Phân tích những vấn đề tồn tại trong việc lập quy hoạch sử dụng đất gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quy hoạch sử dụng đất huyện phú xuyên, thành phố hà nội giai đoạn 2011 2020 (Trang 96 - 100)

HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2011-2020; VIỆC THỰC HIỆN QUY HOẠCH 4 NĂM ĐẦU KỲ

Khi xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất của một đơn vị hành chính cho một giai đoạn nhất định (thường trong vòng 10 năm), ngồi việc phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, thực trạng phát triển kinh tế – xã hội, tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất…cần phải nghiên cứu, phân tích thực trạng biến động sử dụng đất giai đoạn trong vòng 5 đến 10 năm; đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hoặc đánh giá các chỉ tiêu quy hoạch, các vấn đề cịn tồn tại để tìm ra các ngun nhân và xu thế biến động đất đai, những vấn đề tồn tại trong sử dụng đất. Từ đó có giải pháp đúng đắn, tăng tính khả thi của phương án quy hoạch hoặc có điều chỉnh kịp thời trong q trình thực hiện quy hoạch.

Phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Phú Xuyên đến năm 2020, đã được xây dựng theo đúng quy trình quy phạm của Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT, ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 đã khai thác tối đa tiềm năng đất đai (biến động sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 tăn gấp 3 đến 4 lần biến động sử dụng đất giai đoạn 2000-2010).

Phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Phú Xuyên, bên cạnh những kết quả đạt được như được xây dựng trên cơ sở khai thác tối đa tiềm năng đất đai. Tuy nhiên phương án quy hoạch sử dụng đất còn tồn tại một số vấn đề bất cập, thể hiện ở các khía cạnh sau:

2.6.1 Những vấn đề bất cập về chỉ tiêu quy hoạch

- Chỉ tiêu thống kê đất đai: Hệ thống chỉ tiêu thống kê đất đai qua các thời kỳ luôn có sự thay đổi, dẫn đến những khó khăn trong quá trình đánh giá quy hoạch và việc thực hiện quy hoạch khi phải bóc tách riêng các loại đất.

- Chỉ tiêu đất nuôi trồng thủy sản năm 2015 thấp hơn so với nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi thực tế tại địa phương, cần bám sát quy hoạch sử dụng đất nuôi trồng thủy sản của thành phố và huyện và nhu cầu thực tế tại địa phương.

- Chỉ tiêu đất quốc phòng, an ninh cần bám sát quy hoạch sử dụng đất quốc phòng an ninh do Bộ Quốc phòng lập và được Chính phủ phê duyệt.

- Thiếu tính khả thi vì nhiều dự báo quỹ đất chưa có cơ sở chắc chắn, nhiều chương trình, dự án kinh tế - xã hội đã xét duyệt nhưng chậm triển khai vì thiếu vốn, cơng nghệ…như các dự án xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao, dự án mở rộng và phát triển làng nghề, ....

- Thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa khoa học, chưa có các biện pháp cụ thể cũng như các chế tài hành chính cần thiết để đảm bảo tính thực thi của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

2.6.2 Những vấn đề bất hợp lý trong quá trình thực hiện quy hoạch

* Đối với đất nông nghiệp: Trong đất sản xuất nơng nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm trong thời gian 4 năm thực hiện (2010-2014) mới chỉ giảm được 60,56 ha so với năm 2010, trong khi đó theo phương án quy hoạch đến năm 2015 diện tích sẽ giảm 511,52 ha. Như vậy, trải qua 4/5 thời gian thực hiện diện tích mới đạt 11,8% so với chỉ tiêu đề ra.

Nhìn chung việc sử dụng đất nông nghiệp trong giai đoạn đầu về tổng thể đã giảm theo phương án quy hoạch mặc dù kết quả đạt được so với chỉ tiêu quy hoạch chưa cao. Để cải thiện vấn đề này đòi hỏi chính quyền địa phương cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án của huyện, phương án nào có tính khả thi chưa cao thì cần phải điều chỉnh để người dân yên tâm sản xuất. Đồng thời tìm giải pháp tìm nghề và đào tạo nghề cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp để đảm bảo cuộc sống ổn định và nâng cao đời sống cho người dân.

