Tình hình chất thải rắ ny tế tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn nguy hại tại bệnh viện hữu nghị việt đức và bệnh viện 19 8 bộ công an (Trang 25 - 30)

1.3. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CTRYTNH

1.3.2. Tình hình chất thải rắ ny tế tại Việt Nam

Theo báo cáo từ Bộ Y tế, tính đến năm 2005 cả nước có hơn 1047 bệnh viện với khoảng 140.000 giường bệnh và hơn 10.000 trạm y tế [13]. Trung bình mỗi ngày đêm, mỗi giường bệnh thải ra môi trường khoảng 2,5 kg rác thải, chất thải trong đó từ 10-15% là chất thải độc hại, dễ gây nguy hiểm cần được xử lý theo quy định đặc biệt, bao gồm các chất tiết dịch, bông băng, bơm kim tiêm và các vật sắc nhọn, dược phẩm, hố chất, các chất phóng xạ và cả các bộ phận của cơ thể người bệnh bị cắt bỏ sau phẫu thuật

Từ năm 2007 trở về trước công tác QLCRYTNH (phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển…) hầu hết được thực hiện 1 cách tự phát, tự quản lý (một phần do chưa có các quy định cụ thể của ngành dọc) tại mỗi cơ sở y tế riêng biệt. [5]

Từ năm 2007 trở lại đây, đặc biệt là từ khi có Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT về việc bàn hành Quy chế Quản lý chất thải y tế thì các cơ sở y tế trên cả nước mới có một cơng cụ hữu ích để thực hiện việc QLCTYT. Tuy nhiên, việc tuân thủ đầy đủ các yêu cầu trong Quyết định 43 về QLCTYT là một việc không hề đơn giản, ngay cả đối với các bệnh viện tuyến Trung ương.

Vẫn theo Bộ Y tế, khoảng 2/3 bệnh viện chưa áp dụng phương pháp tiêu huỷ rác thải đảm bảo vệ sinh. Hầu hết rác thải y tế bệnh phẩm chưa được phân theo đúng chủng loại, chưa được khử khuẩn khi thải bỏ. Nhà lưu chứa không đúng tiêu chuẩn, khơng đảm bảo vệ sinh và có nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng. Rác thải y tế ở một số địa phương hiện đang là một trong những vấn đề bức xúc bởi ngay cả ở các bệnh viện tuyến tỉnh, hiện nay nhiều địa phương vẫn chưa có lấy một nơi tập kết chất thải.

Trong quy chế quản lý rác thải, chất thải bệnh viện, Bộ Y tế quy định rất rõ ràng và còn đưa ra quy trình thu gom, lưu trữ. Theo đó, rác thải, chất thải phải được xử lý ngay tại thời điểm mới phát sinh, đựng trong các túi hoặc thùng tuỳ theo quy định về màu sắc, tiêu chuẩn. Nhưng thực tế phần lớn các bệnh viện, cơ sở y tế, nhất là cơ sở y tế tư nhân, chưa thực hiện quy định này. Rất nhiều lần, do bất cẩn, công nhân làm vệ sinh đã đánh rơi túi đựng chất thải, rác thải y tế xuống lề đường, nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm là không tránh được.

Theo báo cáo của trung tâm y tế dự phòng các tỉnh, 81,25% bệnh viện đã thực hiện phân loại chất thải ngay từ nguồn nhưng việc phân loại còn phiến diện và kém hiệu quả do nhân viên tham gia công tác này chưa được đào tạo kỹ năng cơ bản. Việc phân loại còn chưa theo đúng quy cách như tách các vật sắc nhọn ra khỏi chất thải rắn y tế, còn lẫn nhiều chất thải sinh hoạt vào chất thải y tế và ngược lại. Hệ thống ký hiệu, máu sắc của túi và thùng đựng chất thải chưa đúng quy chế quản lý chất thải bệnh viện cịn tùy tiện.

trong khn viên bệnh viện thành một khu trung chuyển có điều kiện vệ sinh khơng đảm bảo, có nhiều nguy cơ gây rủi ro do vật sắc nhọn rơi vãi, côn trùng dễ dàng xâm nhập ảnh hưởng đến môi trường bệnh viện. Một số điểm tập trung rác khơng có mái che, khơng có rào bảo vệ, vị trí lại gần nơi đi lại, những người khơng có nhiệm vụ dễ xâm nhập. Chỉ có một số ít bệnh viện có nơi lưu trữ chất thải đạt tiêu chuẩn. Tình trang chung là các bệnh viện khơng có đủ các phương tiện bảo hộ khác cho nhân viên trực tiếp tham gia vào công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và tiêu hủy chất thải.

