Bệnh viện Việt Đức Bệnh viện 19/8 Số lượng Đạt (%) Số lượng Đạt (%)
Tập huấn quản lý chất thải y tế
Đã tập huấn 89 90,82 78 89,66
Chưa tập huấn 25 73,53 27 81,82
Nguồn: Kết quả khảo sát 6 tháng cuối năm 2013 tại bệnh viện Việt Đức và 19/8
Dựa vào bảng thống kê 3.25 cho thấy, tỷ lệ cán bộ, nhân viên y tế đã qua tập huấn có mức độ hiểu biết về quản lý chất thải y tế nói chung và chất thải rắn y tế nói riêng khá cao ở cả hai bệnh viện còn mức độ hiểu biết về quản lý chất thải rắn y tế nguy hại với các đối tượng chưa qua tập huấn khá thấp như bệnh viện Việt Đức có 73,53% và bệnh viện 19/8 là 81,82%.
Do vậy, để nâng cao kiến thức về quản lý chất thải rắn y tế nguy hại, bệnh viện cần nâng cao tập huấn kiến thức định kỳ cho các cán bộ, công nhân viên công tác tại bệnh viện.
3.4. ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ NGUY HẠI TẠI HAI BỆNH VIỆN TẠI HAI BỆNH VIỆN
3.4.1. Các giải pháp về nguồn nhân lực
3.4.1.1. Thực hiện tập huấn định kỳ về quản lý chẩt thải y tế nói chung và chất thải rắn y tế nói riêng
- Mở các lớp tập huấn định kỳ đối với các cán bộ quản lý của bệnh viện các buổi tập huấn về các kiến thức chung quản lý chất thải.
- Tập huấn thực hành về phân loại chất thải, thu gom và vận chuyển chất thải tại bệnh viện đối với các nhân viên trực tiếp thực hiện thu gom, vận chuyển chất thải.
- Thực hiện các chính sách khuyến khích, các phong trào giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp giữa các khoa trong bệnh viện để nâng cao ý thức, tinh thần giữ gìn bảo vệ mơi trường tập thể.
3.4.1.2. Thực hiện các công tác thi đua, học tập, trao đổi thông tin giữa cán bộ y tế của bệnh viện với các trung tâm bên ngồi
- Định kỳ gửi cán bộ cơng nhân viên của bệnh viện đến các lớp học về quản lý môi trường, quản lý chất thải y tế... của các Trung tâm, Bộ Tài nguyên môi trường mở ra hàng năm.
- Khuyến khích các khoa, các cán bộ trong cơng tác đồn của bệnh viện tham gia các cuộc thi bảo vệ môi trường y tế để nâng cao hiểu biết cũng như ý thức bảo vệ môi trường chung.
3.4.1.3. Tăng cường kênh trao đổi thông tin các kiến thức về quản lý mơi trường nói chung và chất thải y tế nguy hại nói riêng trong bệnh viện.
- Khuyến khích các cuộc thi về bảo vệ môi trường y tế trong bệnh viện giữa các khoa.
- Bổ sung các biển báo, nội quy quy định cần thiết đối với các khu vực lưu giữ chất thải, thùng rác thu gom, khu vực kho rác của bệnh viện.
3.4.2. Các giải pháp về cơ sở hạ tầng
3.4.2.1. Phương tiện thu gom
Bổ sung các loại phương tiện thu gom phù hợp với quy định trong Quyết định 43/2007/QĐ-BYT về Quản lý chất thải y tế cụ thể:
- Túi/thùng đựng chất thải: Phải có đủ 4 loại để phân biệt chất thải lây nhiễm (màu vàng), chất thải hóa học và chất thải phóng xạ (màu đen); chất thải thông thường và các bình áp suất nhỏ (màu xanh); chất thải tái chế (màu trắng).
- Phải đảm bảo loại thùng đủ điều kiện về: loại nhựa, màu sắc, dung tích thùng/kích thước túi và vạch báo hiệu của thùng.
- Bên ngồi thùng/túi phải có biểu tượng chỉ loại chất thải.
3.4.2.2. Phương tiện vận chuyển
Phương tiện vận chuyển phải đảm bảo là xe chuyên dụng, đảm bảo kín, khơng rơi vãi chất thải, nước thải và phát tán mùi hôi trong quá trình vận chuyển.
