Lượng chất thải rắn phát sinh tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đô Lương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý chất thải rắn y tế tại một số bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 53 - 55)

Bệnh viện đã lập hồ sơ đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An cấp Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại mã số 40.000145.T, đăng ký lần đầu ngày 20/5/2011. Bệnh viện hiện đang hoạt động với 13 khoa phịng chun mơn.

a. Thực trạng phát sinh chất thải rắn y tế tại bệnh viện:

Bảng 3.12. Lượng chất thải rắn phát sinh tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đô Lương Đô Lương

TT LOẠI CHẤT THẢI SỐ LƯỢNG

(kg/ngày)

SỐ LƯỢNG (kg/giường bệnh/ngày)

1 Chất thải sinh hoạt 115 0,793 2 Chất thải lây nhiễm 18 0,124 3 Chất thải hóa học 8 0,055 4 Chất thải phóng xạ 0 0 5 Bình chứa áp suất 0 0

Tổng 141 0,972

Chất thải y tế phát sinh trung bình tại bệnh viện là 141 kg/ngày tương đương 0,972 kg/giường bệnh/ngày. Trong đó chất thải sinh hoạt chiếm tỷ trọng lớn nhất (81,5 %), chất thải y tế nguy hại chiếm 18,5 % với loại chất thải chủ yếu là các chất tẩy rửa có chứa thành phần nguy hại, bóng đèn huỳnh quang thải, chất thải chứa các thành phần lây nhiễm (bệnh phẩm, bông gạc đã qua sử dụng, tiêu bản...), các dược

phẩm thải gây độc đối với tế bào (thuốc kháng sinh, vắc xin...), các loại dược phẩm khác có chứa thành phần nguy hại.

Nguồn phát sinh chất thải y tế nguy hại nhiều nhất ở các khoa tập trung lượng khám chữa bệnh đông, yêu cầu sử dụng nhiều thủ thuật như Khám bệnh, Xét nghiệm, Ngoại chấn thương, Cấp cứu tổng hợp.

b. Công tác thu gom, phân loại chất thải rắn y tế tại bệnh viện:

Bảng 3.13. Công tác phân loại chất thải rắn tại nguồn của Bệnh viện Đa khoa huyện Đô Lương

TT QUY CÁCH PHÂN LOẠI SỐ LƯỢNG KHOA

THỰC HIỆN TỶ LỆ (%)

1

Bố trí bao bì chứa, thùng đựng theo đúng quy cách, mã màu tại

các khoa phòng

13/13 100

2 Phân loại riêng chất thải rắn

sinh hoạt và chất thải rắn y tế 13/13 100

3

Phân loại chất thải y tế nguy hại thành các nhóm riêng biệt theo

đúng loại bao bì chứa

8/13 61,5

4

Chất thải y tế nguy hại được đựng đúng vạch quy định của

bao bì chứa

7/13 53,8

100 % khoa phòng làm việc, khám và chữa bệnh, chất thải rắn đã được phân loại riêng giữa chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn y tế. Tuy nhiên chất thải y tế nguy hại chưa được phân loại triệt để, đúng quy định theo bao bì chưa tiêu chuẩn tại một số khoa phòng. 5/13 khoa phịng có tình trạng chất thải y tế nguy hại các loại để cùng vào một loại túi vàng, 6/13 khoa phịng để chất thải vượt q vạch an tồn của bao bì đựng chất thải. Các khoa phịng được bố trí 02 thùng chứa rác (01 thùng màu

vàng cho chất thải y tế nguy hại và 01 thùng màu xanh cho chất thải thông thường) tại khu vực cuối hành lang khoa.

c. Công tác vận chuyển, lưu giữ chất thải rắn y tế tại bệnh viện:

Bảng 3.14. Công tác vận chuyển chất thải y tế tại Bệnh viện Đa khoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý chất thải rắn y tế tại một số bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)