Phương pháp nghiên cứu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý chất thải rắn y tế tại một số bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 36)

2.3.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp số liệu:

Thu thập, kế thừa để tổng hợp thông tin và số liệu liên quan từ: Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ của các bệnh viện là đối tượng điều tra; Báo cáo tình hình quản lý tại các phịng ban chuyên môn liên quan tại Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An, UBND cấp huyện; Các tài liệu học thuật đã được công bố và tin bài đã đăng trên các phương tiện thơng tin đại chúng chính thống.

2.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa, điều tra thu thập thông tin:

Thiết kế câu hỏi, tiến hành điều tra tình hình quản lý, đầu tư hệ thống xử lý chất thải rắn y tế. Thông tin điều tra điều tra sẽ được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp trong quá trình khảo sát thực địa, lồng ghép trong quá trình kiểm tra định kỳ tình hình chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại các bệnh viện.

2.3.3. Tổng hợp, phân tích số liệu:

Số liệu, thơng tin, hình ảnh sau khi thu thập được hệ thống theo bảng biểu thống kê và đánh giá chi tiết. Căn cứ quy định tại Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại và Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế quy định quy chế quản lý chất thải y tế, các tiêu chí đánh giá được được xây dựng, phân loại theo các hoạt động quản lý chất thải của bệnh viện gồm:

2.3.3.1. Công tác phân loại, thu gom:

Nhóm tiêu chí về phân loại chất thải rắn y tế được đánh giá theo mức độ tuân thủ các quy định:

a. Đối với việc phân loại chất thải rắn y tế:

- Người làm phát sinh chất thải phải thực hiện phân loại ngay tại nơi phát sinh chất thải.

- Từng loại chất thải phải đựng trong các túi và thùng có mã màu kèm biểu tượng đúng quy định.

b. Đối với công tác thu gom chất thải rắn y tế: - Nơi đặt thùng đựng chất thải.

Mỗi khoa, phịng phải định rõ vị trí đặt thùng đựng chất thải y tế cho từng loại chất thải, nơi phát sinh chất thải phải có loại thùng thu gom tương ứng.

Nơi đặt thùng đựng chất thải phải có hướng dẫn cách phân loại và thu gom. Sử dụng thùng đựng chất thải theo đúng tiêu chuẩn quy định và phải được vệ sinh hàng ngày.

Túi sạch thu gom chất thải phải ln có sẵn tại nơi chất thải phát sinh để thay thế cho túi cùng loại đã được thu gom chuyển về nơi lưu giữ tạm thời chất thải của cơ sở y tế.

- Mỗi loại chất thải được thu gom vào các dụng cụ thu gom theo mã màu quy định và phải có nhãn hoặc ghi bên ngồi túi nơi phát sinh chất thải.

- Các chất thải y tế nguy hại không được để lẫn trong chất thải thông thường. Nếu vơ tình để lẫn chất thải y tế nguy hại vào chất thải thơng thường thì hỗn hợp chất thải đó phải được xử lý và tiêu hủy như chất thải y tế nguy hại.

- Lượng chất thải chứa trong mỗi túi chỉ đầy tới 3/4 túi, sau đó buộc cổ túi lại. - Tần suất thu gom: Hộ lý hoặc nhân viên được phân công hàng ngày chịu trách nhiệm thu gom các chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường từ nơi chất thải phát sinh về nơi tập trung chất thải của khoa ít nhất 1 lần trong ngày và khi cần.

- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao trước khi thu gom về nơi tập trung chất thải của cơ sở y tế phải được xử lý ban đầu tại nơi phát sinh chất thải.

* Thang điểm đánh giá: - Thang điểm đánh giá:

- Phân loại triệt để tại nguồn, thu gom đúng quy định: 4 điểm - Phân loại triệt để nhưng thu gom chưa đúng quy định: 3 điểm - Phân loại chưa triệt để, thu gom chưa đúng quy định: 2 điểm - Không phân loại, chỉ thu gom về nơi tập kết chung: 1 điểm

2.3.3.2. Công tác vận chuyển:

Nhóm tiêu chí về cơng tác vận chuyển chất thải rắn y tế được đánh giá theo các quy định:

a. Đối với công tác vận chuyển chất thải y tế trong khuôn viên bệnh viện: - Chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường phát sinh tại các khoa/phòng phải được vận chuyển riêng về nơi lưu giữ chất thải của bệnh viện ít nhất một lần một ngày và trong trường hợp cần thiết (phát sinh nhiều đột biến).