3.4.2.3. Kho rác thải của bệnh viện
Kho rác hiện tại của hai bệnh viện đều khá đảm bảo về khoảng cách đối với nhà ăn, buồng bệnh, lối đi công cộng, khu vực tập trung đông người... Một số yêu cầu cần lưu ý đó là:
- Bệnh viện 19/8 cần bổ sung khu vực rửa tay cho nhân viên.
- Bệnh viện Việt Đức cần rà soát lại hệ thống cống thốt và hệ thống thơng gió tại kho rác.
3.4.3. Các giải pháp về hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý bao gồm thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải. gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải.
3.4.3.1. Giảm thiểu tại nguồn
- Chọn nhà cung cấp hậu cần cho bệnh viện mà sản phẩm của họ ít phế thải hay giảm lượng chất thải y tế nguy hại phải được xử lý đặc biệt.
- Sử dụng các biện pháp khử trùng tẩy uế cơ lý học nhiều hơn các biện pháp hóa học sẽ giảm thiểu chất thải nguy hại.
- Giảm thiểu chất thải nhất là trong công tác hộ lý và khử trùng tẩy uế.
3.4.3.2. Quản lý và kiểm soát ở bệnh viện
- Tập trung quản lý thống nhất các loại thuốc, hóa chất nguy hại.
- Giám sát sự luân chuyển lưu hành hóa chất, dược chất ngay từ khâu nhận, nhập kho, sử dụng và tiêu hủy và thải bỏ.
- Xử lý nghiêm khắc các hành vi buôn bán chất thải y tế không đúng quy định của pháp luật.
3.4.3.3. Quản lý kho hóa chất, dược chất
- Thường xuyên cập nhật hàng từng lượng nhỏ hơn là nhập quá nhiều một đợt dễ dẫn tới thừa hoặc quá hạn.
- Sử dụng các lô hàng cũ trước, hàng mới dùng sau. Sử dụng toàn bộ thuốc, dược chất, vật tư trong kiện cũ rồi mới chuyển sang kiện mới.
- Thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng của các loại thuốc, dược chất, vật tư tiêu hao ngay từ khi nhập hàng cũng như trong quá trình sử dụng.
3.4.3.4. Thu gom, phân loại và vận chuyển
Đối với phân loại:
- Điểm mấu chốt nhằm đem lại hiệu quả cao đó là phải phân loại và tách ngay từ đầu một cách chính xác chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường. Việc tách và phân loại chính xác chất thải y tế tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình tiếp theo như thu gom, vận chuyển hay quá trình xử lý chất thải. Ngoài ra, dựa vào kết quả thu thập được ở phần trên cho thấy mối liên hệ giữa trình độ chun mơn, thâm niên công tác với các kiến thức về quản lý chất thải rắn y tế nguy hại cho thấy mối liên hệ chặt chẽ. Các đối tượng có thâm niên cơng tác lâu năm và trình độ chun mơn cao là các đối tượng chủ yếu là bác sĩ, điều dưỡng trưởng do vậy các kiến thức về quản lý chất thải rắn y tế nói chung và chất thải rắn y tế nguy hại nói riêng rất tốt. Do đó, ở cả hai bệnh viện cần có các biện pháp quản lý, thúc đẩy để nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức về các kiến thức phân loại chất thải tại nguồn đối với tất cả các đối tượng khác.
- Việc tách và phân loại chất thải rắn y tế địi hỏi phải có thùng chứa, túi lót thùng chứa, dây thắt túi, hộp nhốt vật sắc nhọn, yêu cầu thùng chứa có màu sắc đúng theo quy định tại Quyết định 43/2007/QĐ-BYT để dễ quản lý chất thải y tế, đặc biệt là chất thải y tế nguy hại trong suốt q trình lưu thơng.
Thu gom tại phịng khoa:
- Hộ lý và nhân viên y tế phân loại, tách chất thải y tế ngay trong quá trình thực hành nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật như thay băng, tiêm truyền. Hoạt động này phải duy trì thường xuyên và liên tục.
trung về thùng lưu chứa trung chuyển, vận chuyển về khu lưu trung chuyển chất thải y tế nguy hại bệnh viện.
Thời gian lưu chứa: Tốt nhất là vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đi xử lý lý ngay trong ngày.
- Vận chuyển chất thải đi xử lý trong vịng 48h đối với mùa đơng. - Vận chuyển chất thải đi xử lý trong vòng 24h đối với mùa hè.
