1.2. Công tác quản lý, xử lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam và Nghệ An:
1.2.2. Hiện trạng công tác quản lý chất thảiy tế bệnh viện tại tỉnh Nghệ An
phương pháp trên khơng thực hiện được, có thể áp dụng phương pháp đóng gói kín bằng cách cho chất thải vào các thùng, hộp bằng kim loại hoặc nhựa polyethylen có tỷ trọng cao, sau đó thêm các chất cố định (xi măng, vơi cát), để khơ và đóng kín. Sau khi đóng kín có thể thải ra bãi thải.
e. Xử lý và tiêu hủy chất thải phóng xạ: Cơ sở y tế sử dụng chất phóng xạ và dụng cụ thiết bị liên quan đến chất phóng xạ phải tuân theo các quy định hiện hành của pháp luật về an toàn bức xạ.
f. Xử lý và tiêu hủy các bình áp suất có thể áp dụng một trong các phương pháp sau: Trả lại nơi sản xuất; Tái sử dụng; Chơn lấp thơng thường đối với các bình áp suất có thể tích nhỏ. [3]
1.2.1.2. Đối với chất thải rắn thông thường:
a. Tái chế, tái sử dụng:
- Chất thải thông thường được tái chế phải bảo đảm khơng có yếu tố lây nhiễm và các chất hóa học nguy hại gây ảnh hưởng cho sức khỏe.
- Chất thải được phép tái chế, tái sử dụng chỉ cung cấp cho tổ chức cá nhân có giấy phép hoạt động và có chức năng tái chế chất thải.
- Cơ sở y tế giao cho một đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc xử lý chất thải thông thường theo đúng quy định để phục vụ mục đích tái chế, tái sử dụng.
b. Xử lý và tiêu hủy: Chôn lấp tại bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh trên địa bàn. [3]
1.2.2. Hiện trạng công tác quản lý chất thải y tế bệnh viện tại tỉnh Nghệ An An
Các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An phân bổ trên địa bàn rộng, ngoài 16 bệnh viện thuộc địa bàn thành phố Vinh có địa điểm hoạt động gần nhau trong bán kính 10 km, các bệnh viện đa khoa tuyến huyện, bệnh viện đa khoa khu vực và bệnh viện chuyên khoa đều hoạt động rải rác trên địa bàn 20 huyện, thị xã còn lại. Một số
bệnh viện miền núi cách trung tâm hành chính tỉnh trên 200 km, địa hình rừng núi, giao thơng chưa thuận lợi cho việc vận chuyển và xử lý chất thải y tế tập trung hoặc theo cụm bệnh viện.
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện có 41 bệnh viện, 1 Trung tâm Y tế huyện có giường bệnh và 22 phòng KĐKKV. Tổng số giường bệnh từ phòng khám đa khoa trở lên là 7.032 giường, bình quân đạt 23,4 giường bệnh/10.000 dân. Mỗi ngày trên địa bàn tỉnh có khoảng 12 tấn chất thải rắn từ các cơ sở y tế thải ra. Trong đó, chất thải rắn y tế nguy hại khoảng 1,7 tấn (chiếm 14,1%). Đây là một khối lượng chất thải khá lớn, có mức độ nguy hại rất cao, cần được thu gom và xử lý triệt để bằng các biện pháp cơng nghệ thích hợp để tránh gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Lượng chất thải y tế phát sinh trung bình là 1,69 kg/giường bệnh/ngày, trong đó có 0,24 kg/giường bệnh/ngày là chất thải nguy hại. Lượng chất thải y tế nguy hại của các bệnh viện trong tỉnh thay đổi từ 0,03 - 0,5 kg/giường bệnh/ngày tùy từng loại bệnh viện [15].
Chất thải y tế nguy hại phát sinh từ các cơ sở y tế bao gồm: chất thải lây nhiễm (sắc nhọn, không sắc nhọn, lây nhiễm cao, mơ bệnh phẩm); chất thải hóa học thường gặp trong y tế như dược phẩm bị hỏng hoặc quá hạn, hóa chất khử trùng, hóa chất chứa kim loại nặng; và các bình chứa áp suất. Hóa chất gây độc tế bào để hóa trị liệu điều trị ung thư. Tại bệnh viện Hữu nghị đa khoa tỉnh và Bệnh viện Ung bướu, một khối lượng nhỏ chất thải phóng xạ phát sinh từ hoạt động chẩn đốn và điều trị bệnh lý. [12]
Công tác quản lý, xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay cụ thể như sau
1.2.2.1. Đối với chất thải rắn y tế nguy hại:
Hiện nay, tỉnh Nghệ An đang áp dụng đồng thời 2 mơ hình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại sau khi được thu gom, phân loại cho các bệnh viện:
Mơ hình xử lý tại chỗ
- 18 bệnh viện đang có cơng trình xử lý chất thải rắn y tế tại chỗ gồm 08 Lò đốt của các bệnh viện đa khoa: Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Tương Dương, Quỳ Hợp,
Quế Phong, Anh Sơn, thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò (là lị đốt ChuwAstar - Nhật Bản), có cơng suất từ 20 - 30 kg/giờ (do dự án Trái phiếu Chính phủ cung cấp năm 2010); 09 Lị đốt của các bệnh viện đa khoa: Kỳ Sơn, Thanh Chương, Quỳ Châu, Tân Kỳ, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành, Đô Lương và Nam Đàn (là lò đốt VHI 08- Việt Nam) có cơng suất từ 35kg/giờ (do dự án từ nguồn kinh phí sự nghiệp sự nghiệp mơi trường, Sở Y tế là chủ đầu tư năm 2005); 01 hệ thống xử lý chất thải y tế bằng vi sóng tại Bệnh viện Phong và Quỳnh Lập. Hiện 17 lò đốt đang hoạt động nhưng phát sinh nhiều vấn đề như tốn nhiên liệu, nhiệt độ thấp và không đạt tiêu chuẩn khí thải ra mơi trường, hệ thống xử lý chất thải y tế bằng vi sóng của Bệnh viện Phong và Da liễu Quỳnh Lập đang tạm ngừng hoạt động do hỏng hóc.
