Đánh giá thực trạng chung theo các nhóm tiêu chí:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý chất thải rắn y tế tại một số bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 63 - 66)

3.1. Kết quả khảo sát, điều tra tại các bệnh viện:

3.1.3. Đánh giá thực trạng chung theo các nhóm tiêu chí:

3.1.3.1. Đối với chất thải rắn thông thường:

+ Chất thải rắn sinh hoạt tại bệnh viện cơ bản đã được thu gom, xử lý hiệu quả, không tạo ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường xung quanh.

+ Chất thải nhựa y tế không lây nhiễm tại các bệnh viện là đối tượng điều tra chủ yếu được bán lại cho tư thương kinh doanh phế liệu tại địa bàn.

3.1.3.2. Đối với chất thải rắn y tế nguy hại:

- 75% bệnh viện thuộc đối tượng điều tra đã thực hiện nghiêm túc việc phân loại, thu gom chất thải y tế tại chỗ như sử dung bao bì đúng quy cách, bố trí vị trí thùng chứa hợp lý, tuân thủ tần suất thu gom tối thiểu 01 lần/ngày; 25% bệnh viện chưa thực hiện đúng quy định về định mức chứa chất thải của bao bì, dụng cụ (3/4 túi, hộp), khơng thực hiện thu gom chất thải hàng ngày.

- 100% các bệnh viện được điều tra đều đã bố trí lịch để vận chuyển chất thải theo định kỳ thu gom, giờ vận chuyển được bố trí vào sau 17 giờ hàng ngày. 75 % bệnh viện không vận chuyển chất thải y tế nguy hại ra ngoài mà thực hiện tập kết và xử lý trong khuôn viên bệnh viên.

- 100% bệnh viện đã có khu vực lưu giữ riêng chất thải nguy hại trong đó 75 % bệnh viện chỉ đáp ứng được một phần tiêu chuẩn của khu vực lưu giữ chất thải như có biển báo và khu vực lưu giữ riêng các loại chất thải, có khóa,….

- 100% bệnh viện được điều tra chưa được đầu tư kho/tủ lạnh để lưu giữ chất thải giải phẫu.

- 75% bệnh viện đã được đầu tư hệ thống lò đốt để xử lý chất thải rắn y tế. - 100% bệnh viện chưa có biện pháp thu gom, xử lý triệt để tro lò đốt.

- 100% bệnh viện được điều tra đã thành lập khoa chuyên môn về chống nhiễm khuẩn bệnh viện với một trong những nhiệm vụ chính là quản lý chất thải bệnh viện và bố trí nhân lực chun trách về mơi trường tuy nhiên trình độ nhân lực tại các bệnh viện là không đồng đều.

Bảng 3.22. Điểm đánh giá theo các nhóm tiêu chí TT BỆNH VIỆN CÁC NHĨM TIÊU CHÍ PHẢN ÁNH PHÁT SINH Công tác phân loại, thu gom Công tác vận chuyển Công tác lưu giữ Công tác xử lý Nhân lực quản lý chất thải Tổng điểm 21 Bệnh viện Phong và Da

liễu Quỳnh Lập 4 3 2 0 2 11 Không

3 Bệnh viện đa khoa khu

vực Tây Nam 2 2 2 0 2 8 Có

12 Bệnh viện đa khoa

huyện Đô Lương 3 4 3 2 3 15 Không

14 Bệnh viện đa khoa

a. Đối với công tác phân loại, thu gom:

Các bệnh viện thuộc đối tượng điều tra đã cơ bản thực hiện nghiêm túc việc phân loại, thu gom chất thải y tế tại chỗ theo các tiêu chí đánh giá được xây dựng theo quy định tại Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại và Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế quy định quy chế quản lý chất thải y tế như sử dung bao bì đúng quy cách, bố trí vị trí thùng chứa hợp lý. Tuy nhiên 03/4 bệnh viện đang cịn tình trạng lẫn lộn chất thải giữa các túi có mã màu khác nhau, đựng chất thải vượt quá vạch quy định (3/4 túi).