Về công tác xử lý, trên phạm vi cả nước đã có 35 tỉnh được đầu tư xây dựng và lắp đặt hệ thống lò đốt rác y tế. Danh sách tỉnh hiện đã có lị đốt chất thải rắn y tế đã được lắp đặt và đưa vào khai thác vận hành tại Việt nam trong đó, Hà Nội là tỉnh được đầu tư 5 lị đốt với cơng suất 450 kg/h, nhiều nhất trong tất cả các tỉnh thành. Hiện nay ở các bệnh viện trong cả nước số lượng và chủng loại lò đốt chất thải y tế được sử dụng khá đa dạng và phong phú. Trong đó, lị đốt chất thải hiệu hoval MZ4 và MZ2 là được sử dụng nhiều nhất. [5]

Tuy nhiên, cả nước mới có 80 lị đốt hai buồng đạt tiêu chuẩn môi trường, với công suất từ 300 – 450 kg/ngày, nhưng cũng chỉ áp dụng được khoảng 40% nhu cầu của bệnh viện, khoảng 30% bệnh viện sử dụng lị đốt thủ cơng và 30% bệnh viện tự chôn lấp chất thải y tế nguy hại trong khu đất của bệnh viện [6]. Một số bệnh viện tuy đã lắp đặt lò đốt hiện đại nhưng nhưng lại khơng hoạt động được vì vị trí đặt lị đốt gần nhà dân và khi vận hành khơng đúng kỹ thuật, có khói đên và mùi khó chịu nên bị nhân dân phản đối do vậy không vận hành được. Một vài thiết bị tạm dừng khai thác do bị hỏng chưa có phụ tùng thay thế.

Bên cạnh đó, cịn rất nhiều bệnh viện tuyến huyện các tỉnh miền núi, vùng đồng bằng đều chưa có cơ sở hạ tầng để xử lý chất thải y tế nguy hại, vì vậy người ta chủ yếu thiêu đốt bằng các lị thủ cơng hoặc chơn lấp trong các khu đất của bệnh viện.

Thực trạng quản lý rác thải các bệnh viện ở Hà Nội:

Hà Nội có hàng nghìn cơ sở y tế lớn nhỏ, chiếm lượng chất thải, rác thải vào môi trường khoảng gần 2% tổng lượng rác thải toàn thành phố. Hiện nay mỗi ngày

các bệnh viện tại Hà Nội thải ra từ 10 – 20 tấn rác, mỗi tháng trung bình là 600m3. Cơng ty mơi trường đơ thị thu gom được 502m3/ tháng, trong đó tỷ lệ rác thải nguy hại chiếm khoảng 12 – 25% [19]. Phần rác của bệnh viện được cho vào các xe chở rác của thành phố và chở thẳng tới các bãi rác tập trung. Thời gian lưu trữ phế thải kéo dài từ 3 ngày đến một tuần.

Mặt khác tại các bệnh viện ln có một số lượng người nhà đến phục vụ bệnh nhân tương đương hoặc hơn số bệnh nhân của bệnh viện. Chính hiện trạng này làm cho hệ thống xử lý chất thải của bệnh viện hoạt động tới mức quá tải và nhiều khi chính những người này góp phần làm vung vãi rác thải nguy hại ra môi trường.

Khi chưa có quy chế quản lý, xử lý rác thải y tế thì các bệnh viện ở Hà Nội cũng có nhiều tồn tại trong cơng tác quản lý, xử lý chất thải rắn bệnh viện. sau hơn 2 năm thực hiện Quy chế quản lý chất thải rắn y tế, năm 2002 Bộ y tế đã tiến hành điều tra 294 bệnh viện trong cả nước cho thấy 94,2% bệnh viện phân loại chất thải y tế tại nguồn phát sinh, chỉ có 5,8% bệnh viện chưa thực hiện phân loại [5]. Các bệnh viện tuyến TW, tuyến tỉnh, bệnh viện tư nhân thực hiện phân loại chất thải y tế ngay tại nguồn phát sinh tốt hơn các bệnh viện tuyến huyện và bệnh viện ngành: 93,9% bệnh viện thực hiện tách riêng vật sắc nhọn ra khỏi chất thải y tế, hầu hết các bệnh viện sử dung chai nhựa, lọ truyền đã dung để đựng kim tiêm.Nhưng qua kiểm tra thực tế, việc phân loại chất thải y tế ở một số bệnh viện cịn phiến diện và chưa thật chính xác làm giảm hiệu quả của việc phân loại chất thải. 85% bệnh viện sử dụng mã màu trong phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải.

Kết quả phân loại tại chỗ cho thấy lượng thải trung bình dao động từ 2,02 kg/gb đến 2,57 kg/gb, trị số trung bình là 2,27 kg/gb. Tỷ lệ các loại chất thải độc hại lây lan ở các khu vực thu gom chính là 6,6% và chiếm từ 30% - 40% trong lượng phế thải nằm rải rác ở các nơi. Tổng lượng phế thải cần phải đốt dao động từ 18,8% đến 33,6%, tổng lượng phế thải phát sinh từ bệnh viện với tỷ trọng dao động từ 0,12 T/m3 đến0,15 T/m3. Độ ẩm dao động từ 43% - 61%, trung bình là 50%. Độ trơ dao động từ 7,2% - 15,4%. Nhiệt độ dao động từ 1887 kcal/kg – 2825 kcal/kg, giá trị trung bình là 2153 kcal/kg [5].