* Đối với đất phi nơng nghiệp: Diện tích đất phi nơng nghiệp năm 2014 nhìn chung tất cả các chỉ tiêu đất phi nông nghiệp cũng đã tăng theo phương án dự báo

quỹ đất. Tuy nhiên sau 4 năm thực hiện diện tích đất phi nơng nghiệp tăng khơng đáng kể so với phương án quy hoạch.

* Đối với đất chưa sử dụng: phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 đã khai thác được 10,12 ha đất bằng chưa sử dụng để chuyển sang các loại đất khác. Tuy nhiên 4 năm thực hiện mới chỉ khai thác được 0,4 ha đất chưa sử dung.

Tóm lại trong thời gian đẩu tổ chức thực hiện phương án quy hoạch được duyệt còn nhiều hạn chế bất cập cần khắc phục, có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế này, theo luận văn thì tập trung ở một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất: Thời gian xây dựng phương án quy hoạch tương đối muộn làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện phương án trong giai đoạn đầu.

Thứ hai: Phương án quy hoạch sử dụng đất cịn thiếu dự báo có tính khả thi, nhiều chỉ tiêu dự báo trong phương án quy hoạch mang tính chung chung khơng chỉ rõ hạng mục cơng trình cụ thể gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện.

Thứ ba: Việc tổ chức thực hiện phương án của chính quyền địa phương mặc dù có cố gắng song còn nhiều bất cập. Nhận thức của các cấp lãnh đạo cũng như đội ngũ cán bộ chuyên môn về việc thực hiện phương án quy hoạch chưa cao.

Thứ tư: Việc quy hoạch, dự báo, đăng ký nhu cầu sử dụng đất ban đầu của các ngành ở đầu kỳ quy hoạch còn hạn chế. Đa phần, nhu cầu sử dụng đất của các ngành đuổi theo sự thay đổi của cơ cấu kinh tế, gần như khơng có dự báo trước.

Thứ năm: Công tác giám sát, quản lý việc tổ chức thực hiện phương án quy hoạch bị bng lỏng, có khi chồng chéo giữa các ngành với chính quyền các địa phương.

Thứ sáu: Công tác bồi thường GPMB gặp nhiều khó khăn, do đơn giá bồi thường thấp, lao động sau khi bị thu hồi đất chưa có giải pháp cụ thể để bố trí giải quyết công ăn việc làm kịp thời.

2.6.3 Những vấn đề còn tồn tại

- Phương án quy hoạch sử dụng đất của một huyện thường được xây dựng trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện đó. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội luôn biến động do chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố chủ quan và khách quan, kéo theo sự thay đổi về chỉ tiêu đất đai, dẫn đến sự biến

động của phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Năm 2013 phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Phú Xuyên đến năm 2020 mới được xây dựng và đến đầu năm 2014 mới được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Khi xây dựng phân kỳ quy hoạch, phương án quy hoạch đã khơng xem xét tình hình thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất 3 năm đầu. Do đó làm giảm tính khả thi của phương án quy hoạch.

- Nguồn vốn đầu tư cho các dự án: Ở một số địa phương, việc thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng ln gặp khó khăn do khơng chủ động được vốn đầu tư, đã làm cho kế hoạch đề ra bị xáo trộn, chậm tiến độ thực hiện và khối lượng cơng việc.

- Trong q trình thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất 4 năm (2010- 2014) đã phát sinh nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong huyện có nhu cầu sử dụng đất để nuôi trồng thủy sản, phát triển công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, thương mại và dịch vụ… nhưng không đăng ký nhu cầu sử dụng đất khi huyện xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm và 5 năm, vì vậy khơng có trong các hạng mục cơng trình sử dụng đất trong kỳ kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Do đó khi đánh giá biến động sử dụng đất, có một số chỉ tiêu đã tăng (giảm) ngược so với chỉ tiêu quy hoạch.

- Thời gian các tổ chức kinh tế lập dự án đầu tư và lập hồ sơ đất đai thực hiện chậm đã làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Một số hạng mục cơng trình đã có trong chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất hàng năm nhưng cơ quan chủ đầu tư chưa lập xong dự án và hồ sơ đất đai, vì vậy trong năm đó khơng thực hiện được chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt và phải chuyển sang năm sau.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN PHÚ XUYÊN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quy hoạch sử dụng đất huyện phú xuyên, thành phố hà nội giai đoạn 2011 2020 (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)