- Bệnh viện phải quy định đường vận chuyển và giờ vận chuyển chất thải đảm bảo không vận chuyển chất thải qua các khu vực chăm sóc người bệnh và các khu vực sạch khác.

- Túi chất thải phải buộc kín miệng và được vận chuyển bằng xe chuyên dụng; không được làm rơi, vãi và phát tán mùi hôi trong quá trình vận chuyển.

b. Đối với công tác vận chuyển chất thải rắn y tế ra khỏi bệnh viện: * Thang điểm đánh giá:

- Vận chuyển đúng tần suất quy định, đảm bảo không phát tán chất thải: 4 điểm.

- Vận chuyển chưa đúng tần suất quy định tuy nhiên không phát tán chất thải: 3 điểm.

- Vận chuyển chưa đúng tần suất quy định và gây phát tán chất thải: 2 điểm. - Không vận chuyển về nơi tập kết, để bừa bãi trong khuôn viên: 1 điểm.

2.3.3.3. Cơng tác lưu giữ:

Nhóm tiêu chí về cơng tác lưu giữ chất thải rắn y tế được đánh giá theo các quy định:

a. Chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường phải lưu giữ trong các buồng riêng biệt.

b. Chất thải để tái sử dụng, tái chế phải được lưu giữ riêng.

c. Nơi lưu giữ chất thải tại các cơ sở y tế phải có đủ các điều kiện sau:

- Cách xa nhà ăn, buồng bệnh, lối đi công cộng và khu vực tập trung đông người tối thiểu là 10 mét.

- Có đường để xe chuyên chở chất thải từ bên ngoài đến.

- Nhà lưu giữ chất thải phải có mái che, có hàng rào bảo vệ, có cửa và có khóa. Khơng để súc vật, các lồi gậm nhấm và người khơng có nhiệm vụ tự do xâm nhập.

- Diện tích phù hợp với lượng chất thải phát sinh của cơ sở y tế.

- Có phương tiện rửa tay, phương tiện bảo hộ cho nhân viên, có dụng cụ, hóa chất làm vệ sinh.

- Có hệ thống cống thốt nước, tường và nền chống thấm, thơng khí tốt. - Khuyến khích các cơ sở y tế lưu giữ chất thải trong nhà có bảo quản lạnh. d. Thời gian lưu giữ chất thải y tế nguy hại tại cơ sở y tế.

- Thời gian lưu giữ chất thải trong các cơ sở y tế không quá 48 giờ.

- Lưu giữ chất thải trong nhà bảo quản lạnh hoặc thùng lạnh: thời gian lưu giữ có thể đến 72 giờ.

- Đối với các cơ sở y tế có lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh dưới 5 kg/ngày, thời gian thu gom tối thiểu hai lần trong một tuần.

* Thang điểm đánh giá:

- Lưu giữ đúng quy định: 4 điểm.

- Lưu giữ không đảm bảo 01 quy định về khu vực/thời gian/độ cách ly: 3 điểm. - Lưu giữ không đảm bảo 02 quy định khu vực/thời gian/độ cách ly: 2 điểm. - Lưu giữ không đúng quy định: 1 điểm.

2.3.3.4. Hoạt động xử lý chất thải rắn y tế:

Nhóm tiêu chí đánh giá về xử lý chất thải rắn y tế được đánh giá cụ thể theo a. Các mơ hình xử lý, tiêu hủy chất thải rắn y tế nguy hại và áp dụng mơ hình b. Công nghệ xử lý và tiêu hủy chất thải y tế nguy hại

c. Phương pháp xử lý ban đầu chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao d. Các phương pháp xử lý và tiêu hủy các loại chất thải y tế nguy hại e. Phương pháp xử lý, tiêu hủy chất thải rắn thông thường

* Thang điểm đánh giá:

- Lưu giữ đúng quy định: 4 điểm.

- Lưu giữ không đảm bảo 01 quy định về khu vực/thời gian/độ cách ly: 3 điểm. - Lưu giữ không đảm bảo 02 quy định khu vực/thời gian/độ cách ly: 2 điểm. - Lưu giữ không đúng quy định: 1 điểm.

