Những vấn đề tồn tại chủ yếu trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 82 - 83)

nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm

Qua đánh giá tình hình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm cho thấy việc tổ chức thực hiện công tác chuyển đổi gắn với các phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt còn thiếu đồng bộ, thiếu cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Một số phương án quy hoạch chưa được dự báo sát với tốc độ phát triển kinh tế -xã hội của địa phương trong kỳ quy hoạch, việc bố trí quỹ đất cho một số lĩnh vực chưa phù hợp khả năng thực hiện.

Chất lượng của một số dự án đầu tư trong kế hoạch sử dụng đất chưa cao, chưa có tầm nhìn dài hạn, chưa căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội nhất là phân tích và dự báo thị trường và năng lực cạnh tranh, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, hệ thống giao thơng, thủy lợi và cịn mang tính tình thế.

Thời gian các tổ chức kinh tế lập dự án đầu tư và lập hồ sơ đất đai thực hiện chậm đã làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất hàng năm. Một số hạng mục cơng trình đã có trong chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất hàng năm nhưng chủ đầu tư chưa lập xong dự án và hồ sơ đất đai, vì vậy phải chuyển sang năm sau.

Hiệu quả sử dụng các loại đất còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của huyện. Cơ cấu sử dụng các loại đất chưa hợp lí, bố trí sản xuất cịn chồng chéo, manh mún. Diện tích đất nơng nghiệp của huyện cịn khá nhiều trong khi đất phi nơng nghiệp phục vụ cho q trình CNH, ĐTH tăng khơng đáng kể. Việc khai thác sử dụng địi hỏi khơng chỉ đầu tư đáng kể về vốn mà còn chú trọng tới những biện pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng đất cả về kinh tế và môi trường sinh thái.

Chính sách bồi thường GPMB trong quan hệ chuyển mục đích sử dụng đất cịn nhiều bức xúc. Qua nghiên cứu các dự án điển hình cho thấy rằng, công tác GPMB ở hầu hết các dự án đều thực hiện chậm so với tiến độ đề ra gây ra những hậu quả: ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án, khiếu nại tố cáo, chênh lệch lợi ích…. Tất cả các phương án BTHTr-GPMB các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp đều có hỗ trợ chuyển đổi nghề và đào tạo nghề. Nhưng trên thực tế, tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề lại chi trả trực tiếp cho các hộ dân dẫn đến tình trạng nhân dân sử

bị ảnh hưởng do chuyển mục đích sử dụng đất nơng nghiệp được giữ lại, nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể để người dân được đi học nghề, đào tạo nghề theo chính sách. Cũng có khơng ít trường hợp sau khi nhận tiền BTHTr-GPMB, người dân sẵn tiền tiêu nên lười không chịu học, chuyển đổi nghề.

Đời sống của một bộ phận dân cư sau khi thu hồi đất (chủ yếu là nơng dân) lâm vào tình trạng khó khăn do khơng tìm được nghề nghiệp phù hợp với bản thân hoặc trình độ tay nghề kém.

Vấn đề tồn tại về Mơi trường:

- Ơ nhiễm các sông trên địa bàn huyện Gia Lâm: môi trường nước mặt đang chịu ảnh hưởng mạnh từ sự ra đời của hàng loạt của các khu đô thị, các khu công nghiệp, cùng với các hoạt động tiểu thủ công nghiệp, các doanh nghiệp và các chất thải bệnh viện, các khu vực dân cư đông đúc, các làng nghề... đã làm cho chất lượng môi trường biến đổi nhanh theo chiều hướng tiêu cực.

- Mơi trường khơng khí ở huyện Gia Lâm chịu tác động chủ yếu của các hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề thủ công, giao thông vận tải, xây dựng và sinh hoạt của người dân. Chất lượng mơi trường khơng khí tại nhiều xã trên địa bàn Huyện đã có biểu hiện suy thối bụi và các chất khí gây ơ nhiễm tăng dần gây khơng ít bức xúc cho nhân dân quanh các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)