Kết quả khảo sát biện pháp xử lý và tiêu hủy CTRYTNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn nguy hại tại bệnh viện hữu nghị việt đức và bệnh viện 19 8 bộ công an (Trang 63 - 67)

Biện pháp xử lý

Bệnh viện Việt Đức Bệnh viện 19/8 Có Khơng Quy chuẩn Có Khơng Quy chuẩn Xử lý ban đầu + - + + - + Biện pháp xử lý triệt để Thiêu đốt bằng lò đốt chất thải rắn - - - - - -

Thiêu đốt ngoài trời - + - - + -

Thuê công ty môi trường xử lý + - + + - +

Chôn lấp trong khuân viên - + - - + -

Xử lý cùng chất thải sinh hoạt - + - - + -

Theo kết quả khảo sát cho thấy cả hai bệnh viện 19/8 và bệnh viện Việt Đức đều đã có lị đốt chất thải y tế. Tuy nhiên, do chất lượng lò đốt bị xuống cấp và hư hỏng nên bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức và bệnh viện 19/8 đã ngưng sử dụng lò đốt trong những năm gần đây. Hiện nay, toàn bộ chất thải rắn y tế nguy hại của bệnh viện Việt Đức đều th Cơng ty xử lý bên ngồi. Bệnh viện 19/8 có sử dụng cơng nghệ vi sóng kết hợp hơi nước bão hòa để xử lý toàn bộ lượng chất thải y tế lây nhiễm giúp làm giảm đáng kể chi phí xử lý chất thải tại bệnh viện 19/8 và các loại chất thải y tế nguy hại khác phải tiến hành thuê xử lý bên ngoài. Hai bệnh viện này đều ký hợp đồng thuê Công ty Cổ phần môi trường đô thị và công nghiệp Urenco 10. Biện pháp xử lý của Công ty Urenco-10 là thiêu đốt với chi phí hiện tại là 15.000 VNĐ/kg chất thải rắn y tế nguy hại.

Đánh giá cơng nghệ vi sóng kết hợp hơi nước bão hòa xử lý chất thải y tế lây nhiễm tại bệnh viện 19/8

Thực hiện mục tiêu hạn chế nguy hại của chất thải y tế đối với mơi trường, cộng đồng; giảm chi phí xử lý chất thải bệnh viện đòi hỏi mỗi bệnh viện cần được đầu tư áp dụng công nghệ phù hợp, tiên tiến, thân thiện với môi trường để xử lý tại chỗ chất thải bệnh viện.

Được sự quan tâm của Lãnh đạo Bộ Công An, Lãnh đạo Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật, Cục Quản lý công nghệ và Môi trường Bộ Công An, năm 2010 Bệnh viện được trang bị thiết bị xử lý chất thải y tế theo cơng nghệ nhiệt ướt kết hợp với sóng viba thay thế cho lò đốt chất thải y tế hiện nay khơng cịn phù hợp do lị đốt xuống cấp, hư hỏng, ống khói thấp nên khi vận hành ảnh hưởng đến khu dân cư cao tầng xung quanh.

Giới thiệu về cơng nghệ vi sóng kết hợp hơi nước bão hịa

Thiết bị khử khuẩn SINTION của hãng CMB (Áo) là đại diện tiêu biểu cho loại cơng nghệ sử dụng vi sóng kết hợp hơi nước bão hịa để khử khuẩn ở điều kiện áp suất cao. Thiết bị này đã được xuất hiện ở Việt Nam tại Trung tâm Y tế VietSov Vũng Tàu từ năm 2003. Đến nay, hệ thống SinTion cùng máy cắt nhỏ chất thải sau khi đã khử khuẩn đã được đưa vào sử dụng tại Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện C Đà Nẵng của Bộ Y tế, Bệnh viện 19-8 và Bệnh viện 199 của Bộ Công An.

nước công nghiệp phát triển và một số nước đang phát triển từ khoảng 10 năm trở lại đây. Đây là loại công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Hiệu quả khử tiệt khuẩn đạt 6Log10 (tức 99,9999%), và thời gian xử lý nhanh.

- Q trình hút khơng khí tạo ra môi trường chân không trong khoang xử lý chứa chất thải trước khi cấp hơi nước có tác dụng làm hơi nước sẽ thấm sâu và làm ướt mọi bề mặt chất thải, kể cả trong lịng khối chất thải, kể cả các vật thể có cấu trúc “phức tạp” - nhỏ dài và hẹp như kim tiêm. Việc làm ẩm bề mặt này lại có tác dụng giúp năng lượng nhiệt do vi sóng tạo ra làm nóng chất thải từ trong ra, kết hợp với nhiệt độ và áp suất cao sẽ có tác dụng phá huỷ cấu trúc tế bào và tiêu diệt tất cả các loại mầm bệnh (vi khuẩn, virus, nha bào, kí sinh trùng …) có trong chất thải. Nhờ đó sau khi được xử lý, chất thải lây nhiễm trở thành chất thải thông thường mà không bị phá huỷ, rất thích hợp cho việc tận dụng để tái chế.

