho bảo tồn và sử dụng hợp lý 002 (Trang 44 - 46)

TT Tên khoa học Tên Việt Nam Số loài Tỷ lệ %

1 Euphorbiaceae Họ Thầu dầu 69 5,31

2 Rubiaceae Họ Cà phê 66 5,08 3 Orchidaceae Họ Lan 49 3,77 4 Fabaceae Họ Đậu 43 3,31 5 Cyperaceae Họ Cói 37 2,85 6 Asteraceae Họ Cúc 34 2,62 7 Moraceae Họ Dâu tằm 32 2,46

8 Poaceae Họ Hòa thảo 30 2,31

9 Lauraceae Họ Long não 27 2,08

10 Myrsinaceae Họ Đơn nem 25 1,92

10 họ đa dạng nhất (5,81% tổng số họ) 412 31,72

Qua bảng 3.4 chúng tôi nhận thấy, đối với hệ thực vật Mê Linh tổng số loài trong 10 họ giàu loài nhất (chiếm 5,81% tổng số họ) là 412 loài chiếm 31,72% tổng số loài của tồn hệ. Họ có số lƣợng lồi đơng đảo nhất thuộc về họ Thầu dầu- Euphorbiaceae 69 loài chiếm 5,31% tổng số loài ghi nhận đƣợc; xếp thứ hai là Họ Cà phê-Rubiaceae có 66 lồi chiếm 5,08%; tiếp theo là họ Lan-Orchidaceae với 49 loài, chiếm 3,77%; theo sau Họ Đậu-Fabaceae 43 loài, chiếm 3,31%; Họ Cói- Cyperaceae 37 loài, chiếm 2,85%; Họ Cúc-Asteraceae 34 loài, chiếm 2,62%; Họ Dâu tằm-Moraceae 32 loài, chiếm 2,46%; Họ Hòa thảo-Poaceae 30 loài, chiếm 2,31%; Họ Long não-Lauraceae 27 loài, chiếm 2,08% và cuối cùng thuộc về Họ Đơn nem-Myrsinaceae 25 loài, chiếm 1,92%.

Khi so sánh với hệ thực vật Việt Nam (số liệu bảng 3.3 [9]) thì tỷ trọng trên có sự thay đổi. Chỉ có 8 trong số 10 họ trùng nhau (Hòa thảo-Poaceae, Đậu - Fabaceae, Cà Phê-Rubiaceae, Thầu dầu-Euphorbiaceae, Long não-Lauraceae, Cúc-Asteraceae, Cói-Cyperaceae, Lan-Orchidaceae) 2 họ khơng trùng là họ Dâu tằm-Moraceae và họ Đơn nem-Myrsinaceae. Nếu xét tỷ trọng 10 họ giàu loài kể trên, trong hệ thực vật Việt Nam chúng chiếm khoảng 37,9% tổng số loài đã biết của hệ thực vật. Sự khác biệt nhỏ này phản ánh sự khác nhau về kích thƣớc hệ thực vật, nhƣng các số liệu của cả hai hệ thực vật trên chứng tỏ chúng đều là những hệ thực vật nhiệt đới đa dạng và cấu thành các hệ sinh thái rừng nguyên sinh nhiệt đới ít bị tác động.

Đây cũng là nhận định của Tolmachop A. L. (1974) (ghi theo Lê Trần Chấn, 1999) [9] khi nghiên cứu tính đa dạng rừng nhiệt đới và chỉ ra rằng thành phần loài thực vật rất đa dạng, đƣợc thể hiện ở chỗ rất ít họ có số lƣợng lồi chiếm 10% tổng số loài trong hệ thực vật và tổng tỷ lệ phần trăm 10 họ có số lồi lớn nhất chỉ đạt 40-50% tổng số loài.

Từ bảng trên, theo công thức đánh giá mức độ đa dạng của Tolmachov: 10 họ giàu nhất có 412 lồi, chiếm 31,72% so với tổng số loài ghi nhận đƣợc, tức tỉ lệ cần so sánh P = 31,72% < 50%, kết luận: khu vực điều tra có sự đa dạng về họ các loài cây.

3.1.4. Đa dạng ở mức độ chi

Mặt khác, để đánh giá đầy đủ tính đa dạng về các bậc taxon trong hệ thực vật của khu vực, chúng tơi cịn căn cứ vào chỉ số đa dạng ở cấp độ chi. Tiến hành thống kê 10 chi đa dạng nhất về số lồi, chúng tơi có bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính đa dạng sinh học thực vật khu vực trạm nghiên cứu đa dạng sinh học mê linh làm cơ sở khoa học cho bảo tồn và sử dụng hợp lý 002 (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)