Đặc điểm kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quy hoạch sử dụng đất huyện phú xuyên, thành phố hà nội giai đoạn 2011 2020 (Trang 36 - 47)

2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội

2.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội

a. Tình hình phát triển kinh tế -xã hội huyện Phú Xuyên

* Tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện giai đoạn 2000-2010 đạt 10,55%/năm (trong đó giai đoạn 2000- 2005 tăng 10,93%/năm và giai đoạn 2006-2010 tăng 10,17%/năm). Trong giai đoạn này nông nghiệp tăng 4,96%/năm; công nghiệp-xây dựng tăng 12,48%/năm và thương mại-dịch vụ tăng 13,36%/năm.

Cơ cấu giá trị sản xuất chuyển dịch theo hướng tích cực, cụ thể năm 2010 [15]:

- Nông nghiệp chiếm 29,17% giảm so với năm 2000 là 21,26 %.

- Công nghiệp-xây dựng chiếm 41,27%, tăng so với năm 2000 là 15,13%. - Thương mại dịch vụ chiếm 29,56%, tăng so với năm 2000 là 6,13%..

* Ngành sản xuất công nghiệp-TTCN và xây dựng:

Giá trị sản xuất công nghiệp- TTCN và xây dựng năm 2010 [15] đạt 1211,8 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006- 2010 là 12,02%. Trong đó:

- CN-TTCN tăng bình qn 7,65%/năm giai đoạn 2006 - 2010

Bảng 2.1. Kết quả sản xuất công nghiệp, TTCN và xây dựng (giá CĐ 94) ĐVT: tỷ đồng; % TT Chỉ tiêu 2000 2005 2010 Tốc độ tăng BQ (%) 2000- 2006- 2000- 2005 2010 2010 1 GTSX CN-TCN -XDCB 282,0 667,6 1211,9 18,8 12,0 15,7 1.1 GTSX CN - TTCN 229,3 561,0 851,3 19,6 7,7 14,0

- Công nghiệp Trung ương 52,8 229,9 188,6 Cơ cấu trong CN - TTCN 19,2 41,0 22,2 - Cơng nghiệp ĐP

(QD+ngồi QD) 176,5 331,1 662,7 Cơ cấu trong CN - TTCN 80,8 59,0 77,8

1.2 GTSX xây dựng cơ bản 52,8 106,6 360,6 15,1 29,3 21,2 1.3 Giá trị hàng CN-TCN xuất khẩu 15,0 45,0 79,0

2 Giá trị tăng thêm CN - XD 111,7 274,4 493,9 19,7 11,8 16,0

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Xuyên các năm: 2000, 2005, 2006, 2010

Cơng nghiệp Trung ương: Hiện có 5 Cơng ty, nhà máy Trung ương đóng trên địa bàn huyện và đến nay các doanh nghiệp trên đã cổ phần hố xong là: Cơng ty đường Vạn Điểm, Công ty cổ phần giấy Vạn Điểm, Công ty Cổ phần thiết bị thực phẩm, công ty cổ phần gốm xây dựng, đồ gỗ Mỹ Hà.

Doanh nghiệp công nghiệp - TTCN xây dựng và thương mại địa phương: đến hết năm 2010 các doanh nghiệp, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn được cấp phép kinh doanh trên địa bàn huyện là 89 Cơng ty. Có 3 Hợp tác xã TTCN trên địa bàn.

Số hộ sản xuất kinh doanh công nghiệp – TTCN, thương mại dịch vụ trên địa bàn huyện là 13.290 hộ, trong đó có 7.484 hộ nằm trong các làng nghề.

Các doanh nghiệp cơng nghiệp trên địa bàn huyện (điển hình 02 Cơng ty Cổ phần giấy Vạn Điểm và Công ty cổ phần thực phẩm Vạn Điểm) đã áp dụng công nghệ hiện đại sản xuất các mặt hàng mới có sức tiêu thụ mạnh trên thị trường góp phần tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp thời gian qua, thúc đẩy CN - TTCN địa phương phát triển theo hướng đa dạng hố các ngành nghề đổi mới cơng nghệ thay đổi mẫu mã mở rộng sản xuất với mục tiêu: năng suất, chất lượng và hiệu quả.

