Định hƣớng phát triển kinh tế xã hội của huyện Phú Xuyên đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quy hoạch sử dụng đất huyện phú xuyên, thành phố hà nội giai đoạn 2011 2020 (Trang 100 - 102)

XUYÊN ĐẾN NĂM 2020

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Xuyên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội; Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050; đảm bảo thống nhất với quy hoạch các ngành, lĩnh vực. Liên kết tác động qua lại với các quận, huyện khác trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Nam Thủ đô nhằm phát huy lợi thế của huyện. Xây dựng huyện Phú Xuyên mạnh về kinh tế, ổn định về chính trị, bền vững về môi trường. Đặc biệt huyện Phú Xuyên đến năm 2030 sẽ trở thành một trong 5 đô thị vệ tinh nông nghiệp của thành phố mang tính chất dịch vụ, du lịch và cơng nghiệp chế biến. Chính vì vậy, đây là giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đơ thị hóa phát triển với tốc độ nhanh và có thể đem lại bước nhảy vượt bậc trên địa bàn huyện. Điều này gây áp lực ngày càng lớn đối với đất đai, đòi hòi quản lý đất đai tiết kiệm và hiệu quả hơn thông qua công tác quy hoạch sử dụng đất, góp phần thúc đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đạt được mục tiêu chiến lược kinh tế xã hội đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030, 2050, đó là:

- Phấn đấu đến năm 2020 xây dựng huyện Phú Xuyên có cơ cấu kinh tế: Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng là chủ yếu, lấy Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là chủ lực của ngành kinh tế, thương mại – dịch vụ và sản xuất nông nghiệp là nền tảng phát triển; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và hiện đại.

- Đến năm 2030, Phú Xuyên trở thành đô thị công nghiệp, sinh thái, đầu mối giao thơng, trung chuyển hàng hóa; đơ thị vệ tinh cửa ngõ phía Nam của Thủ đơ, đầu mối của các hành lang giao thông quốc gia. Phát triển các khi công nghiệp chế biến hỗ trợ vùng nơng nghiệp phía Nam Hà Nội. Trung tâm tổng hợp cửa ngõ phía Nam về dịch vụ y tế, đào tạo và công nghiệp.

3.1.1. Mục tiêu phát triển về kinh tế.

- Về tốc độ tăng trưởng: giai đoạn 2011 - 2015 đạt 11,25%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 11,3%/năm.

- Mức thu nhập bình quân đầu người đạt trên 21 triệu đồng năm 2015, trên 53,5 triệu đồng vào năm 2020.

Cơ cấu kinh tế: Năm 2015: Công nghiệp - xây dựng 47,0%; Thương mại - dịch vụ 30,6% và nông nghiệp khoảng 22,4%. Năm 2020: Công nghiệp - xây dựng 51,1%; Thương mại - dịch vụ 31,3% và nông nghiệp 17,6%,

3.1.2. Mục tiêu phát triển về xã hội.

- Đến năm 2015 có trên 40% số xã, năm 2020 có trên 70% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

- Hạn chế tốc độ tăng dân số, duy trì tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân hàng năm dưới 1% trong cả thời kỳ từ nay đến năm 2020.

- Mỗi năm giải quyết việc làm cho 3- 4 nghìn lao động.

- Nâng cao chất lượng giáo dục, duy trì kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở hoàn thành phổ cập bậc trung học. Đến năm 2020 có 100% trường đạt chuẩn quốc gia.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm trên 2%.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 70% vào năm 2020.

- Phấn đấu đến năm 2015 có: 90% số làng, 95% số hộ trở lên và trên 50% cơ quan đạt tiêu chí văn hóa. Đến năm 2020 có 95% số làng, 95% số hộ và trên 80% đơn vị đạt tiêu chí văn hóa.

3.1.3. Mục tiêu bảo vệ môi trƣờng.

Mục tiêu đến năm 2015: Môi trường được giữ vững, khơng cịn tình trạng ơ nhiễm ở các làng nghề, có 100% dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó 60% số dân được sử dụng nước sạch, có 100% số xã thành lập tổ thu gom rác và 60% rác thải sinh hoạt được xử lý theo quy trình hợp vệ sinh có kiểm sốt, có trên 30% số làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng được xử lý chất thải.

Mục tiêu đến năm 2020: 100% số hộ được sử dụng nước sạch (theo tiêu chuẩn kỹ quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt theo tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (QCVN 02: 2009/Bộ Y tế ban hành ngày 17/6/2009);

100% số cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường, tỷ lệ xã, thị trấn được xử lý rác thải sinh hoạt đạt từ 80% trở lên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quy hoạch sử dụng đất huyện phú xuyên, thành phố hà nội giai đoạn 2011 2020 (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)