Hiện trạng hệ thống xử lý CTR ở một số bệnh viện ở Hà Nội:

- Thu gom và đổ vào bãi rác thành phố. Thông thường bệnh viện ký hợp đồng với công ty vệ sinh và hàng ngày công ty đưa rác đi chôn. Hầu hết rác bệnh viện được chôn lấp với rác sinh hoạt tại bãi rác thành phố. Các bãi rác này khơng được xử lý gì thêm và khơng được bảo vệ phịng chống ô nhiễm nguồn nước ngầm.

- Sử dụng các lò thiêu đốt chất thải bằng dầu, củi. Một số lò thiêu đốt được xây dựng từ ngày xưa, một số mới xây dựng và một hiện một số bệnh viện đang nhập các lò thiêu đốt của nước ngồi. Một số bệnh viện có hệ thống đốt rác đơn giản, cũ nát, lạc hậu, hoạt động kém hiệu quả và làm ơ nhiễm mơi trường, do q trình đơ thị hóa hầu hết các bệnh viện lớn nằm xen lẫn với khu dân cư nên việc đốt rác trong bệnh viện làm ơ nhiễm khơng khí và bị nhân dân phản đối [19].

- Các sinh phẩm và các phần cắt bỏ của cơ thể được bơm hóa chất sát trùng và mang đến xử lý tại nghĩa trang, việc chôn cất do ban quản lý nghĩa trang đảm nhận.

Hầu hết các bệnh viện Hà Nội được xây dựng từ thế kỷ trước, một số xây dựng sau này nhưng nói chung khi thiết kế và xây dựng bệnh viện người ta thường khơng tính đến các cơng trình xử lý chất thải, đặc biệt là chhats thải rắn. trong bệnh viện thì các nhà quản lý do bao năm kinh tế khó khăn đã lãng qn cơng việc xử lý chất thải. Nhiều người nghĩ rằng đó là việc ngồi bệnh viện. Khi lập kế hoạch kinh phí hàng năm người ta khơng để ý đến kinh phí cho xử lý chất thải. Bệnh viện khơng có phân loại rác thải, khơng có các sọt rác, các bao bì chun dụng cho rác nguy hiểm. Nhiều bệnh viện có tính chất chun khoa như bệnh viện Lao khi xây dựng thì ở ngoại vi thành phố nhưng qua bao năm mở rộng nay đã vào trung tâm. Giải quyết việc di chuyển bệnh viện ra khỏi trung tâm thì khơng có đủ kinh phí. Nếu di chuyển rác đi nơi khác thì cần phương tiện chuyên chở chuyên dụng, còn muốn xử lý tại chỗ thì phải có cơng nghệ cao mới xử lý được khói.

Thực trạng quản lý chất thải y tế tại các bệnh viện huyện tỉnh Hải Dương:

Lượng chất thải rắn trung bình (kg)/giường bệnh/24 giờ tại các bệnh viện huyện là 1,27 ± 0,03 và 1,0 ± 0,12 [14], trong đó: lượng rác thải phát sinh tại các khoa

Chất thải sinh hoạt chiếm 90% tổng lượng chất thải; chất thải lâm sàng chiếm 8 - 9%; chất thải hóa học chiếm tỷ lệ thấp (0,3 - 0,6%)[15].

Phân loại, thu gom chất thải rắn đã thực hiện theo Quy chế quản lý chất thải y tế song hiệu quả chưa cao, chưa thực hiện theo đúng các tiêu chuẩn quy định như chất loại túi đưgj chất thải, biểu tượng nguy hại sinh học, màu sắc của túi đựng chất thải.

9/11 bệnh viện không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh nơi lưu giữ chất thải, 100% bệnh viện khơng có phương tiện vận chuyển chun dụng trong bệnh viện [15].

9/11 bệnh viện có xử lý chất thải rắn tại bệnh viện, trong đó 6/9 bệnh viện xử lý chất thải rắn với hình thức đốt bằng lị và chơn lấp đối với chất thải sinh hoạt, 3/9 chôn lấp chất thải sinh hoạt và chất thải lâm sàng trong khu đất của bệnh viện. 2/11 bệnh viện có bộ phận xử lý chất thải khí tại khoa xét nghiệm. 9/11 bệnh viện chưa xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường [15].

47,6% - 62,7% số cán bộ lãnh đạo, quản lý bệnh viện có ý kiến là nhân lực phục vụ công tác quản lý, xử lý chất thải y tế cịn thiếu, khơng có cán bộ chun trách [15].

Phương tiện làm việc chuyên dụng, phương tiện bảo hộ lao động còn thiếu (>50%), việc sử dụng phương tiện bảo hộ nhân viên tham gia quản lý và xử lý chất thải y tế cũng không thường xuyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn nguy hại tại bệnh viện hữu nghị việt đức và bệnh viện 19 8 bộ công an (Trang 25 - 30)