Nguyên nhân là tại một số bệnh viện do tần suất khám, chữa bệnh cao với lượng bệnh nhân tập trung cao vào một số thời điểm trong ngày làm việc nên y tá, hộ lý khơng kịp thu gom bao bì đã đầy và thay thế bao bì mới để đựng chất thải trong khi đó thùng đựng từng loại chất thải khơng được bố trị hợp lý cho công tác thu gom tại chỗ. Bên cạnh đó, lại có một số bệnh viện có lượng chất thải phát sinh khơng đáng kể nên công tác thu gom không được thực hiện thường xuyên, đúng tần suất. Ý thức của một bộ phận nhân viên y tế và bệnh nhân nên chất thải phát sinh chưa được phân loại triệt để theo quy định.

b. Đối với công tác vận chuyển:

Đa số các bệnh viện được điều tra đều đã bố trí lịch để vận chuyển chất thải theo định kỳ thu gom, giờ vận chuyển được bố trí vào sau 17 giờ hàng ngày. Tuy nhiên do các bệnh viện chủ yếu được nâng cấp từ hạ tầng có sẵn nên khơng thuận tiện cho việc bố trí đường vận chuyển riêng cho chất thải y tế. Bên cạnh đó có 15/21 bệnh viện chưa thực hiện việc thu gom chưa đúng tần suất (tối thiểu 01 lần/ngày) dẫn đến tình trạng rác thải phát sinh mùi hôi trên đường vận chuyển.

Theo kết quả điều tra, có 01 bệnh viện hợp đồng vận chuyển chất thải y tế nguy hại ra ngoài xử lý, 03 bệnh viện thực hiện tập kết và xử lý trong khuôn viên bệnh viên. Việc vận chuyển chất thải rắn ra ngồi khn viên chỉ được thực hiện đối với chất thải rắn thông thường tại 02 bệnh viện, 04 bệnh viện bán chất thải tái chế cho các cơ sở thu gom phế liệu nhỏ lẻ bên ngoài nhằm tạo thêm nguồn thu.

c. Đối với cơng tác lưu trữ:

04/04 bệnh viện đã có khu vực lưu giữ riêng chất thải nguy hại tuy nhiên chỉ có 01/04 bệnh viện đáp ứng được đầy đủ tiêu chuẩn của khu vực lưu giữ chất thải như có biển báo và khu vực lưu giữ riêng các loại chất thải, có khóa,…

04/04 bệnh viện được điều tra chưa được đầu tư kho/tủ lạnh để lưu giữ chất thải giải phẫu. 03/4 bệnh viện thực hiện xử lý chất thải nguy hại tại chỗ với tần suất tồi thiểu 03 lần/tuần nên đảm bảo thời gian lưu giữ không vượt quá 48 giờ, 01 bệnh viện lưu giữ chất thải trên 48 giờ (Bệnh viện Phong và Da liễu Quỳnh Lập).

d. Đối với công tác xử lý chất thải y tế:

Theo kết quả điều tra, 03/04 bệnh viện đã được đầu tư hệ thống lò đốt để xử lý chất thải rắn y tế. Trong đó có 01 bệnh viện được đầu tư lị đốt một buồng từ năm 2005 và trong tình trạng xuống cấp, chỉ xử lý được 75-85% chất thải y tế nguy hại phát sinh; 01 bệnh viện được đầu tư lò đốt hai buồng từ năm 2010 và đang hoạt động đáp ứng nhu cầu xử lý chất thải bệnh viện; 01 bệnh viện được đầu tư cả hệ thống xử lý chất thải y tế bằng vi sóng và lị đốt, tuy nhiên các hệ thống nêu trên khơng vận hành do hỏng hóc; 01 bệnh viện chưa có hệ thống xử lý chất thải rắn y tế tại chỗ và đang thực hiện xử lý chất thải y tế chung với chất thải sinh hoạt

02/02 bệnh viện đã được đầu tư lị đốt chưa có biện pháp thu gom, xử lý triệt để tro lò đốt.

e. Đối với nhân lực quản lý, xử lý chất thải rắn y tế tại các bệnh viện:

Hiện nay, 04/04 bệnh viện được điều tra đã thành lập khoa chuyên môn về chống nhiễm khuẩn bệnh viện với một trong những nhiệm vụ chính là quản lý chất thải bệnh viện và bố trí nhân lực chun trách về mơi trường. Tuy nhiên trình độ nhân lực tại các bệnh viện là không đồng đều, công tác thu gom, xử lý chất thải rắn y tế chủ yếu do cán bộ hộ lý tại khoa phòng kiêm nhiệm thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý chất thải rắn y tế tại một số bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)