Tình hình phát triển hệ thống khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý chất thải rắn y tế tại một số bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 30)

quản lý chất thải rắn y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Y tế đã chủ động ban hành các văn bản liên quan như:

- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại (Hiện nay Thông tư đang được sửa đổi nội dung để phù hợp với quy định mới tại Luật Bảo vệ Mơi trường 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015);

- Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế quy định quy chế quản lý chất thải y tế;

- QCVN 02:2012/BTNMT quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lị đốt chất thải y tế.

Về cơ bản, dưới sự đôn đốc, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước, phần lớn cơ sở y tế đã tổ chức thực hiện công tác quản lý chất thải y tế tại chỗ theo hướng dẫn tại các văn bản nêu trên. Tuy nhiên, hiệu quả triển khai cịn hạn chế do khó khăn về kinh phí duy trì hoạt động quản lý và công nghệ xử lý chất thải đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật mơi trường.

1.3. Tình hình phát triển hệ thống khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An: An:

1.3.1. Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An:

Nghệ An nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, có diện tích tự nhiên năm 2013 là 1.648.997,1 ha; dân số năm 2013 là 2.978.705 người, gồm trên 21 huyện, thành phố, thị xã và có ranh giới chung là: Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía tây giáp nước Cộng hịa dân chủ nhân dân Lào, phía đơng giáp biển Đơng.

Tồn tỉnh được phân làm 4 vùng kinh tế sinh thái: Vùng Đông Bắc, Vùng Đông Nam, Vùng Tây Bắc, Vùng Tây Nam. Nghệ An là nơi tập trung nhiều đầu mối

giao thông quan trọng: Đường quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam chạy xuyên suốt chiều dài của tỉnh ở Phía Đơng; Đường Hồ Chí Minh chạy dọc theo chiều dài tỉnh ở phía Tây dài 132km, các tuyến dường ngang: quốc lộ 7 và quốc lộ 46 nối Cửa khẩu Nậm Cấn, cửa khẩu Thanh Thủy (biên giới với Lào) với cảng biển Cửa Lò, quốc lộ 48 nối liền vùng kinh tế Phủ Quỳ, các huyện Tây Bắc Nghệ An với vùng đồng bằng; đường biên giới dài 419km giáp nước CHDCND Lào và 82km bờ biển, Sân bay Vinh nối các thành phố lớn của Việt Nam, có đường bay thẳng Xiêng Khoảng của nước bạn Lào, Cảng Cửa Lò, kết cấu hạ tầng đang được nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới... là điều kiên rất thuận lợi đểu giao lưu phát triển kinh tế - xã hội, trao đổi, mua bán hàng hóa nói chung, nơng lân sản nói riêng với các tỉnh bạn và các nước trong khu vực. [9]

1.3.2. Quy hoạch phát triển hệ thống khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An: An:

Trong những năm qua để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh tương đương với tốc độ tăng trưởng của kinh tế xã hội tại địa phương, Sở Y tế Nghệ An đã tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 97/2010/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch mạng lưới khám, chữa bệnh tỉnh Nghệ An giai đoạn năm 2011 đến 2020 với mục tiêu chung: Xây dựng và phát triển mạng lưới khám chữa bệnh tỉnh Nghệ An đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, từng bước hiện đại, theo hướng công bằng - hiệu quả phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của đất nước. Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. Phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu về sức khỏe đã đề ra trong Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, sớm đưa Nghệ An trở thành một trong những trung tâm y tế kỹ thuật cao của khu vực Bắc Trung bộ.

Các mục tiêu cụ thể đã đạt được như sau:

a. Đối với Cơ sở khám chữa bệnh và giường bệnh: Đến năm 2014, trên địa bàn tỉnh 42 bệnh viện và trung tâm y tế, trung tâm chuyên khoa có giường bệnh với tổng số gần 7.000 giường bệnh.

b. Đối với bệnh viện tuyến tỉnh:

- Bệnh viện Hữu nghị đa khoa tỉnh: Hoàn thành Giai đoạn I đầu tư xây dựng bệnh viện 700 giường tại xã Nghi Phú – thành phố Vinh và đi vào hoạt động từ tháng 7/2014. Tiếp tục đầu tư xây dựng đến 2015 phát triển đầy đủ các khoa, phòng và thực hiện đầy đủ chức năng bệnh viện hạng I.

- Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện Lao và bệnh Phổi: Cơ bản hoàn thành việc nâng cấp sửa chữa bệnh viện theo Quyết định số 930/2009/QĐ-TTg ngày 30/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ, từng bước lựa chọn ưu tiên phát triển kỹ thuật chuyên khoa, thực hiện chăm sóc, điều trị bệnh nhân với các kỹ thuật mang tính chuyên khoa sâu để làm nhiệm vụ bệnh viện vệ tinh cho khu vực Bắc Trung bộ. Hình thành Phịng chỉ đạo tuyến gắn với các hoạt động của bệnh viện.

- Bệnh viện Nội Tiết: Hiện nay đã hồn thành các thủ tục hành chính cơ bản để triển khai đầu tư, dự kiến đến năm 2015 sẽ hoàn thành bệnh viện 150 giường tại địa điểm số 11, đường Mai Hắc Đế - TP Vinh, phát triển đầy đủ chuyên môn của bệnh viện hạng II chuyên khoa.

- Bệnh viện Y học cổ truyền: tiếp tục đầu tư nâng cấp, sửa chữa cải tạo bệnh viện tại địa điểm: số 1, đường Tuệ Tĩnh - TP Vinh, phát triển chuyên môn đạt tiêu chuẩn kỹ thuật bệnh viện hạng I, thực hiện chức năng bệnh viện đầu ngành về Y Dược học cổ truyền, hỗ trợ về chuyên môn kỹ thuật cho sự phát triển y học cổ truyền tuyến dưới, đồng thời là cơ sở thực hành về YHCT cho các cơ sở đào tạo trong tỉnh. Đến năm 2015, hoàn thành đề án xây dựng Bệnh viện Đơng y hồn chỉnh với đầy đủ chức năng khám bệnh, chữa bệnh và nghỉ dưỡng tại địa điểm mới.

- Bệnh viện Điều dưỡng - Phục hồi chức năng Cửa Lò: Từng bước lựa chọn ưu tiên phát triển kỹ thuật điều trị phục hồi chức năng, các phương pháp trị liệu nâng cao sức khỏe không phải dùng thuốc.

- Các trung tâm chuyên khoa có giường bệnh: Trung tâm Chăm sóc Sức khoẻ sinh sản 30 giường, Trung tâm Mắt 20 giường bệnh, Trung tâm Phòng chống Sốt rét - Ký sinh trùng và Côn trùng 5 giường bệnh, tiếp tục củng cố và phát triển theo hướng sáp nhập hình thành các bệnh viện chuyên khoa.

- Bệnh viện Sản Nhi: Hoàn thành việc sáp nhập bệnh viện Nhi và Khoa sản bệnh viện Hữu nghị đa khoa tỉnh và tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở vật chất tại khn viên hiện có của Bệnh viện Nhi (cũ) để đáp ứng công tác chuyên môn đặc thù mới bổ sung.

- Phòng khám đa khoa Trường Đại học Y khoa Vinh: Hiện đã đi vào hoạt động được 3 năm và đang tiếp tục triển khai thực hiện Đề án thành lập bệnh viện đa khoa thực hành (theo Quyết định số 2505/QĐ-UBND ngày 11/6/2010) trên cơ sở nâng cấp, mở rộng Phòng khám đa khoa của trường hiện nay thành bệnh viện thực hành với quy mô 100 giường vào năm 2015 và 200 giường vào năm 2020.

- Bệnh viện Ung Bướu (đã được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt Đề án thành lập tại Quyết định số 3825/QĐ-UBND ngày 27/8/2010): Hiện đã được thành lập, triển khai hoạt động trong khuôn viên Bệnh viện Hữu nghị đa khoa tỉnh (cũ) với quy mô 50 giường, vừa điều trị bệnh nhân vừa tuyển chọn cán bộ đi đào tạo từ năm 2013. Sở Y tế đang chỉ đạo triển khai thực hiện các thủ tục pháp lý đầu tư xây dựng Bệnh viện Ung bướu Nghệ An (Địa điểm: Tại xã Nghi Đức, trên trục đường Vinh - Cửa Hội).