2.3.3.5. Nhân lực quản lý, xử lý chất thải rắn y tế:

Nhóm tiêu chí đánh giá về nhân lực quản lý, xử lý chất thải rắn y tế được đánh giá cụ thể theo:

a. Tình hình thành lập, duy trì phịng chun mơn chịu trách nhiệm triển khai thực hiện việc quản lý, xử lý chất thải rắn y tế.

b. Trình độ cán bộ chịu trách nhiệm phổ biến quy định việc quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện và cán bộ chịu trách nhiệm vận hành hệ thống xử lý chất thải (nếu có).

- Có thành lập khoa chuyên mơn về chống nhiễm khuẩn bệnh viện, bố trí nhân lực được đào tạo chính quy về Mơi trường chuyên trách công tác quản lý, xử lý chất thải: 4 điểm.

- Có thành lập khoa chun mơn về chống nhiễm khuẩn bệnh viện, bố trí nhân lực chưa được đào tạo chính quy về Mơi trường chun trách cơng tác quản lý, xử lý chất thải: 3 điểm.

- Có thành lập khoa chun mơn về chống nhiễm khuẩn bệnh viện, khơng bố trí nhân lực chuyên trách công tác quản lý, xử lý chất thải: 3 điểm.

- Không thành lập khoa chuyên trách về chống nhiễm khuẩn bệnh viện, bố trí cán bộ kiêm nhiệm tại khoa phịng thực hiện cơng tác quản lý, xử lý chất thải: 1 điểm.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả khảo sát, điều tra tại các bệnh viện: 3.1.1. Tình hình hoạt động thực tế của các bệnh viện:

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài (từ tháng 11/2014 đến tháng 3/2015), các Bệnh viện hoạt động bình thường, tuy nhiên lượng giường bệnh thực tế tại các bệnh viện vượt quá số giường bệnh theo kế hoạch đã được đề ra với mức vượt cao nhất tại Bệnh viện đa khoa khu vực Tây Nam (23,3 %) và mức vượt thấp nhất tại Bệnh viện đa khoa huyện Anh Sơn. Cụ thể:

Bảng 3.1. Thông tin số giường bệnh và nhân viên các bệnh viện

THỨ TỰ CÁC BỆNH VIỆN LƯỢNG GIƯỜNG BỆNH NĂM 2014 TỶ LỆ GIƯỜNG BỆNH (%) Lượng giường thực tế Lượng giường theo quy mô 1 Bệnh viện Phong và Da liễu Quỳnh Lập 155 150 103,3 2 Bệnh viện đa khoa khu vực

Tây Nam 370 300 123,3

3 Bệnh viện đa khoa huyện

Đô Lương 145 130 111,5 4 Bệnh viện đa khoa huyện

3.1.2. Tình hình phát sinh và cơng tác quản lý, xử lý chất thải rắn y tế tại các bệnh viện:

3.1.2.1. Bệnh viện Phong và Da liễu Quỳnh Lập:

Bệnh viện chưa được cơ quan nhà nước có chức năng, thẩm quyền phê duyệt hồ sơ môi trường theo quy định của pháp luật và chưa lập hồ sơ đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại. Bệnh viện hiện hoạt động với 07 khoa phòng làm việc, khám và chữa bệnh.

a. Thực trạng phát sinh chất thải rắn y tế tại bệnh viện:

Bảng 3.2. Lượng chất thải rắn phát sinh tại Bệnh viện Phong và Da liễu Quỳnh Lập Quỳnh Lập

TT LOẠI CHẤT THẢI SỐ LƯỢNG

(kg/ngày)

SỐ LƯỢNG (kg/giường bệnh/ngày)

1 Chất thải sinh hoạt 122 0,79 2 Chất thải lây nhiễm 20 0,13 3 Chất thải hóa học 9 0,6 4 Chất thải phóng xạ 0 0 5 Bình chứa áp suất 0 0

Tổng 151 0,98

Chất thải y tế phát sinh trung bình tại bệnh viện là 151 kg/ngày tương đương 0,98 kg/giường bệnh/ngày. Trong đó chất thải sinh hoạt chiếm tỷ trọng lớn nhất (80,8 %), chất thải y tế nguy hại chiếm 19,2 % với loại chất thải chủ yếu là bơm kim tiêm, dây chuyền dịch, tiêu bản xét nghiệm, găng tay, chất thải có tác nhân lây nhiễm, dung dịch thải hóa chất chạy máy xét nghiệm, vỏ thuốc kháng sinh, vỏ thuốc dính chất độc hại, các dược phẩm quá hạn,... Nguồn phát sinh chất thải y tế nguy hại tập trung ở các khoa Xét nghiệm, điều trị Phong, Da liễu.