Bênh cạnh đó, năm 2007 Bệnh viện Lao và bệnh Phổi được lắp đặt lò đốt hiệu VHI - 18B do viện Khoa học Công nghệ và Môi trường sản xuất, công suất 20kg/giờ. Lò đốt hoạt động từ năm 2008 đến nay thiết bị đã xuống cấp, hư hỏng nặng do phải đốt thêm phần rác thải cho một số bệnh viện khác trong tỉnh khi Lò đốt HoVal tại Bệnh viện HNĐK tỉnh hư hỏng bảo dưỡng. Tình trạng mùi khét, khói đen thải ra từ lị đốt gây ơ nhiễm mơi trường xung quanh.
Mơ hình xử lý tập trung hoặc theo cụm : Hiện nay trên địa bàn tình có 01 mơ hình xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung tại lò đốt của Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa (củ), hiện là khu vực được bố trí cho các Bệnh viện Ung bướu, Chấn thương – Chỉnh hình và Trung tâm Huyết học – Truyền máu hoạt động. Cơng trình xử lý chất thải rắn y tế này được sử dụng cho việc xử lý chất thải rắn y tế nguy hại cho các bệnh viện trên địa bàn thành phố Vinh (trừ Bệnh viện Đa khoa thành phố đã có lị đốt riêng). Đây là lò đốt 2 buồng HoVal - Áo, được lắp đặt năm 2001 và đưa vào sử dụng từ năm 2002. Cơng suất của lị là 450 - 500 kg/24giờ. Do phải hoạt động quá tải và thời gian sử dụng đã 10 năm đến nay lò đốt đã xuống cấp, các thiết bị đã bị han gỉ, hỏng thường xuyên phải sửa chữa. Nhiệt độ của buồng đốt chỉ đạt 500 - 600oC. Trong quá trình đốt thải ra khói đen, làm ảnh hưởng đến nhân viên, bệnh nhân và dân cư xung quanh. Một số chỉ tiêu trong khí thải của lị đốt vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải y tế. Lị đốt tiêu thụ nhiều dầu, chi phí xử lý chất thải rất tốn kém.
Nhờ có phối hợp cả 2 mơ hình xử lý, phần lớn lượng chất thải rắn y tế nguy hại được xử lý. Các loại chất thải rắn y tế được thiêu đốt bao gồm các loại chất thải lây nhiễm (sắc nhọn, chất thải dính máu và dịch cơ thể, mơ cơ quan) và một lượng nhỏ hóa chất. Tuy nhiên, tro của lò đốt được coi như chất thải nguy hại nhưng việc tiêu hủy sau cùng loại chất thải này chưa được kiểm sốt. Một số bệnh viện chơn lấp tro trong khuôn viên bệnh viện theo phương thức không an toàn, một số bệnh viện đã xây dựng hầm chứa có mái che cho tro xỉ này. Bên cạnh đó, việc vận chuyển chất thải rắn y tế nguy hại từ các bệnh viện đến điểm xử lý chất thải y tế theo cụm cịn vướng mắc, khó khăn do thiếu trang thiết bị vận chuyển chuyên dụng theo quy định tại Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.
Các chất thải được phép tái chế như nhựa không lây nhiễm hay nhựa được khử trùng cho hết lây nhiễm thường được các cơ sở y tế bán cho cơ sở thu mua tái chế. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Nghệ An chưa có cơ sở thu mua tái chế có tư cách pháp nhân như quy định. [14]
1.2.2.2. Đối với chất thải rắn thông thường:
Trên địa bàn tỉnh Nghệ An, các Công ty vệ sinh Môi trường đô thị chịu trách nhiệm vận chuyển chất thải thông thường từ các cơ sở y tế đi tiêu hủy và có đăng ký, giấy phép hành nghề, có phương tiện vận chuyển chuyên dụng, đúng quy cách. Tại một số địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, chất thải rắn thông thường được xử lý tại chỗ.
Tồn tỉnh Nghệ An hiện có 1 khu liên hợp xử lý chất thải rắn tại xã Nghi Yên, huyện Nghi Lộc phục vụ việc thu gom, xử lý chất thải rắn thông thường của thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, các huyện Nghi Lộc, Diễn Châu và 18 bãi rác của các huyện. Hiện tại, phần lớn bãi rác trên địa bàn tỉnh chỉ là những bãi chứa rác, rác thải được xử lý đơn giản bằng cách phun hóa chất giảm thiểu mùi hôi và đốt tự nhiên. Cách xử lý này không đủ đảm bảo chất vệ sinh môi trường trong khu vực bãi, gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí khu vực xung quanh và phát sinh nhiều vi trùng gây bệnh. [15]