Trong quá trình phát triển cơng nghiệp - TTCN vẫn còn một số khó khăn như:

- Trình độ quản lý và nghiệp vụ chun mơn nhìn chung cịn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Chưa có cơ chế khuyến khích đầu tư thực sự hấp dẫn cơng tác giải phóng mặt bằng chậm (như Cụm Công nghiệp Phú Xuyên và Đại Xuyên chưa triển khai xây dựng cơ bản do gặp vướng mắc ở khâu giải phóng mặt bằng, các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong các xã nghề chưa quen việc sản xuất tập trung).

- Cơ sở cơng nghiệp cịn nhỏ bé, công nghệ lạc hậu, hiệu quả kinh tế chưa cao, chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường, cơng tác tiếp thị cịn yếu.

- Khó khăn về nguồn vốn, dẫn đến triển khai quy hoạch và xây dựng còn chậm.

* Ngành thương mại, dịch vụ

Giá trị sản xuất thương mại-dịch vụ năm 2010 [15] đạt 483 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm là 13,36% giai đoạn 2006- 2010.

Hoạt động kinh doanh thương mại có bước phát triển và mở rộng ở các khu vực thị trấn và nông thôn. Sức mua ngày càng tăng, nhất là đối với nhóm nơng sản và thực phẩm. Trên địa bàn huyện hiện có 17 chợ phiên tại 16 xã, thị trấn (Hoàng Long, Hồng Minh, Phúc Tiến, thị trấn Phú Xuyên (2 chợ), Phú Túc, Minh Tân, Châu Can, Chuyên Mỹ, Khai Thái, Tân Dân, Văn Nhân, Phú Yên, thị trấn Phú Minh, Bạch Hạ, Quang Lãng, Tri Thủy), cịn 12 xã chưa có chợ phiên mà đang tồn tại chợ tạm, chợ cóc, chợ tự phát.

* Ngành nông nghiệp, thủy sản

Giá trị sản xuất nông nghiệp-thủy sản năm 2010 [15] đạt trên 517 tỷ đồng, tăng bình quân 1,63% giai đoạn 2006-2010 và 4,17% cho cả giai đoạn 2000-2010.

Sản xuất nông nghiệp những năm vừa qua vẫn là định hướng cơ bản phát triển kinh tế chủ yếu của huyện. Năm 2010, giá trị sản xuất nông nghiệp (giá CĐ94) đạt 517,45 tỷ đồng, cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp thể hiện sự tiến bộ, tỷ trọng trồng trọt giảm dần, nâng cao tỷ trọng chăn nuôi (trồng trọt 50,53%, chăn nuôi 30,51%, thủy sản 13,87%, dịch vụ nông – lâm- thuỷ sản 5,08%).

Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu kinh tế ngành nông nghiệp TT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2000 2005 2010 TT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2000 2005 2010 Tốc độ tăng trưởng (%) 2000- 2005 2006 - 2010 2000 - 2010 GTSX (giá CĐ94) Tỷ đồng 343,82 477,27 517,45 6,78 1,63 4,17 1 Trồng trọt Tỷ đồng 182,23 259,69 277,20 7,34 1,31 4,28 2 Chăn nuôi Tỷ đồng 128,75 168,11 147,02 5,48 -2,65 1,34 3 Thuỷ sản Tỷ đồng 14,40 32,01 68,65 17,32 16,48 16,90 4 Dịch vụ N - L - TS Tỷ đồng 10,24 17,26 24,50 11,01 7,25 9,12

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Xuyên các năm 2000, 2005, 2006, 2010 * Ngành trồng trọt.