3.4.4. Giải pháp về khoa học kỹ thuật, công nghệ
3.4.4.1. Xử lý sơ bộ chất thải y tế nguy hại tại nguồn
a. Chất thải lây nhiễm
Có thể sử dụng một trong số các phương pháp:
- Khử khuẩn bằng hố chất: Ngâm chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao trong dung dịch Cloramin B 1-2%, Javel 1-2% trong thời gian tối thiểu 30 phút hoặc các hoá chất khử khuẩn khác theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và theo quy định của Bộ Y tế.
- Khử khuẩn bằng hơi nóng: Cho chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao vào trong máy khử khuẩn bằng hơi nóng và vận hành theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Đun sôi liên tục trong thời gian tối thiểu 15 phút.
Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao sau khi xử lý ban đầu có thể đem chơn hoặc cho vào túi nilon màu vàng để hòa vào chất thải lây nhiễm. Trường hợp chất thải này được xử lý ban đầu bằng phương pháp khử khuẩn bằng nhiệt ướt, vi sóng hoặc các công nghệ hiện đại khác đạt tiêu chuẩn thì sau đó có thể xử lý như chất thải thơng thường và có thể tái chế.
b. Chất thải hóa học
- Trả lại nhà cung cấp theo hợp đồng. - Thiêu đốt trong lị đốt có nhiệt độ cao.
- Phá huỷ bằng phương pháp trung hoà hoặc thuỷ phân kiềm.
- Trơ hố trước khi chơn lấp: trộn lẫn chất thải với xi măng và một số vật liệu khác để cố định các chất độc hại có trong chất thải. Tỷ lệ các chất pha trộn như sau: 65% chất thải dược phẩm, hố học, 15% vơi, 15% xi măng, 5% nước. Sau khi tạo thành một khối đồng nhất dưới dạng cục thì đem đi chơn.
c. Chất gây độc tế bào
Áp dụng một trong các phương pháp sau: - Trả lại nhà cung cấp theo hợp đồng. - Thiêu đốt trong lị đốt có nhiệt độ cao
- Sử dụng một số chất oxy hoá như KMnO4, H2SO4 ... giáng hoá các chất gây độc tế bào thành hợp chất không nguy hại.
- Trơ hố sau đó chơn lấp tại bãi chơn lấp chất thải tập trung.
d. Chất thải phóng xạ
Cơ sở y tế sử dụng chất phóng xạ và dụng cụ thiết bị liên quan đến chất phóng xạ phải tuân theo các quy định hiện hành của pháp luật về an toàn bức xạ.
3.4.4.2. Xử lý chất thải bằng phương pháp đốt
Công nghệ thiêu đốt là đốt chất thải một cách có kiểm sốt trong một vùng kín, mang nhiều hiệu quả. Quá trình đốt được thực hiện hoàn toàn, phá hủy hoàn toàn chất độc hại bằng cách phá vỡ các liên kết hóa học, giảm thiểu hay loại bỏ hoàn toàn độc tính. Hạn chế tập trung chất thải cần loai bỏ vào môi trường bằng cách biến đổi chất rắn, lỏng thành tro. So với chất thải y tế chưa xử lý, tro thải vào mơi trường an tồn hơn.
Việc quản lý kim loại, tro và các sản phẩm của quá trình đốt là khâu quan trọng. Tro là một dạng vật liệu rắn, trơ gồm C, muối, kim loại. Trong quá trình đốt, tro tập trung ở buồng đốt (tro đáy), lớp tro này xem như chất thải nguy hại. Các hạt tro có kích thước nhỏ có thể bị cuốn lên cao (tro bay). Tàn tro cần chơn lấp an tồn vì thành phần nguy hại sẽ trực tiếp gây hại. Lượng kim loại nặng được xác định qua việc kiểm tra khói thải và tro dư của lị đốt.
Thành phần khí thải chủ yếu là CO2, hơi nước, NOx, hydrigen cloride và các khí khác. Các khí vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho con người và mơi trường, vì vậy cần có hệ thống xử lý khí khói thải từ lị đốt.
Lò đốt thường được chia làm 2 buồng: - Buồng đốt chính: gồm 2 giai đoạn + Giai đoạn 1: chất thải được sấy khô + Giai đoạn 2: cháy và khí hóa
- Buồng đốt sau: gồm 3 giai đoạn + Giai đoạn 3: Phối trộn.
+ Giai đoạn 4: cháy ở dạng khí + Giai đoạn 5: oxi hóa hồn tồn.