- Sự kết hợp giữa hơi nước bão hịa và sóng vi ba trong SINTION đem lại hiệu quả tiệt khuẩn hơn hẳn các phương pháp sử dụng hơi nước bão hịa thơng thường (quá trình tiệt khuẩn thất bại với các vật có lịng ống hẹp, dài nhiều ngóc ngách hơi nước khơng thâm nhập được vào bên trong)

- Toàn bộ qui trình hoạt động của cơng nghệ vi sóng kết hợp hơi nước bão hồ đều khơng tạo ra khói bụi, khơng xả ra nước thải, cũng khơng sử dụng hố chất khử tiệt trùng nên hoàn toàn thân thiện với môi trường.

Thông số kỹ thuật cơ bản của SINTION

Kích thước: 0,83 m x 1,12 m x 1,18 m Khoang xử lý: 45 , H = 67,5 cm (103 lít) Trọng lượng : 430 kg

Điện thế: 230/400V (dòng 3 pha), 13A

Kết nối nguồn: 8700 W

Thời gian xử lý: từ 10 – 30 phút/mẻ (chu kỳ) Công suất xử lý: từ 8 – 12 kg/mẻ (chu kỳ)

khoảng 120 - 240 kg/ca Tiêu thụ điện: 1,5 KW/mẻ (chu kỳ) Tiêu thụ nước: 6 -10 lít/mẻ (chu kỳ)

Chi phí xử lý 1 kg chất thải y tế của 1 SINTION

Hạng mục VN Đồng

1 Chi phí điện (cả hệ thống thiết bị gồm cả máy cắt) 5.400 2 Chi phí nước (6 lít/ chu kì và chi phí máy làm mềm nước) 400 3 Túi đựng chất thải PP chịu nhiệt vi sóng (1 túi) 25.000 4 nước khử mùi 02 ml (nhưng đôi khi mới sử dụng) 3.500 giấy in nhiệt, báo kết quả 500 5 Nhân công (3.000.000 đ/tháng, gồm cả bảo hộ lao động,..) 6.200 Chi phí vận hành cho 1 chu kỳ (12kg) 41.000

Chi phí xử lý 1 kg (làm trịn) 3.450

Chi phí thực tế xử lý 1 kg (thêm chôn lấp và các chi khác) 6.000

Đánh giá hiệu quả khi xử lý rác y tế bằng SINTION + Hiệu quả kinh tế:

Trước khi có thiết bị xử lý rác y tế SINTION, toàn bộ rác thải y tế nguy hại Bệnh viện (TB 105 Kg/ ngày) đều được thuê công ty Môi trường đô thị vận chuyển và đưa đi xử lý với chi phí 9,980 Đồng/Kg (Giá năm 2010). Trong đó 70% khối lượng là chất thải y tế lây nhiễm (Tương đương 73,5 Kg/ ngày) có khả năng xử lý được bằng SINTION. Như vậy việc áp dụng công nghệ xử lý rác thải y tế lây nhiễm bằng SINTION đã làm giảm chi phí xử lý chất thải y tế nguy hại hang ngày là (9.890 - 6000)* 73.5 = 292.530 đồng.

+ Hiệu quả tiệt khuẩn của SINTION

Đánh giá hiệu quả tiệt khuẩn của SINTION bằng phân tích vi sinh trên chất thải sau khi được xử lý cho thấy 100% mẫu thử đều cho kết quả âm tính.

3.3. KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CỦA CÁN BỘ, NHÂN VIÊN Y TẾ VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ NGUY HẠI. LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ NGUY HẠI.

Một trong những yếu tố quan trọng nhằm đánh giá hiệu suất của công tác quản lý chất thải tại bệnh viện đó là kiến thức và thực hành của các cán bộ, nhân viên

trực tiếp phân loại và thu gom các chất thải phát sinh.

Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức và bệnh viện 19/8 đều thực hiện phân loại tại nguồn, đối tượng trực tiếp phân loại tại nguồn là cán bộ y tế và các nhân viên thu gom của bệnh viện. Đối tượng phát vấn của luận văn chủ yếu tập trung vào 28 khoa lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh viện Việt Đức; 27 khoa/trung tâm của bệnh viện 19/8.

3.3.1. Thông tin chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn nguy hại tại bệnh viện hữu nghị việt đức và bệnh viện 19 8 bộ công an (Trang 63 - 67)