Tổng diện tích gieo trồng năm 2010 [15] là trên 18.000 ha. Trong trồng trọt, lúa là cây lương thực chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong ngành nông nghiệp, chiếm gần 70% tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt; diện tích canh tác chiếm khoảng 98,71% diện tích đất nơng nghiệp. Năm 2010, năng suất lúa đạt 61,4 tạ/ha, sản lượng lương thực có hạt đạt 110.208 tấn, lương thực có hạt bình qn đầu người 603 kg/năm.

Sản xuất cây công nghiệp hàng năm chủ lực có đậu tương với diện tích gieo trồng lớn nhất là đậu tương vụ đông trên đất lúa. Diện tích gieo trồng đã tăng từ 2219 ha năm 2000 lên 8.669 ha vào năm 2010, năng suất đạt 14,5 - 16 tạ/ha (năm 2010 năng suất đạt tới 16,4 tạ/ha).

Rau, đậu là cây thực phẩm được trồng phổ biến có giá trị kinh tế cao, năng suất tương đối ổn định.

Bảng 2.3. Diện tích, năng suất, sản lƣợng một số loại cây trồng chính huyện Phú Xuyên giai đoạn 2000- 2010

TT Chỉ tiêu ĐVT 2000 2005 2010

1 Cây lúa

- Diện tích ha 18.512,4 17.520,3 17.163,1

- Năng suất tạ/ha 60,9 62,1 61,4

- Sản lượng tấn 112.716,7 108.772,0 105.376,0

2 Cây Ngơ

- Diện tích ha 1.242,3 694,8 845,8

- Năng suất tạ/ha 31,9 49,5 57,1

- Sản lượng tấn 3.959,8 3.440,2 4.832,0

3 Cây lạc

- Diện tích ha 249,2 321,8 62,6

- Năng suất tạ/ha 31,7 29,4 28,3

- Sản lượng tấn 790,2 948,4 177,0

4 Cây đậu tương

- Diện tích ha 2.219,9 7.719,9 86.695,0

- Năng suất tạ/ha 12,3 14,6 16,4

- Sản lượng tấn 2.720,6 11.275,9 14.175,0

5 Khoai lang

- Diện tích ha 492,1 91,3 23,7

- Năng suất tạ/ha 86,0 109,3 132,7

- Sản lượng tấn 4.232,7 999,7 314,5

6 Rau các loại

- Diện tích ha 1.084,3 1.030,7 665,8

- Năng suất tạ/ha 97,7 107,2 116,6

- Sản lượng tấn 10.589,9 11.055,0 7.317,0

* Ngành chăn nuôi.

Giá trị sản xuất chăn nuôi (giá CĐ94) năm 2010 [15] GTSX (CĐ94) đạt khoảng 147 tỷ đồng, tăng trên 13 tỷ so năm 2009.

Chăn nuôi, thủy sản phát triển mạnh, phát huy hiệu quả các diện tích trang trại, một số mơ hình chăn ni thủy sản cho năng suất, giá trị kinh tế cao như nuôi cá rô đồng, ba ba gai, cá trắm đen, cá lóc bơng, cá sấu... đang thu được kết quả bước đầu; Các chỉ tiêu phát triển về đàn trâu, bò, lợn, gia cầm, thủy cầm được duy trì và tăng về số lượng, đặc biệt việc ấp nở con giống ở Phú Yên, Đại Xuyên.... hàng năm đã cung cấp cho thị trường từ 18 đến 20 triệu con/năm.

Thế mạnh của huyện là chăn nuôi lợn, thuỷ cầm, song thời gian qua chưa có bước đột phá nhanh. Tỷ trọng chăn nuôi (gồm cả thuỷ sản) trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp đạt khoảng 44.38% (năm 2000 chỉ tiêu này đạt 41.65%).