- Bệnh viện Mắt Nghệ An: Hiện đã đi vào hoạt động với quy mô 100 giường tại địa điểm mới xã Nghi Phú (sau bệnh viện Đa khoa 115) trên cơ sở nâng cấp, mở rộng Trung tâm Mắt và sáp nhập Khoa mắt Bệnh viện Hữu nghị đa khoa tỉnh.

- Trung tâm Huyết học - Truyền máu quy mô 50 giường (đã phê duyệt Đề án thành lập tại Quyết định số 39/2010/QĐ-UBND ngày 05/7/2010 của UBND tỉnh): Hiện đang được đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư trang thiết bị đáp ứng hoạt động chuyên mơn từ tháng 9/2014 và dự kiến hồn thành đi vào hoạt động trong năm 2015. - Bệnh viện Chấn thương - Chỉnh hình quy mô 200 giường trên cơ sở nâng cấp, mở rộng khoa Chấn thương Bệnh viện Hữu nghị đa khoa tỉnh. Bệnh viện tiếp quản một phần khuôn viên và cơ sở vật chất của Bệnh viện Hữu nghị đa khoa (cũ).

- Đối với Bệnh viện Đa khoa Khu vực (Bệnh viện Đa khoa Khu vực Tây Bắc tại huyện Nghĩa Đàn và Bệnh viện Đa khoa Khu vực Tây Nam tại huyện Con Cuông): Đã, đang đầu tư xây dựng hoàn thiện và tiếp tục đào tạo phát triển nguồn nhân lực,

phát triển kỹ thuật nâng cao chất lượng khám và điều trị. Từng bước hoàn chỉnh các khoa, phòng tương đương bệnh viện hạng II.

c. Tuyến huyện:

- Địa bàn các huyện, thị xã, thành phố Vinh:

Đến hết năm 2012 đã cơ bản hoàn thành việc đầu tư, cải tạo nâng cấp bệnh viện theo Quyết định số 47/2008/QĐ-TTg ngày 24/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Tập trung đầu tư phát triển mọi mặt cho bệnh viện huyện: Diễn Châu, Nghi Lộc, Thanh Chương, Đô Lương, Quỳnh Lưu và Yên Thành đảm bảo các dịch vụ kỹ thuật bệnh viện hạng II. Các huyện còn lại phát triển dịch vụ kỹ thuật đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng III vào năm 2015, và hạng II vào năm 2020.

Đến hết năm 2012 đã hoàn thành việc đầu tư, cải tạo nâng cấp Bệnh viện đa khoa thành phố Vinh theo Quyết định số 47/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ưu tiên phát triển dịch vụ kỹ thuật của bệnh viện hạng II, đảm bảo các điều kiện về xử lý chất thải y tế theo quy định của Bộ Y tế.

d. Tuyến xã: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các Trạm Y tế xã theo quy hoạch và thiết kế mẫu được duyệt. Đảm bảo mỗi Trạm Y tế có đủ các phịng chức năng và trang thiết bị thiết yếu và bố trí đủ cán bộ y tế theo chức danh do Bộ Y tế quy định (theo Thông tư liên tịch số 08/TTLT-BNV-BYT ngày 05/6/2007 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ về việc Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước), đạt Chuẩn Quốc gia về y tế để làm nhiệm vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.

e. Phát triển hệ thống khám, chữa bệnh ngồi cơng lập:

Tiếp tục duy trì, nâng cao và phát triển các dịch vụ kỹ thuật chuyên sâu, mở rộng quy mô giường bệnh các bệnh viện hiện có, gồm 08 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa: Bệnh viện 115, Thái An, Thành An, Cửa Đông, Đông Âu, Phủ Diễn, Minh Hồng và Bệnh viện Mắt Sài Gòn với gần 600 giường bệnh.

f. Phát triển mạng lưới cấp cứu và vận chuyển cấp cứu: Hoàn thiện và đưa vào hoạt động hệ thống dịch vụ vận chuyển cấp cứu 115 gắn liền với công tác chuyên môn, cấp cứu ban đầu tại Bệnh viện 115 Nghệ An. [14]

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài này thực hiện nghiên cứu đối với 04 bệnh viện công lập trên địa bàn của tỉnh Nghệ An (trừ thành phố Vinh) được lựa chọn trên tiêu chí về hạng/tuyến bệnh viện và giai đoạn đầu tư hệ thống xử lý chất thải y tế của các bệnh viện, bao gồm 01 bệnh viện tuyến Trung ương, 01 bệnh viện công lập tuyến tỉnh, 02 bệnh viện công lập tuyến huyện. Cụ thể:

2.1.1. Bệnh viện công lập tuyến Trung ương:

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 01 bệnh viện tuyến Trung ương là Bệnh viện Phong và Da liễu Quỳnh Lập tại địa bàn xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai. Bệnh viện hiện có quy mơ 150 giường bệnh. Bệnh viện chưa có hồ sơ mơi trường do cơ quan nhà nước có chức năng, thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường (Đối tượng phải lập Đề án bảo vệ môi trường chi tiết do UBND tỉnh phê duyệt). Tỷ lệ sử dụng giường bệnh của bệnh viện thường xuyên đạt trên 100% số lượng. Bệnh viện là đơn vị duy nhất trên địa bàn tỉnh Nghệ An được đầu tư 02 hệ thống xử lý chất thải rắn y tế gồm 01 hệ thống xử lý bằng vi sóng và 01 lị đốt.

2.1.2. Bệnh viện công lập tuyến tỉnh:

Bệnh viện công lập tuyến tỉnh được lựa chọn là đối tượng nghiên cứu của đề tài là Bệnh viện đa khoa khu vực Tây Nam Bệnh viện hiện có quy mơ 300 giường bệnh, hoạt động trên địa bàn thị trấn Con Cuông, huyện Con Cuông. Bệnh viện đã được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 86/QĐ-UBND.ĐC ngày 10/01/2007. Bệnh viện hiện chưa được đầu tư hệ thống xử lý chất thải rắn y tế.

2.1.3. Bệnh viện công lập tuyến huyện:

2.1.3.1. Bệnh viện đa khoa huyện Anh Sơn:

Bệnh viện hiện có quy mơ 90 giường bệnh, hoạt động trên địa bàn thị trấn Anh Sơn, huyện Anh Sơn. Bệnh viện đã được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 3945/QĐ-UBND.ĐC ngày 13/8/2009. Bệnh viện là một trong số 08 bệnh viện công lập tuyến huyện đã được đầu tư lị đốt ChuwAstar - Nhật Bản, có cơng suất từ 20 - 30 kg/giờ do dự án Trái phiếu Chính phủ cung cấp năm 2010.

2.1.3.2. Bệnh viện đa khoa huyện Đơ Lương:

Bệnh viện hiện có quy mơ 130 giường bệnh, hoạt động trên địa bàn xã Đà Sơn, huyện Đô Lương. Bệnh viện đã được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 153/QĐ-UBND.ĐC ngày 15/01/2009. Bệnh viện là một trong 09 bệnh viện cơng lập đã được lắp đặt lị đốt VHI 08- Việt Nam) có cơng suất từ 35kg/giờ do dự án từ nguồn kinh phí sự nghiệp sự nghiệp mơi trường, Sở Y tế là chủ đầu tư năm 2005.

2.2. Thời gian nghiên cứu:

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 11 năm 2014 đến tháng 3 năm 2015.

2.3. Phương pháp nghiên cứu:

2.3.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp số liệu:

Thu thập, kế thừa để tổng hợp thông tin và số liệu liên quan từ: Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ của các bệnh viện là đối tượng điều tra; Báo cáo tình hình quản lý tại các phịng ban chuyên môn liên quan tại Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An, UBND cấp huyện; Các tài liệu học thuật đã được công bố và tin bài đã đăng trên các phương tiện thơng tin đại chúng chính thống.

2.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa, điều tra thu thập thông tin:

Thiết kế câu hỏi, tiến hành điều tra tình hình quản lý, đầu tư hệ thống xử lý chất thải rắn y tế. Thông tin điều tra điều tra sẽ được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp trong quá trình khảo sát thực địa, lồng ghép trong quá trình kiểm tra định kỳ tình hình chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại các bệnh viện.

2.3.3. Tổng hợp, phân tích số liệu:

Số liệu, thơng tin, hình ảnh sau khi thu thập được hệ thống theo bảng biểu thống kê và đánh giá chi tiết. Căn cứ quy định tại Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại và Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế quy định quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý chất thải rắn y tế tại một số bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)