Bảng 3.3. Công tác phân loại chất thải rắn tại nguồn của Bệnh viện Phong và Da liễu Quỳnh Lập Phong và Da liễu Quỳnh Lập

TT QUY CÁCH PHÂN LOẠI SỐ LƯỢNG KHOA

THỰC HIỆN TỶ LỆ (%)

1

Bố trí bao bì chứa, thùng đựng theo đúng quy cách, mã màu tại

các khoa phòng

7 100

2

Phân loại riêng chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn y tế

nguy hại

7 100

3

Phân loại chất thải y tế nguy hại thành các nhóm riêng biệt theo

đúng loại bao bì chứa

7 100

4

Chất thải y tế nguy hại được đựng đúng vạch quy định của

bao bì chứa

5 71,4

Tại 07 khoa phòng làm việc, khám và chữa bệnh, chất thải rắn đã được phân loại tại chỗ triệt để theo đúng quy cách, chủng loại bao bì. Mỗi khoa phịng được bố trí 02 thùng chứa rác (01 thùng màu vàng cho chất thải y tế nguy hại và 01 thùng màu xanh cho chất thải thông thường). Tại khoa Khám bệnh và Xét nghiệm việc thu gom chất thải y tế cịn tình trạng vượt quá vạch quy định của bao bì chứa.

c. Công tác vận chuyển, lưu giữ chất thải rắn y tế tại bệnh viện:

Bảng 3.4. Công tác vận chuyển chất thải y tế tại Bệnh viện Phong và Da liễu Quỳnh Lập liễu Quỳnh Lập

TT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ THEO

QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH

1 Đường vận chuyển cách xa khu vực chăm sóc người bệnh (>10m)

+ -

2 Cách xa nhà ăn (>10m) + - 3 Qua các khu vực sạch khác (>10m) - + 4 Ngồi giờ làm việc hành chính + - 5 Tần suất vận chuyển chất thải y tế

nguy hại (01 lần/ngày)

- +

Tại bệnh viện có 01 xe vận chuyển chuyên dụng, có nắp đậy và đáy kín cho chất thải y tế nguy hại, 03 xe vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt. Tần suất vận chuyển chất thải rắn y tế nguy hại về nơi tập kết là 03 lần/tuần. Bệnh viện đã có đường vận chuyển đảm bảo khoảng cách quy định với khu vực yêu cầu chống nhiễm khuẩn cao như nhà ăn và khu điều trị, chăm sóc bệnh nhân tuy nhiêm chưa riêng biệt hẳn với các khu vực sạch khác.

Bảng 3.5. Khu vực lưu giữ chất thải y tế tại Bệnh viện Phong và Da liễu Quỳnh Lập Quỳnh Lập

TT TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ THEO QUY

ĐỊNH HIỆN HÀNH KHƠNG

1 Cách nhà ăn bệnh viện < 10 m + - 2 Cách buồng bệnh gần nhất < 10m + - 3 Cách lối đi công cộng và nơi tập trung

đông người < 10m - +

4 Có mái che + -

5 Có hàng rào bảo vệ + -

6 Có cửa và khóa + -

7 Súc vật, các loài gậm nhấm và người

8 Nhà lưu giữ có hệ thống thốt nƣớc + - 9 Nền nhà chống thấm + -

10 Thơng khí tốt + -

11 Có phương tiện rửa tay cho nhân viên - + 12 Có dụng cụ, hóa chất làm vệ sinh - + 13 Có phương tiện bảo hộ cho nhân viên - + 14 Đủ diện tích lưu giữ chất thải + - 15 Chất thải tái sử dụng, tái chế được lưu giữ

riêng - +

16 Có buồng bảo quản lạnh + -

Khu vực lưu giữ chất thải bệnh viện đã đáp ứng đa số các tiêu chí theo quy định về mặt khoảng cách và tiêu chuẩn xây dựng. Các tiêu chí về bảo hộ, chống nhiễm khuẩn cho cán bộ thực hiện công tác thu gom, vận chuyển chất thải chưa được đầy đủ. Bệnh viện chưa được đầu tư kho lạnh.

d. Công tác xử lý chất thải y tế tại bệnh viện:

Bảng 3.6. Công tác xử lý chất thải rắn tại Bệnh viện Phong và Da liễu Quỳnh Lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý chất thải rắn y tế tại một số bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)