Bảng 2.4. Diễn biến ngành chăn nuôi huyện Phú Xuyên giai đoạn 2000 – 2010 giai đoạn 2000 – 2010 TT Chỉ tiêu ĐVT 2000 2005 2010 Tăng trưởng BQ (%) 2000- 2005 2006- 2010 2000- 2010 1 Đàn trâu con 535,0 539,0 449 0,15 -8,33 -4,18 2 Đàn bò con 2.561,0 5.603,0 3.538 16,95 -8,73 3,31 3 Đàn lợn con 89.634,0 94.841,0 64.371 1,14 -7,30 -3,17 4 Đàn gia cầm Tr. Con 885,4 1.109,6 815.514 4,62 -4,02 0,21 1 Thịt hơi tấn 9.230,0 13.904,0 11.263 8,54 -0,50 3,92

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phú Xuyên các năm: 2000, 2005, 2006, 2010

Tổng đàn trâu, đàn lợn, đàn gia cầm tăng trưởng chậm giai đoạn 2000-2005, thậm trí có sự tăng trưởng âm về tổng đàn trong giai đoạn 2006-2010 và giai đoạn 2000-2010. Đàn bị có sự tăng trưởng rất không ổn định về số lượng, giai đoạn 2000-2005 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt cao 16,95%/năm đến giai đoạn 2006- 2010 giảm mạnh và đạt tăng trưởng âm là (-8,73%/năm), bình quân cả giai đoạn 2000-2010 đạt 3,31%/năm.

Trong chăn ni, tuy có sự tăng trưởng âm và chậm về tổng đàn nhưng tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng trưởng khá giai đoạn 2000-2005 và tăng 3,92% cả giai đoạn 2000-2010.

* Ngành nuôi trồng thủy sản

- Tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản: Phú Xuyên là vùng úng trũng của Hà Nội, là một trong những huyện có tiềm năng ni trồng thuỷ sản lớn, với tổng diện tích có khả năng ni trồng thuỷ sản và thuỷ sản kết hợp khoảng 3600 ha.

- Kết quả sản xuất thuỷ sản: Tổng diện tích thuỷ sản năm 2000 tồn huyện là 581 ha. đến năm 2010 tăng lên đạt 801,58 ha (tăng bình qn 9,9%/năm), diện tích ni trồng thuỷ sản tăng thêm chủ yếu là do chuyển đổi ruộng trũng sang nuôi trồng thuỷ sản và nuôi thuỷ sản kết hợp với trồng lúa.

Về sản lượng [15]: năm 2000 đạt 1315,3 tấn thuỷ sản các loại đến năm 2010 đạt 5285 tấn (tăng bình quân 10,6%/năm).

- Trong những năm gần đây được sự chỉ đạo của huyện, của thành phố, một số xã đã chuyển đổi diện tích đất trồng lúa vùng úng trũng (vụ mùa ngập nước) sang canh tác theo phương thức lúa + cá, thuỷ cầm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của việc chuyển đổi đất đai từ sản xuất chuyên lúa sang lúa + cá là đất đai manh mún, đã giao cho hộ nơng dân nên khó khăn trong việc quy hoạch thành vùng và quản lý sản xuất.

b. Dân số và lao động

* Dân số

Dân số trung bình năm 2010 là 182.644 người, trong đó dân số đơ thị 14.728 người, nơng thôn là 167.916 người, mật độ dân số trung bình khoảng 1.066 người/km2 (có xu hướng tăng qua các năm) [15].

Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên không ngừng được giảm xuống do công tác dân số kế hoạch hố gia đình được tồn dân hưởng ứng năm 2000 là 1,07% năm 2010 giảm xuống còn 1,02%.

* Lao động

Theo niên giám thống kê huyện Phú Xuyên năm 2010 [15] tổng số lao động tồn huyện là 98.620 người. Trong đó:

- Lao động nông nghiệp: 38.830 người, chiếm 39,37% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế.

- Lao động công nghiệp - TTCN và xây dựng: 36.435 người chiếm 36,96% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế.

- Lao động làm thương nghiệp dịch vụ: 24.215 người, chiếm 24,55% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế.

Ngoài ra, trong lực lượng lao động nơng nghiệp cịn có khoảng 10 – 15% có tham gia sản xuất tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề trong thời gian nơng nhàn. Tuy nhiên, thời gian tham gia ít nên khơng tính vào lao động CN – TTCN.

- Về chất lượng lao động.