Các yếu tố quyết định sự hiệu quả của lò đốt: sự cân bằng năng lượng, hệ thống kiểm sốt chế độ đốt, nhiệt độ nóng chảy trong buồng đốt, độ ẩm của chất thải.
Phương pháp đốt là phương pháp hiệu quả và kinh tế nhất để xử lý triệt để chất thải y tế nguy hại.
Hình 3. 12: Cơng nghệ thiêu đốt rác y tế
Tập trung - Phân loại
Rác sinh hoạt Rác y tế Bịch nilon chuyên dùng Thùng chứa Lò đốt Tàn tro Bãi chơn lấp Thiết bị xử lý khí thải Nước thải nhiễm bẩn
Quạt gió
Ống khói Hệ thống xử lý
Các kiểu lò cơ bản:
- Lị quay (chuyển động quay): có cấu tạo hình trụ, nằm ngang. Chuyển động quay quanh trục của lò làm chất thải được đào trộn đều, nâng cao hiệu quả cháy. Lị được chế tạo với cơng suất lớn, chi phí đầu tư và vận hành rất cao.
- Lị tĩnh (khơng chuyển động): có cấu tạo đơn giản, hiệu quả cao. Cơng suất thiết kế của lị tĩnh thường là nhỏ hoặc trung bình. Có các loại lò: lò đốt thiết kế đơn giản, lò đốt 1 khoang, lò đốt 2 khoang.
So sánh một số đặc điểm các lò đốt:
Bảng 3. 26: Đặc điểm một số lò đốt
Đặc điểm Lò 1 khoang Lị 2 khoang Lị quay
Cơng suất (kg/ngày) 100 - 200 200 - 1000 500 - 3000
Nhiệt độ (0C) 300 - 400 800 - 1000 1200 - 1600
Bộ phận làm sạch khí Khó lắp đặt Lắp với lị lớn Có sẵn
Nhân lực Cần đào tạo Có chun mơn Trình độ cao
Chi phí Tương đối thấp Chi phí cao Khá đắt
Phương pháp thiêu đốt phụ thuộc hiệu quả sử dụng của từng loại lò:
- Lò quay: xử lý được tất cả chất thải nhiễm khuẩn, hóa học và dược học, chi
phí đầu tư, vận hành, bảo trì cao.
- Lị đốt thủ cơng đơn giản: giảm đáng kể trọng lượng và thể tích chất thải,
cih phí đầu tư và vận hành rất thấp, khơng tiêu hủy được nhiều hóa chất, dược chất, thải khói đen, bụi tro và khí độc ra mơi trường.
- Lò đốt 1 buồng: hiệu quả khử khuẩn cao, giảm đáng kể trọng lượng và thể
tích chất thải, cặn tro có thể chơn lấp, chi phí đầu tư, vận hành thấp, khơng cần nhân viên vận hành trình độ cao. Nhược điểm: thải ra một lượng đáng kể khí thải gây ơ nhiễm, phải lấy tro và bồ hóng định kỳ, khơng hiệu quả khí tiêu hủy chất thải hóa học và dược học.
độc tế bào.
- Lị đốt tầng sơi: lò đốt tĩnh chứa một lớp cát, thường có cơng suất nhỏ, vận
hành tốn nhiều năng lượng, thiết kế phức tạp, đắt tiền.
3.4.5. Giải pháp về kiểm sốt ơ nhiễm
- Tăng cường theo dõi lượng chất thải phát sinh hàng ngày và cập nhật vào sổ sách nhằm theo dõi lượng phát sinh và mức độ phân loại tại nguồn tại bệnh viện.
- Thực hiện kiểm soát việc phân loại tại nguồn đối với từng khoa trong bệnh viện bằng phương thức người quản lý lập kế hoạch theo dõi phân loại của từng khoa trong các khoảng thời gian hợp lý.
- Thực hiện báo cáo quản lý chất thải đặc biệt là chất thải nguy hại đối với cơ quan quản lý nhà nước như Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, báo cáo định kỳ về quản lý chất thải nguy hại đối với Sở Tài nguyên môi trường thành phố Hà Nội.
- Thực hiện giám sát đơn vị vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại để nắm rõ được phương thức xử lý chất thải của đơn vị hành nghề quản lý chất thải nguy hại theo khuyến khích tại thơng tư 12/2011/TT-BTNMT quy định về quản lý chất thải nguy hại.
KẾT LUẬN
1. Kết luận
1.1. Hiện trạng phát sinh
Kết quả so sánh cho thấy mức độ phát sinh chất thải nguy hại tại hai bệnh viện