Trình độ lao động của huyện ngày càng được nâng cao, đến năm 2010 toàn huyện có khoảng 15.757 lao động qua đào tạo. So với năm 1999 đạt 203,7%. Trong đó:

+ Trên đại học: 53 lao động, chiếm 0,3% nguồn lao động đã qua đào tạo. So với năm 1999 đạt 530%, tốc độ tăng bình quân mỗi năm 43%.

+ Đại học: 2.649 lao động, chiếm 16,8% nguồn lao động đã qua đào tạo. + Cao đẳng chuyên nghiệp, cao đẳng nghề: 3.872 lao động. chiếm 24,5% nguồn lao động đã qua đào tạo.

+ Còn lại là lao động trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề và sơ cấp nghề chiếm 67,9% nguồn lao động đã qua đào tạo.

* Việc làm và thu nhập

Việc làm: Trong những năm gần đây công tác đào tạo nghề, giải quyết việc

làm, thực hiện chăm lo đến các đối tượng chính sách xã hội; đời sống nông dân từng bước cải thiện; Thực hiện bước đầu có hiệu quả về hỗ trợ đào tạo nghề, xuất khẩu lao động, phát triển thị trường lao động... (thông qua các hoạt động vay vốn với lãi suất thấp từ quỹ quốc gia), giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, giảm dần đến mức thấp nhất số người khơng có việc làm, thiếu việc làm, ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân trong huyện; công tác khuyến nông, khuyến công được quan tâm.

Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề năm 2010 là 12%. Nhiều ngành nghề truyền thống ở nơng thơn với các sản phẩm có giá trị trên thị trường được duy trì, củng cố và phát triển.

Thu nhập: Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 theo giá hiện hành đạt

trên 12triệu đồng/người/năm (chỉ tiêu này năm 2000 mới chỉ đạt 3,35 triệu đồng/người/năm)

c. Thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn

*Thực trạng phát triển đô thị

Hệ thống đơ thị của huyện tính đến thời điểm năm 2010 có 2 thị trấn là Phú xuyên và Phú Minh. Đây là hai trung tâm kinh tế, chính trị và là đầu mối tập trung chỉ đạo thống nhất toàn diện mọi hoạt động của huyện. Năm 2010 tổng diện tích đất đơ thị của huyện là 807,52 ha, dân số 14.728 người, mật độ dân số bình quân 2.700 người/km2. Cơng trình phục vụ cho nhu cầu đô thị đã được xây dựng trước đây bao gồm: các trường trung học cơ sở, trường tiểu học, trường mẫu giáo, trung tâm y tế huyện, trạm y tế, sân vận động, cửa hàng bách hoá, chợ, dịch vụ…

Hệ thống trụ sở cơ quan là cơ cấu xây dựng chủ yếu của thị trấn. Khối công sở của các cơ quan Nhà nước, trụ sở của các tổ chức kinh tế được xây dựng khá hiện đại phù hợp với quy hoạch. Có những tồ nhà cao, tạo dáng hiện đại cho đô thị hầu hết đều kiên cố và vững chắc. Khối nhà dân đa số cũng xây dựng khá kiên cố nhưng cịn tình trạng tự do bao chiếm đất và không gian công cộng, khơng có quy hoạch xây dựng, kiểu dáng nông thôn. Hệ thống giao thông phát triển chưa tương xứng so với yêu cầu. Hệ thống thoát nước chưa đủ năng lực tiêu thoát về mùa mưa. 100% số hộ dân thị trấn sử dụng điện quốc gia tuy nhiên hệ thống này đang bị xuống cấp, mạng cao thế, hạ thế phân bổ thiếu an tồn. Hệ thống điện chiếu sáng đơ thị chưa đồng bộ, mới có ở trục đường chính.Về cơ sở hạ tầng ở thị trấn mới chỉ đáp ứng cho nhu cầu hiện tại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quy hoạch sử dụng đất huyện phú xuyên, thành phố hà nội giai đoạn 2011 2020 (Trang 36 - 47)